Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Mê Điện – Điện tử từ Iron Man

Iron-Man-Duy-OISP-resized-aƯớc mơ to lớn đôi khi đến từ những điều giản dị. Nếu ngày đó, không vì hâm mộ gã kỹ sư tài năng, lập dị mang bí danh Người Sắt, có lẽ giờ này, Phạm Hoàng Duy (1991) – người vừa tốt nghiệp ĐH Catholic (Mỹ) chuyên ngành Điện – Điện tử, đã trở thành ông chủ cửa hàng chuyên doanh phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng.

Ước mơ to lớn đôi khi đến từ những điều giản dị. Nếu ngày đó, không vì hâm mộ gã kỹ sư tài năng, lập dị mang bí danh Người Sắt, có lẽ giờ này, Phạm Hoàng Duy (1991) – người vừa tốt nghiệp ĐH Catholic (Mỹ) chuyên ngành Điện – Điện tử, đã trở thành ông chủ cửa hàng chuyên doanh phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng.

Cho đến khi đứng trên bục danh dự của ĐH Catholic (the Catholic University of America – CUA) nhận tấm bằng chính thức công nhận mình đã là một kỹ sư điện – điện tử thực thụ hôm 18/5/2014, tôi mới tin ước mơ ấy đã trở thành hiện thực. Thời khắc đó, trong tôi lóe lên niềm tự hào khôn tả vì là sinh viên Việt Nam duy nhất trong khóa này và tốt nghiệp với tấm bằng hạng khá.

Pham-Hoang-Duy OISP Dien-Dien-tu-03

Tôi (phải) và thằng bạn thân trong ngày lễ tốt nghiệp.

Sau buổi tốt nghiệp, tôi và đám bạn cùng khóa đã “quẫy” một trận thiệt đã để mừng thoát “kiếp sinh viên”, từ mai sẽ không phải dậy sớm đi học nữa, he he (bọn tôi thường hay nói đùa với nhau như thế) Laughing.

Thật ra, tận đến năm lớp 11, tôi vẫn chưa định hình được hướng đi sắp tới mình, chỉ học cho qua ngày, không một dự định, mơ ước. Đời lắm lúc đâu có ngờ, chỉ sau khi xem xong bộ phim Iron Man (2008), mọi thứ trong tôi đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc. Tôi chợt nhận ra, tương lai mình là đây: chế tạo một căn nhà thông minh với đầy đủ “đồ chơi” công nghệ phục vụ con người.

Có thể nói, hình ảnh ngôi nhà thông minh trong Iron Man và nhân vật kỹ sư tài năng, lập dị Tony Stark (bí danh Người Sắt) trong phim đã tạo cảm hứng và động lực cho tôi theo đuổi ngành Điện – Điện tử, rằng mình phải làm được nhiều thứ hay ho hơn thế nữa. Một trong những sản phẩm mà tôi đã chế tạo và tâm đắc là rôbốt leo tường (thuộc môn học Senior Design) lấy ý tưởng từ Google Glass. Rôbốt này sẽ quay phim, chụp ảnh đối tượng, sau đó gởi dữ liệu về máy tính để xử lý 3D.

Hiện tôi đang tập trung cho việc học lên thạc sĩ (mất một năm) với mục tiêu là phải đạt điểm trung bình tích lũy (GPA) cao. Tại Mỹ, bạn phải là công dân bản địa hoặc sở hữu thành tích học tập xuất sắc thì mới có cơ hội thực tập tại những công ty lớn. Tháng Bảy tới, tôi sẽ vào thực tập tại công ty của một người bạn để lấy kinh nghiệm.

ĐH Catholic, ngay từ năm thứ ba, sinh viên đã có cơ hội đi thực tập thông qua Career Job Fair, một dạng hội chợ việc làm được nhà trường tổ chức hàng năm. Sinh viên thực tập tốt sẽ có cơ hội được công ty giữ lại làm việc sau khi ra trường.

Phải nói, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ định hướng nghề nghiệp cho học sinh rất bài bản, chu đáo và không áp đặt. Học sinh cuối cấp được đi tham quan, trải nghiệm tại các trường ĐH trước khi đưa ra quyết định mình sẽ học trường nào. Thời gian học tại ĐH Catholic, tôi chứng kiến rất nhiều đoàn học sinh trung học đến từng khoa để đặt câu hỏi với giảng viên, rất thú vị! 

Pham-Hoang-Duy OISP Dien-Dien-tu-06

Đón Tết Giáp Ngọ trên đất Mỹ (tôi đứng thứ hai từ phải sang).

Catholic-University OISP 01

Catholic-University OISP 04

Không gian ĐH Catholic vừa cổ kính vừa lãng mạn, lúc nào cũng tràn ngập cây xanh và bóng mát– Ảnh: ĐH Catholic

Thời gian đầu mới chuyển tiếp từ ĐH Bách Khoa TP.HCM sang, tôi hơi lạc lõng vì sinh viên ở đây họ đã học và chơi với nhau cả hai năm nay rồi. Nhưng cảm giác ấy rồi cũng mau chóng tan đi bởi sinh viên ở đây (hầu hết là dân Mỹ bản địa) cực kỳ thân thiện và hòa đồng, họ giúp tôi rất nhiều trong việc rèn giũa kỹ năng speaking writing, cứ sai chính tả là bị họ “bắt giò”, nhờ vậy mà tiếng Anh của tôi khá lên mỗi ngày Wink.

