Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Tuyển sinh 2016: vẫn giữ 2 cụm thi THPT Quốc gia

Đó là ý kiến của phần đông các trường ĐH tham gia hội nghị trực tuyến về việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016 do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức sáng 15/12/2015.

Đó là ý kiến của phần đông các trường ĐH tham gia hội nghị trực tuyến về việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016 do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ (GD&ĐT) chức sáng 15/12/2015.

THPT Quoc gia 2016 hai cum thi

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đã giải quyết khá tốt cả hai mục tiêu: dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và đồng thời để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. – Ảnh: Mực Tím

Tại hội nghị, các trường cho rằng kỳ thi THPT Quốc gia 2015 được tổ chức thành công, kết quả khách quan và tin cậy. Các trường đề nghị bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến, đề xuất thay đổi về việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Nhiều ý kiến đề xuất mỗi địa phương tổ chức một cụm thi do trường ĐH chủ trì, bỏ cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT chủ trì.

Đối với ngày thi, đa số đại biểu cho rằng nên tổ chức trong bốn ngày như năm 2015 trong khi một số khác đề nghị rút xuống trong ba ngày, thậm chí chỉ có hai ngày. Đối với đề thi, có ý kiến cho rằng cần bỏ phần thi tự luận trong môn ngoại ngữ.

Một nội dung khác cũng có nhiều ký kiến đó là điểm ưu tiên. Nhiều đại biểu cho rằng mức phân loại trong đề thi THPT Quốc gia 2015 không cao, trong khi thí sinh có điểm ưu tiên cao nhất lên đến 3,5 điểm, là quá thiệt thòi cho thí sinh không có ưu tiên. Tuy nhiên cũng có ý kiến không thay đổi, ảnh hưởng đến thí sinh diện chính sách, vùng sâu vùng xa.

Có nhiều ý kiến đề xuất giảm điểm ưu tiên nên bộ sẽ nghiên cứu thêm.

Kết thúc hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng kỳ thi THPT Quốc gia 2016 vẫn duy trì hai loại cụm thi là cụm liên tỉnh (do trường ĐH chủ trì) và cụm địa phương do Sở GD&ĐT chủ trì.

Các cụm thi liên tỉnh sẽ linh hoạt cho thí sinh vùng giáp ranh chọn cụm thi thuận tiện cho việc đi lại. Tổ chức thi vào ngày nào sẽ còn lấy ý kiến thêm.

Việc xét tuyển ĐH, thí sinh có thể nộp hồ sơ tại trường THPT hoặc các điểm do Sở GD&ĐT qui định.

PHÂN CÁCH ĐỀ THI GIÚP PHÂN TẦNG ĐH

Ngoại trừ môn ngoại ngữ có phổ điểm khá thấp, các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 có phổ điểm “đẹp” (xem biểu đồ). Với kết quả thi này, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đã xuống thấp nhất trong 5 năm gần đây (91,58%) nhưng không gây sốc cho xã hội.

► Phổ điểm các môn thi THPT Quốc gia 2015

Tuy nhiên, một số ngành thu hút thí sinh ở những trường thuộc tốp trên có điểm trúng tuyển rất cao (ngành Y Đa khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM 28 điểm).

Việc điểm chuẩn trúng tuyển của một số ngành, một số trường tăng rất cao so với những năm tuyển sinh trước còn do nhiều yếu tố khác nhau; nhưng ở khía cạnh xét tuyển vào các trường ĐH, cần tiếp tục tăng độ phân cách hơn nữa ở phân khúc điểm cao.

Có thể xem là phiến diện nhưng chất lượng của thí sinh đầu vào (thông qua điểm chuẩn trúng tuyển vào trường) cũng góp một phần trong việc phân tầng các trường.

Theo thống kê số liệu của kỳ thi THPT Quốc gia 2015, đã có 86 trường ĐH, CĐ xét tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Trong đó, 14 trường có điểm chuẩn bình quân của tổng điểm ba môn xét tuyển từ 24 trở lên (năm 2014 chưa đến 50 trường xét tuyển đủ chỉ tiêu từ đợt đầu tiên).

Trong khi đó, hầu hết các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và nhiều trường ĐH, CĐ ở địa phương có điểm chuẩn trúng tuyển chỉ xấp xỉ mức điểm ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.

Chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của từng trường ĐH. Nhưng rõ ràng, với các mức điểm chuẩn trúng tuyển cách biệt nhau quá lớn đã tạo áp lực cho các trường có điểm chuẩn trúng tuyển thấp cần phải cải thiện danh tiếng của nhà trường thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu nhà trường nhằm thu hút được học sinh giỏi – tiền đề cho quá trình đào tạo chất lượng sau này.

MINH GIẢNG (Tuổi Trẻ), TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA (Người Lao Động)

Bài trước

Bài tiếp