Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Ngất ngưởng học phí đại học | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Ngất ngưởng học phí đại học

TT – Cứ đến hẹn lại lên, học phí các trường ĐH, CĐ lại tăng cao sau mỗi năm học. Không chỉ trường ngoài công lập, nhiều trường công lập cũng có mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

TT – Cứ đến hẹn lại lên, học phí các trường ĐH, CĐ lại tăng cao sau mỗi năm học. Không chỉ trường ngoài công lập, nhiều trường công lập cũng có mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

Năm 2010, học phí các trường ĐH có khoảng cách rất lớn, từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó không chỉ trường ngoài công lập, một vài trường công lập cũng đưa ra mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

>> Năm học mới, học phí lại mới!

Theo thống kê, trong năm học 2010-2011, học phí các trường ĐH ngoài công lập dao động từ 6 đến trên 100 triệu đồng/năm. Tiêu biểu là Trường ĐH quốc tế Sài Gòn thu 105 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Anh và 42,5 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Việt. Trường ĐH quốc tế RMIT thu khoảng 150 triệu đồng/năm.

Thiếu thông tin

Chiều 26-3, thí sinh N.H.T. (Bình Dương) đến nộp hồ sơ tại Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam. T. dự tính nộp ba hồ sơ vào Khoa kinh tế – luật, Khoa y (ĐHQG TP.HCM) và Trường ĐH Y dược TP.HCM. T. cho biết năm nay khoa y tuyển sinh khóa đầu tiên, điểm chuẩn có thể sẽ thấp hơn Trường ĐH Y dược TP.HCM nên nộp cả hai để khi thi chọn một trong hai.

Khi hỏi về mức học phí của Khoa y, T. ngỡ ngàng cho biết hoàn toàn không có thông tin về mức học phí bởi trên mạng chưa có thông tin này. T. cất hồ sơ ĐKDT Khoa y vào giỏ, nói: “Học phí thế này thì gia đình em không kham nổi rồi”.

Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập khác cũng có mức học phí khá cao. Trong đó Trường ĐH Kinh tế – tài chính TP.HCM sẽ thu đến 55 triệu đồng/năm (thông tin về mức học phí 14 triệu đồng/năm của trường này trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2010 là không chính xác).

Trường ĐH FPT có mức học phí gần 50 triệu đồng/năm. Thấp hơn chút ít là học phí Trường ĐH Hoa Sen với 19 triệu đồng/năm. Nhiều trường ĐH ngoài công lập khác tuy mức học phí chung dưới 10 triệu đồng/năm nhưng có một số ngành thu từ 11-15 triệu đồng/năm. So với năm 2009, học phí hầu hết các trường ngoài công lập đều tăng.

Ở khối trường công lập, các trường sẽ thu theo khung học phí chung. Tuy nhiên, một số trường có quy định mức thu riêng. Trong đó Khoa y (ĐHQG TP.HCM) năm đầu tuyển sinh nhưng có mức học phí khá cao, dự kiến 40-50 triệu đồng/năm.

Bác sĩ Quách Hữu Lộc – phụ trách đào tạo của khoa – cho biết hiện nay mức học phí vẫn đang xây dựng nên chưa công bố chính thức nhưng dự kiến sẽ nằm ở mức trên.

Theo ông Lộc, sở dĩ học phí cao là do khoa được xây dựng theo mô hình như Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM), đào tạo theo chương trình tiên tiến của nước ngoài (không giống bất kỳ chương trình đào tạo y khoa nào trong nước) – sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình tích hợp. Bên cạnh đó, khoảng 30% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh.

Những trường ĐH bán công trước đây đã được chuyển sang công lập (tự chủ tài chính) có mức học phí dao động 4-7 triệu đồng/năm. Học phí bậc ĐH Trường ĐH Tài chính – marketing 5,5 triệu đồng/năm (CĐ 5 triệu đồng). Trường ĐH Mở TP.HCM học phí khoảng 4 triệu đồng/năm. Học phí Trường ĐH Tôn Đức Thắng dao động 4,4-7 triệu đồng/năm tùy ngành học.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng Trịnh Minh Huyền cho biết trong các chuyến trường đi tư vấn cho học sinh đều công bố mức học phí của trường. Mức học phí này giữ nguyên toàn khóa học chứ không tăng trong suốt bốn năm. Nếu có tăng thì sẽ tăng ở khóa sau vì trường tự chủ tài chính nên học phí trên được trường chi cho chi phí đào tạo, Nhà nước chỉ hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản.

“Sở dĩ trường không công bố trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ là do Bộ GD-ĐT chỉ yêu cầu các trường ngoài công lập công bố mức học phí chứ không yêu cầu các trường công lập” – bà Huyền nói thêm.