Sinh viên Mỹ (và dân Mỹ nói chung) nice lắm, học hết mình mà quậy thì cũng tới bến. Họ rất ghét việc gian dối trong học tập và thi cử, tranh luận với thầy cô thì phải đến tận cùng vấn đề mới thôi. Ở đây, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc bài trước ở nhà, vào lớp họ chỉ giảng sơ một tí rồi cho sinh viên đặt câu hỏi và thảo luận. Nếu muốn gặp trực tiếp thầy cô để hỏi bài thì có giờ office hour để sinh viên thực hiện điều đó. Hình thức này không chỉ giúp tôi tự chủ, ý thức hơn trong việc học, mà còn tạo điều kiện cho tôi học hỏi thêm từ bè bạn.

Pham-Hoang-Duy OISP Dien-Dien-tu-07

Giữa vòng vây bạn bè quốc tế (tôi mặt áo xanh da trời, đứng lọt thỏm sau cùng, he he).

Catholic-University OISP 03

Sinh viên Mỹ học hết sức mà cũng “xõa” hết mình. – Ảnh: ĐH Catholic

Catholic-University OISP 02

Sinh viên ĐH Catholic biểu diễn nhạc kịch. – Ảnh: ED PFEULLER

Sinh viên Việt Nam sang Mỹ đa số đi làm thêm tại tiệm phở, trung bình mỗi tuần kiếm được 90-100 USD, đủ trang trải tiền ăn hằng tháng. Họ cũng chuộng hình thức homeshare – nhóm bạn ở cùng phòng/căn hộ để chia nhau tiền nhà (trung bình khoảng 300 USD/người, chưa tính chi phí điện-nước-gas-internet khoảng 100 USD/người). Trong khi đó, sinh hoạt phí tại ký túc xá khá đắt, còn homestay gần như không tồn tại ở khu DC (nơi đóng đô của ĐH Catholic).

“Best part of your uni life is party dude” (Lên ĐH mà không tiệc tùng thì uổng phí đời trai) là câu cửa miệng của sinh viên Mỹ. Kiểu như bạn mở một party ở nhà rồi mời bạn tới, những người bạn này lại mời tiếp bạn của họ, càng đông càng vui. Tiệc tùng hoàn toàn lành mạnh! Từ đây, chúng tôi mở rộng mối quan hệ, kết thân nhiều người, có dịp làm quen với những cô bạn gái mới xinh xắn, he he Evil.

Trở lại cảm xúc ban đầu khi nhận bằng tốt nghiệp, tôi nghĩ ngay về ba mẹ và biết ơn họ. Nếu không có ba mẹ thì không thể có tôi ngày hôm nay. Dù cách xa nhau nửa vòng trái đất nhưng ba mẹ vẫn lặng lẽ dõi theo và ủng hộ từng bước tiến của tôi. “Con cảm ơn ba mẹ vì đã cho con quyền tự quyết con đường của mình, trở thành một kỹ sư Điện – Điện tử, dù tận sâu trong tâm khảm, con biết ba mẹ sẽ an lòng hơn nếu con nối nghiệp gia đình kinh doanh vật tư nông nghiệp”.

Hạnh phúc làm sao khi có mẹ và dì bên cạnh, cùng chia sẻ niềm vui ngày tôi ra trường. Chỉ tiếc rằng tôi không thể “bay” về Việt Nam liền sau đó để khoe thành quả trực tiếp với ba, đành phải hẹn ba vào năm sau khi tôi học xong thạc sĩ. “Con mong lắm ngày về, dẫu còn xa, để được gần gũi, chăm sóc ba mẹ và phụng sự trên quê hương. Hãy chờ con nhé!”

Tự sự của PHẠM HOÀNG DUY (KENJI PHAM– Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh viên Chương trình Tiên tiến, ngành Điện – Điện tử, khóa 2009, ĐH Bách Khoa TP.HCM

Chuyển tiếp ĐH Catholic năm 2012-2014

Hiện nay, ở bậc đại học (ĐH), Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế và chương trình Tiên tiến hợp tác với các trường ĐH danh tiếng của Úc, Mỹ, Nhật như ĐH QueenslandĐH Illinois of SpringfieldĐH Illinois at Urbana Champaign, ĐH CatholicĐH RutgersĐH Nagaoka về đào tạo ngành Điện – Điện tử. Cũng thuộc nhóm ngành liên quan, Cơ – Điện tử liên kết với ĐH Công nghệ Sydney (Úc) là ngành được OISP chính thức tuyển sinh từ năm 2014.

Mô hình đào tạo của OISP là 2+2 (còn gọi là chương trình Liên kết Quốc tế, sinh viên hoàn tất 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Mỹ hoặc Úc), 2,5+2 (còn gọi là chương trình Nagaoka, sinh viên hoàn tất 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Nhật) và 4+0 (còn gọi là chương trình Tiên tiến, sinh viên học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM với giáo trình mẫu từ ĐH Illinois at Urbana Champaign, Mỹ).

Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Nagaoka có tăng cường tiếng Nhật). Bằng cấp do ĐH đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới.

OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên.

Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: trước ngày 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết.

 
THI CA (thực hiện)

Bài trước

Bài tiếp