Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

ĐHQG-HCM: 60% chỉ tiêu xét tuyển Đánh giá Năng lực

Đây là đề xuất của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM), áp dụng cho mùa tuyển sinh đại học 2019.

Đây là đề xuất của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM), áp dụng cho mùa tuyển sinh đại học 2019.

Tang chi tieu DGNL 2019

Thí sinh làm thủ tục trước giờ thi Đánh giá Năng lực của ĐHQG-HCM2018. Năm 2019, ĐHQG-HCM dự kiến dành đến 60% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi này. – Hình: NHƯ HÙNG

“Bản chất của kỳ thi THPT Quốc gia từ trước đến nay chủ yếu vẫn để xét tốt nghiệp. Thí sinh giỏi dù thi bất cứ hình thức nào cũng có kết quả tốt. Nếu đề thi tốt sẽ giúp phân hóa tốt hơn và ngược lại.

Nếu đề thi không tốt mà dùng toàn bộ kết quả kỳ thi đó để tuyển sinh có thể không ổn, nhưng với việc tuyển sinh theo nhiều phương thức sẽ khác.

Vì vậy, ĐHQG-HCM vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi THPTQG để xét tuyển cùng với các phương thức khác”, TS. Nguyễn Quốc Chính, giám đốc Trung tâm Khảo thí & đánh giá chất lượng, ĐHQG-HCM cho biết.

Theo đó, năm 2019, vẫn sẽ có bốn phương thức tuyển sinh: (1) xét tuyển theo kết quả thi THPTQG; (2) Ưu tiên Xét tuyển theo quy định ĐHQG-HCM; (3) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; (4) và xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá Năng lực.

Năm 2018, Trường ĐH Bách khoa áp dụng cả bốn phương thức nêu trên với mức chỉ tiêu cụ thể lần lượt như sau: (1) 72%; (2) 15%; (3) 3%; (4) 10%.

Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi cơ bản trong mùa tuyển sinh năm tới của ĐHQG-HCM là sẽ xem xét tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả thi Đánh giá Năng lực.

“Chúng tôi đang đề xuất tăng tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển của phương thức này lên 40-60% (so với 10-20%). Đồng thời có khả năng sẽ sử dụng các bằng cấp quốc tế, ví dụ như kết quả thi tú tài quốc tế và một số kết quả tuyển sinh chung của thế giới”, ông Chính cho biết thêm.

Theo thông tin từ Trường ĐH Bách khoa, năm 2019, nhà trường dự kiến tăng chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức Đánh giá Năng lực lên mức 25%, Ưu tiên Xét tuyển lên mức 25%, giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức thi THPTQG xuống còn 50%. Liên quan đến việc dùng bằng cấp quốc tế để xét tuyển, Trường ĐH Bách khoa cũng đã mạnh dạn triển khai từ 2018 với số lượng chủng loại bằng cấp khá đa dạng, và nhà trường sẽ tiếp tục áp dụng cho năm 2019. 

Một điểm mới đáng chú ý, theo ông Chính, là ĐHQG-HCM sẽ tổ chức kỳ thi Đánh giá Năng lực trước kỳ thi THPTQG, dự kiến diễn ra vào đầu 5/2019 tại các cụm thi TP.HCM, Cần Thơ, Quy Nhơn và dự kiến mở rộng thêm một số cụm thi tại các tỉnh Đông Nam Bộ.

Song song đó, ĐHQG-HCM sẽ sẵn sàng phối hợp với các trường ĐH khác có nhu cầu sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá Năng lực để tuyển sinh. Và sắp tới đây, ĐHQG-HCM sẽ mời các trường có quan tâm cùng trao đổi việc này cụ thể hơn.

Mới đây, giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định kỳ thi THPTQG 2019 không còn là kỳ thi “hai trong một” (với hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ), mà chủ yếu chỉ để xét tốt nghiệp. Đề thi sẽ điều chỉnh theo hướng tốt nghiệp phổ thông, bám sát vào yêu cầu của THPT.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng cho biết nếu các trường ĐH tin tưởng có thể dùng kết quả của kỳ thi THPTQG 2019 để tuyển sinh, hoặc kết hợp với những phương án khác. Các trường được tự chủ quyết định việc này.

Phát biểu bất ngờ của người đứng đầu ngành giáo dục khiến phụ huynh và học sinh lo lắng, hồi hộp “ngóng” xem các trường đại học có điều chỉnh cách thức tuyển sinh trong năm tới.

 

THI CA tổng hợp

Bài trước

Bài tiếp