Ảnh: Như Hùng

Tại điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT của Sở GD-ĐT TP.HCM (32C Trương Định, Q.3), một phụ huynh tóc đã điểm bạc cẩn trọng làm thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT cho con. Bà cho biết mình tên Quê, ngoài 60 tuổi, nhà ở Q.11. Sau khi cùng con làm xong năm bộ hồ sơ, bà gói ghém trong hai lớp nilông cẩn thận đạp xe đem đến nhờ nhân viên kiểm tra “có trật chỗ nào không” rồi mới quay về phường đóng dấu…

Bà và con gái là thí sinh Trần Mỹ Linh “thống nhất” tất cả hồ sơ ĐKDT đều nộp vào các trường ĐH, CĐ, TCCN nhóm ngành y dược.

H.BÌNH

MINH GIẢNG

Học phí năm học 2010-2011 các trường đại học ngoài công lập
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Trường

Bậc ÐH

Bậc CÐ

Trường ÐH Bà Rịa – Vũng Tàu

6

5

Trường ÐH Bình Dương

7,8 (nếu có thay đổi, dao động từ 7,02-8,58)

5,6 (hoặc 5,04-6,16)

Trường ÐHDL Cửu Long

(Vĩnh Long)

4,8 – 6,2

4,2 – 4,8

Trường ÐH Công nghệ

Sài Gòn

8 -10,2

6,8 – 8,9

Trường ÐHDL Duy Tân

(Ðà Nẵng)

8-10

7,2

Trường ÐH Hồng Bàng

7,98 -13,98

Trường ÐH Ðông Á (Ðà Nẵng)

6-7

4,8-5,7

Trường ÐH Hùng Vương TP.HCM

135.000 đồng/tín chỉ

(bình quân khoảng 8 triệu đồng)

Trường ÐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM

8 -11,1

Trường ÐH Lạc Hồng

(Ðồng Nai)

7

Trường ÐH Ngoại ngữ – tin học TP.HCM

11,3 -11,5

Trường ÐHDL Phú Xuân (Huế)

5,2

Trường ÐH Văn Hiến

6,6 -7,4

6,4 – 6,8

Trường ÐHDL Văn Lang

8 -12

Trường ÐH Yersin Ðà Lạt

6,5 -7

5,5

Trường ÐH Kinh tế
công nghiệp Long An

9 -11

7,2-9

Trường ÐH Kinh tế tài chính TP.HCM

Bình quân 55

Trường ÐH Hoa Sen

19

16,5

Trường ÐH Kiến trúc Ðà Nẵng

6,4 – 8,4

5,8

Trường ÐH Phan Châu Trinh

6

Trường ÐH Phan Thiết

6,6 – 7,15

5,39-5,72

Trường ÐH quốc tế RMIT

Việt Nam

150

Trường ÐH Quang Trung

6

5,5

Trường ÐH Tây Ðô (Cần Thơ)

6-7

5-5,5

Trường ÐH Công nghệ

thông tin Gia Ðịnh

7,5

6,5

Trường ÐH quốc tế Sài Gòn

Giảng dạy bằng tiếng Việt: 37- 42,55

Giảng dạy bằng tiếng Anh: 96,2-105,45

Trường ÐH Võ Trường Toản

6,5-7,5

5-6,5

Trường ÐH Thái Bình Dương

7-8

5,5-6

Trường ÐH Chu Văn An

11,8-13

9,8-10,4

Trường ÐH Công nghệ Ðông Á

6-8

Trường ÐH Công nghệ

Vạn Xuân

6

4

Trường ÐH Công nghệ và
quản lý Hữu Nghị

11

Trường ÐHDL Ðông Ðô

6 – 6,2

Trường ÐHDL Hải Phòng

Dự kiến: 7,9

Trường ÐHDL Lương Thế Vinh

5,5

5

Trường ÐHDL Phương Ðông

6,05-7,37. Các năm sau mỗi năm sẽ tăng khoảng 10%

Trường ÐH Ðại Nam

9,8

8

Trường ÐH FPT

40,65

Trường ÐH Hà Hoa Tiên

5

4

Trường ÐH Hòa Bình

Khoảng 7

5,5

Trường ÐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

7

Trường ÐH Nguyễn Trãi

Dự kiến 15

Trường ÐH quốc tế Bắc Hà

18- 20

9-10

Trường ÐH Thăng Long

14-15

Trường ÐH Thành Ðô

5,5

4,5

Trường ÐH Thành Tây

7

email

 

Bài trước

Bài tiếp