Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Thi trắc nghiệm, xác suất tiêu cực là bao nhiêu?

Bộ GD&ĐT kỳ vọng rằng giải pháp cho mỗi thí sinh trong cùng phòng thi một đề thi riêng với các câu hỏi hoàn toàn khác nhau sẽ hạn chế tối đa hiện tượng gian lận.

Bộ GD&ĐT kỳ vọng rằng giải pháp cho mỗi thí sinh trong cùng phòng thi một đề thi riêng với các câu hỏi hoàn toàn khác nhau sẽ hạn chế tối đa hiện tượng gian lận.

 

Sai Cong HongÔng Sái Công Hồng (ảnh phải), giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi đã 2 năm tổ chức thi đánh giá năng lực bằng thi trắc nghiệm, chia sẻ trước băn khoăn thì trắc nghiệm có nhiều tiêu cực.

* Nhiều người băn khoăn, với đề thi trắc nghiệm, đáp án chỉ cần tích vào phiếu trả lời nên rất dễ giúp học sinh gian lận. Thậm chí có người còn khẳng định trong phòng thi chỉ cần một học sinh giỏi là cả phòng được “nhờ”. Ông nghĩ sao?

– Có thể nói hiện tượng gian lận trong trong tổ chức thi thì dù thi bằng hình thức thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan vẫn có thể xảy ra ở các phòng thi. Tuy nhiên, đúng là nếu thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn bằng một đề thi giống nhau thì điều băn khoăn của nhiều người hoàn toàn có lý, vì dù có coi nghiêm túc đến mấy chỉ cần các thí sinh cố tình cho nhau biết đáp án của các câu hỏi thi thì hiện tượng trong phòng thi chỉ cần một học sinh giỏi làm được là cả phòng được “nhờ” cũng có thể sẽ xảy ra.

* Trong thi trắc nghiệm, theo ông, xác suất tiêu cực là bao nhiêu?

– Đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, việc đánh giá năng lực thí sinh và cách cho điểm hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. Nếu thực hiện đúng theo đúng các đặc điểm này, đồng thời quy trình tổ chức thi nghiêm túc, thì theo lý thuyết sẽ không thể có tiêu cực xảy ra.

Xac suat tieu cuc thi trac nghiem

Thí sinh tại kỳ thi THPT Quốc gia 2016. – Ảnh: Zing

* Ông nhận định ra sao về hiện tượng thí sinh đạt điểm 0 môn Toán (tự luận) nhưng lại được 10 môn Vật lý (thi trắc nghiệm) trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 vừa qua ở Nghệ An? Cách chống gian lận trong thi trắc nghiệm sẽ được triển khai thế nào trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017?

– Theo nhận định của cá nhân tôi, có thể đã có hiện tượng gian lận trong thi trắc nghiệm môn Vật lý ở phòng thi đó và thí sinh đó đã chép được đáp án của một thí sinh khác cùng mã đề thi có kết quả đúng tuyệt đối. Vì sao lại có hiện tượng này? Năm 2016, mỗi môn thi trắc nghiệm chỉ có 01 đề thi, chỉ trộn lên thành 6 mã đề khác nhau mà thôi.

Các nhà tổ chức thi có rất nhiều các giải pháp để hạn chế các gian lận này như xóa trộn vị trí các câu hỏi thi trong đề thi; xóa trộn vị trí các các phương án trả lời của câu hỏi thi; cho mỗi thí sinh một đề thi hoàn toàn khác nhau; thậm chí người ta có thể cho các thí sinh thi các bài thi của các môn thi khác nhau trong cùng một phòng thi; tổ chức thi trên máy tính, các câu hỏi của các thí sinh xuất hiện ngẫu nhiên trong mỗi bài thi…

Phương án thi năm 2017 của Bộ GD&ĐT công bố cuối tháng 9/2016 đã chọn giải pháp chống gian lận bằng cách cho mỗi thí sinh trong cùng phòng thi một đề thi riêng với các câu hỏi hoàn toàn khác nhau.

Tôi cho rằng đây là giải pháp hợp lý nhất trong việc tổ chức các bài thi trắc nghiệm khách quan trên diện rộng và đặc biệt là thi trên giấy. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ phải đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn để phục vụ cho giải pháp này.

Với kinh nghiệm triển khai việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội mấy năm qua, tôi tin tưởng Bộ GD&ĐT hoàn toàn có thể xây dựng được ngân hàng câu hỏi phong phú và chuẩn hóa để hạn chế tối đa gian lận trong kỳ thi thi THPT Quốc gia 2017.

Ông Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Khảo thí (Bộ GD&ĐT) cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ có hàng rào kỹ thuật đảm bảo sự công bằng, khách quan cho thí sinh. Mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng, đảm bảo tới 80% câu hỏi khác nhau. Về ngân hàng đề, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sẽ lấy một phần từ ngân hàng đề của ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi đã có nhiều năm tiến hành thi tuyển theo phương thức trắc nghiệm. Ngoài ra, Bộ sẽ thành lập đội ngũ chuyên gia làm đề bổ sung đảm bảo có ngân hàng để đủ lớn phục vụ kỳ thi.

PGS. Nguyễn Phương Nga, giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cũng khẳng định, làm đề trắc nghiệm hiện đã ứng dụng khoa học đo lường giáo dục hiện đại nên sẽ có đảm bảo 100% về sự tương đồng, độ khó-dễ giữa các đề trắc nghiệm với nhau. Trên thế giới, nhiều nước đã ứng dụng công nghệ này để làm đề trắc nghiệm. Kể cả các trung tâm Anh ngữ lớn cũng ứng dụng công nghệ làm đề để chuẩn hóa các bộ đề. Công nghệ này dùng công cụ Toán học để có sự phân tích, đánh giá, thống kê.

Theo bà Nga, trước hết, Bộ sẽ xây dựng ma trận đề thi chung, sau đó sẽ có ma trận đề thi của từng môn riêng. Lực lượng làm đề cũng được tuyển chọn kỹ càng và chia làm hai thành phần gồm nhóm ra các câu hỏi, đưa câu hỏi đi thử nghiệm và nhóm phân tích đề. Nhóm ra câu hỏi sẽ gồm những giáo viên, giảng viên có trình độ, chuyên môn, nhóm phân tích, phân loại đề gồm những người được đào tạo bài bản về khoa học đo lường giáo dục.

Bà Nga cho rằng, điều quan trọng là sau khi hoàn thiện đề phải có sự thử nghiệm trên học sinh lớp 12 và sinh viên. Phương pháp này nhằm đánh giá được độ khó dễ cũng như khả năng làm bài của học sinh. Tuy nhiên, việc thử nghiệm này phải được tiến hành bí mật.

 

NGHIÊM HUÊ, NGUYỄN HÀ (Tiền Phong)

 

Bài trước

Bài tiếp