Thư từ Adelaide: Chúng tôi sắp trở thành kĩ sư dầu khí rồi!!!

thumb 1Trải qua 2 năm ở Đại học Bách khoa, sau đó chuyển tiếp sang Adelaide (Úc) thêm 2 năm nữa để tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu thế giới, giờ đây chúng tôi – những sinh viên ngành Dầu khí OISP khóa K8 và K9 – đã trưởng thành, sẵn sàng cho công việc mới là những kĩ sư thực thụ. Nhưng khi nhìn lại chặng đường chông gai đã vượt qua, có bao nhiêu điều mà chúng tôi phải suy nghĩ.

Trải qua 2 năm ở Đại học Bách khoa, sau đó chuyển tiếp sang Adelaide (Úc) thêm 2 năm nữa để tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu thế giới, giờ đây chúng tôi – những sinh viên ngành Dầu khí OISP khóa K8 và K9 – đã trưởng thành, sẵn sàng cho công việc mới là những kĩ sư thực thụ. Nhưng khi nhìn lại chặng đường chông gai đã vượt qua, có bao nhiêu điều mà chúng tôi phải suy nghĩ.

1

Các sinh viên khóa K8 và K9 ngành Dầu khí của OISP tại Adelaide (Úc)

Đối với chúng tôi, được chuyển tiếp sang nước Úc, học với người Úc, lấy bằng Cử nhân tại Úc đó là một điều đáng hãnh diện và tự hào. Nghiêm túc mà nói lúc còn đang học ở Đại học bách khoa, chúng tôi luôn mong muốn trong đầu là mình sẽ sớm được bay sang đó. Đó là tâm lý chung của tất cả các học sinh chuyển tiếp thôi. Học ở Bách Khoa, chúng tôi có phần hơi… mong muốn cho 2 năm này trôi qua nhanh một chút. Chẳng ai muốn mang trong mình cái tên “Du học sinh” mà lại không được đi nước ngoài cả

Nhưng sang đến “dream country” rồi, chúng tôi mới nhận ra, quãng thời gian chúng tôi học tập và rèn luyện ở Đại học Bách khoa đó là một “bước dậm nhảy” không thể thiếu trước khi nhảy cao, nhảy xa ở Đại học Adelaide. Vì sao ư? Có quá nhiều thứ níu chân chúng tôi lại. Các bạn cứ hình dung bao nhiêu khó khăn đeo bám trong những ngày đầu, mất rất nhiều thời gian để chúng tôi ổn định và vượt qua shock.

Nhưng sau khi lấy lại thăng bằng và nhịp điệu, chúng tôi chợt cảm thấy quý khoảng thời gian 2 năm ở Việt Nam. Thật không dễ để sống trong một môi trường mà xung quanh toàn tiếng Anh và tiếng Anh mà lại không có một người thân nào bên cạnh. Nhưng chúng tôi quen rồi. Hồi ở Việt Nam chúng tôi học toàn bằng tiếng Anh, lên lớp là nói tiếng Anh, gặp giảng viên Việt Nam ngoài bãi xe cũng nói tiếng Anh nốt. Rồi những kĩ năng mềm cũng là những trợ thủ đắc lực để chúng tôi “vượt qua hiểm nguy”. Điều ngạc nhiên là những kĩ năng đó lại được học ở những lớp Pre mà chúng tôi bị từng “ép” phải học mới lạ chứ.

2

Các bạn sinh viên tham gia các trò chơi ở Adelaide

Thời gian học ở Adelaide, chúng tôi gặp được kha khá các đồng hương người Việt. Nhiều người trong số họ không thích chương trình 2+2 của chúng tôi vì họ cho rằng 2 năm ở Việt Nam chỉ học những môn “ngoài đường biên”. Không hề đâu nhé, đúng là 2 năm đầu rất chú trọng những môn Đại cương, song ở Bách Khoa, dù nói thường xuyên tiếng Anh, các giảng viên vẫn có lúc TA lại cho chúng tôi bằng Tiếng Việt đấy. Bởi vậy chúng tôi nắm kiến thức rất vững. Học về hồ chứa, tài nguyên, vật liệu dự trữ mà không giỏi Vật lý, Hóa học thì làm sao mà được.

Thế đây, cho đến giờ phút này, đến khi sắp nhận tấm bằng Cử nhân của Adelaide rồi, chúng tôi vẫn luôn nhớ về Đại học Bách khoa – Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) như một ngôi nhà, nơi nung nấu ước mơ cho chúng tôi và biến ước mơ đó thành hiện thực như ngày hôm nay.

Mà các bạn khóa sau ơi, để đáp ứng với được với những điều kiện chuyển tiếp, các bạn phải trang bị cho mình những kĩ năng mềm thật tốt, trau dồi khả năng Anh văn thật nhuần nhuyễn và học thật chăm để đạt được điểm GPA thật cao nhé.

Và chúng tôi chắc chắn rằng OISP sẽ chắp cánh cho ước mơ của bạn bay xa.

 

 Nhân Lê

Bài trước

Bài tiếp