Chuẩn ABET gia tăng cơ hội việc làm cho SV Bách Khoa

ABET 01Nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài nêu rõ ưu tiên tuyển dụng người làm tốt nghiệp từ các chương trình đã được kiểm định bởi ABET.

Nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài nêu rõ ưu tiên tuyển dụng người làm tốt nghiệp từ các chương trình đã được kiểm định bởi ABET.

ABET 01

 Giây phút quan trọng nhất buổi lễ: công bố kết quả đạt chuẩn kiểm định ABET cao nhất.

Hôm 4/11, tại Hội trường A4 Đại học (ĐH) Bách Khoa TP.HCM đã long trọng diễn ra lễ công bố kết quả kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn ABET của hai ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Máy tính.

Buổi này có sự góp mặt của Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – PGS. TS. Bùi Anh Tuấn, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM – PGS. TS. Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM – PGS. TS. Vũ Đình Thành, Trưởng Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính (KH&KTMT) – PGS. TS. Thoại Nam, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM – Bà Rena Bitter, cùng các vị lãnh đạo và đại diện cấp cao đến từ các trường ĐH,  doanh nghiệp, cơ quan ban ngành, báo đài và đông đảo sinh viên (SV) ĐH Bách Khoa TP.HCM.

>> ABET – chiếc cúp vàng của các trường ĐH uy tín thế giới

ABET 04

 (Từ trái qua): Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM – PGS. TS. Phan Thanh Bình, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM – Bà Rena Bitter, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM – TS. Vũ Thế Dũng và PGS. TS. Mai Thanh Phong.

Theo đó, ĐH Bách Khoa TP.HCM là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn này. Trong khu vực Đông Nam Á cũng chỉ có vài trường ĐH có chương trình đạt chuẩn này. Đây là một kết quả xứng đáng cho một quá trình dài đổi mới để hướng đến chất lượng đào tạo mang tầm quốc tế của ĐHBK.

Trước đó, vào tháng 8/2014, ABET đã chính thức công nhận hai chương trình KHMT và KTMT đạt chuẩn kiểm định cao nhất. Để gặt hái được thành quả này, Khoa KH&KTMT phải mất hơn bốn năm chuẩn bị, cải tổ, gởi giảng viên sang Mỹ tập huấn kiến thức ABET.

Các tiêu chí kiểm định chung của ABET gồm:

1. SV (Students)

2. Mục tiêu giáo dục của chương trình (Program Educational Objects)

3. Chuẩn đầu ra của SV (Student Outcomes)

4. Cải tiến liên tục (Continuous Improvement)

5. Chương trình (Curriculum)

6. Giảng viên (Faculty)

7. Cơ sở vật chất (Facilities)

8. Sự hỗ trợ (Support)

9. Các tiêu chí của chương trình (Program Criteria)

Điểm nổi bật trong các tiêu chuẩn chung của ABET là Chuẩn đầu ra của SV với ít nhất 11 yêu cầu cụ thể về việc thể hiện các kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đạt được khi tốt nghiệp. Tiêu chuẩn này cho thấy, ABET đánh giá sự thành công của một chương trình đào tạo là dựa trên kết quả đạt được của người học chứ không tập trung vào những gì mà các giảng viên thực hiện trên lớp.

>> KỸ THUẬT MÁY TÍNH: THÀNH SỰ TẠI… NHÂN

ABET 02

Lợi ích lớn nhất từ việc chương trình đào tạo của ĐH Bách Khoa TP.HCM đạt chuẩn ABET là thuộc về người học. 

Một tiêu chuẩn quan trọng khác là Liên tục phát triển. Tiêu chuẩn này đòi hỏi một chương trình đào tạo cần phải có một hệ thống đánh giá chất lượng người học để từ đó liên tục cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đạt được. Các chương trình đạt kiểm định của ABET phải thường xuyên nhận phản hồi từ các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, cựu Sv… để luôn luôn cải thiện chất lượng của người học.

Theo học một chương trình đạt kiểm định của tổ chức ABET, người học sẽ được thụ hưởng một chương trình đào tạo có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp, xác lập bởi các tổ chức chuyên nghiệp.

Song song đó, SV tốt nghiệp từ chương trình đạt chuẩn ABET cũng có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn. Nhiều công ty còn nêu rõ ưu tiên tuyển dụng người làm tốt nghiệp từ các chương trình đã được kiểm định bởi ABET. SV còn nhận được những ưu đãi khi làm viêc cho các công ty của Mỹ, hoặc khi thi các chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức của Mỹ.

Mong rằng trong tương lai không xa, nhiều chương trình đào tạo khác của các trường ĐH Việt nam cũng sẽ đạt chuẩn ABET. 

ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ. Đây là một tổ chức kiểm định có uy tín trong cộng đồng quốc tế, được công nhận bởi Ủy ban Kiểm định ĐH (Council for Higher Education Accreditation – CHEA), gồm Ủy ban Kiểm định Kỹ thuật (Engineering Accreditation Commission – EAC), Ủy ban Kiểm định Công nghệ (Technology Accreditation Commission – TAC), Ủy ban Kiểm định Điện toán (Computing Accreditation Commission – CAC), và Ủy ban Kiểm định Khoa học Ứng dụng (Applied Science Accreditation Commission – ASAC).

Một số hình ảnh khác tại buổi lễ do ống kính OISP ghi nhận:

ABET 05

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – PGS. TS. Bùi Anh Tuấn.

ABET 06

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM – PGS. TS. Vũ Đình Thành (phải) nhận hoa từ Bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter.

ABET 03

Phần phát biểu của Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM – PGS. TS. Vũ Đình Thành.

Bài, ảnh: THI CA

Bài trước

Bài tiếp