Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

SV BK-OISP tham quan Viện Dầu khí VN

Được trải nghiệm thực tế trước khi vào học chính thức là điều vô cùng thú vị và bổ ích đối với tân SV K2018 ngành Kỹ thuật Dầu khí – chương trình Chất lượng cao, Liên kết Quốc tế tụi mình.

Được trải nghiệm thực tế trước khi vào học chính thức là điều vô cùng thú vị và bổ ích đối với tân SV K2018 ngành Kỹ thuật Dầu khí – chương trình Chất lượng cao, Liên kết Quốc tế tụi mình.

Đoàn sinh viên Bách Khoa được đại diện VPI đón tiếp rất nồng hậu.

Đây là hoạt động thường niên của Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) nhằm giúp các tân sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học mình đã lựa chọn cũng như có mục tiêu học tập rõ ràng trong bốn năm học sắp tới.

Điểm đến của tụi mình hôm 21/8/2018 là Trung tâm Phân tích thí nghiệm – Viện Dầu khí VN (VPI Labs), tọa lạc Khu Công nghệ cao Q.9, TP.HCM. Đoàn được anh Đặng Tuấn Nhật – đại diện VPI Labs, giới thiệu về các hoạt động chủ lực của trung tâm như:

  • Phân tích cổ sinh địa tầng: nghiên cứu địa tầng đất đá thông qua phân tích mẫu hóa thạch

  • Phân tích địa hóa: nghiên cứu đá sinh và chất lưu thông qua đo đạc tổng lượng carbon hữu cơ (TOC) và nhiệt phân Rock-Eval, phản xạ vitrinite, sắc ký lỏng, sắc ký khí, sắc ký khí khối phổ, sắc ký khí nhiệt phân; phân tích nước vỉa; nghiên cứu mô hình địa hóa bể trầm tích

  • Phân tích thạch học: nghiên cứu thạch học và trầm tích dựa vào các phương pháp như mô tả chi tiết lát mỏng thạch học, nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử quét, các phương pháp đo độ hạt; mô tả chi tiết trầm tích của mẫu lõi như thành phần thạch học, xi măng, dấu vết sinh vật, cấu trúc trầm tích; cung cấp các dịch vụ phân tích thạch học ngoài giàn, hướng dẫn thực địa và nghiên cứu bể trầm tích

  • Phân tích mẫu lõi: xác định các đặc tính và chất lượng của vỉa chứa; nghiên cứu về hoàn thiện giếng, mức độ hư hại vỉa trong khoan và khai thác; nghiên cứu đá chắn, đá chứa phi truyền thống

  • Phân tích chất lưu vỉa: phân tích PVT nhằm nghiên cứu mô hình ứng xử pha của chất lưu vỉa; nghiên cứu về thâu gom và phân chia sản phẩm dầu khí; nghiên cứu gia tăng thu hồi dầu (EOR); nghiên cứ sa lắng asphantene và quá trình kết tinh WAX đối với các mẫu dầu có áp suất

  • Phân tích dầu thô và sản phẩm khí: lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng dầu thô và các sản phẩm dầu khí dạng lỏng và rắn; đánh giá hóa phẩm dùng trong khai thác dầu khí; phân tích dầu thô phục vụ nghiên cứu đảm bảo dòng chảy trong vận chuyển dầu thô; cung cấp nhân lực phòng thí nghiệm làm việc tại giàn khoan, giàn khai thác, tàu FPSO; tư vấn, xây dựng phòng thí nghiệm phân tích dầu thô và sản phẩm dầu khí; cung cấp dịch vụ giám định chất lượng, khối lượng dầu thô, khí thiên nhiên và các sản phẩm từ khí thiên nhiên

Là người có chín năm làm việc trong ngành dầu khí, anh Nhật khẳng định ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) đóng góp tới 50% vào sự thành công nghề nghiệp. (Về khoản Tiếng Anh thì sinh viên OISP khỏi lo nhé, vì chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, đảm bảo các kỹ sư tương lai sẽ “bắn” tiếng Anh như gió, nhưng khi gặp từ khó ta sẽ… “bắn” tiếng Việt :)).)

Dau khi Fieldtrip Dau khi 2018 LE HOANG VU 01

Anh Đặng Tuấn Nhật (áo xanh, ngồi cạnh phải màn chiếu) chia sẻ với các tân sinh viên những kinh nghiệm đã tích góp được sau chín năm hoạt động trong ngành dầu khí.

Tụi mình thích thú với phần trình bày rất chi tiết và không kém phần hài hước của anh Nhật.

Quan sát quy trình phân tích mẫu địa chất.

Chăm chú lắng nghe chuyên viên Phòng Thí nghiệm Thạch học giới thiệu về các mẫu đá.

Tò mò với chiếc kính hiển vi chuyên dụng cho quan sát cấu tạo mẫu hóa thạch.

Bài: NGUYỄN HỮU TRUNG NHÂN – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG VŨ

Bài trước

Bài tiếp