Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Tôi yêu Điện – Điện tử

387178 4801575039789 613078036 nĐiện – Điện tử là cái quái gì vậy???

Đó là câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi lúc học cấp ba khi nghe được về ngành Điện – Điện tử.

 

 

Điện – Điện tử là cái quái gì vậy?? Đó là câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi lúc học cấp ba khi nghe được về ngành Điện – Điện tử.

Sau thì hiểu được đơn giản thế này: nếu Cơ  Điện tử chuyên về chế tạo robot thì Điện – Điện tử có nhiệm vụ giúp robot vận hành một cách thông minh và trơn tru. Bắt đầu tò mò về ngành này vì hồi trước hay sang nhà thằng bạn chơi, thấy ba của nó (kỹ sư điều khiển tự động) làm các thiết bị nên bắt đầu thấy thích. Sau này, xem một số chương trình thấy kỹ thuật của Nhật Bản phát triển người máy Ashimo như người thật, nên nung nấu ý định du học ngành Điện tử trong những ngày đầu vào đại học. 

10271531 10203429218748102 8361811396532991940 n

Huỳnh Tấn Minh Triết, SV ĐH Bách khoa TP.HCM ngành Điện – Điện tử khóa 2007

Những ngày đầu ở ĐH Bách khoa TP.HCM, thích nhất là được học các kiến thức của bên ngành Điện tử. Ngoài ra, khi học được tham gia chương trình liên kết quốc tế HCMUT – NUT (mọi người vẫn gọi là chương trình Nagaoka hay liên kết Việt – Nhật) thì được tham gia các lớp tiếng Nhật hằng đêm. Nghe các bài giảng của các giáo sư mỗi kỳ hè, biết thêm về công nghệ tiên tiến và cuộc sống du học ở Nhật Bản, càng làm tăng sự háo hức trong tôi.

Tuy lịch học dày đặc, cũng ít có cơ hội đi chơi nhiều với các bạn trong khoa ngành khác, nhưng bạn bè trong lớp chơi rất thân, xem nhau như anh em. Cũng làm đủ trò quậy phá thời sinh viên chả kém đứa nào. Nào là lén nướng mực ở chỗ phòng tài chính khi có thằng bạn vừa dưới quê lên, lửa bén vào mớ giấy gần đó xém cháy rụi, may mà dập kịp. Nào là vừa mới nhận được tiền hỗ trợ sinh viên (SV), cả lớp liền rủ nhau đi chơi Vũng Tàu. Những hôm học tập trung với các thầy, ngày học, trưa ăn chơi hoặc đánh bài, tối đi nhậu, cuối tuần dạo phố với các thầy. Ngày lên máy bay đi Nhật, anh em ra tiễn vui như hội, bảo cuối cùng cũng tống khứ được thằng này khỏi Việt Nam, nhưng quay đi thì mắt thằng nào cũng đỏ hoe. 

Những ngày ở Nhật rất vui, được sống hết mình với các hoạt động sinh viên trên đất bạn, tuy vẫn còn những khó khăn của đời du học phải đương đầu. Nhưng nhờ sức trẻ, lòng nhiệt tình cộng một chút vô tư tuổi trẻ nên khó khăn nào cũng vượt qua. Ở xứ người mới thấy SV Bách Khoa mình đi đâu cũng năng động, cụ thể là tôi kaka. Rồi thành quả cho những nỗ lực đã bỏ ra cũng đến. Không to tát gì nhưng cũng đáng tự hào với một anh SV Việt Nam tại xứ người như tôi. Được đi phát biểu tại các hội nghị khoa học quốc tế và nội bộ Nhật Bản. Các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học và những lần được cử đi Hàn, Mỹ tham gia hội thảo là những thành quả tự hào, sau này sẽ kể cho con về những điều bố nó đã làm được, he he.

10153658 654215777960447 1024182517 n

Lễ trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ của tôi tại ĐH Nagaoka.

Hiện tại, tôi đang tiếp tục niềm đam mê của mình bằng việc học lên Tiến sĩ ngành Vật liệu Điện tử, mong muốn sớm ngày về Việt Nam, xây dựng ngành đang rất phát triển trong tương lai này. Nếu bạn hỏi tôi lời khuyên, chỉ khuyên các bạn, hãy tận hưởng mọi thứ xung quanh khi còn là SV, từ bạn bè, nhà trường và mọi người vì đây là quãng thời gian đẹp nhất. Tuy có khó khăn, nhưng luôn phải có mục tiêu rõ ràng khi làm việc. Khi mất tinh thần hay chán nản thì hãy nhớ đến lý do vì sao mình bắt đầu. Quan trọng là, nếu muốn làm gì thì cứ hãy cứ làm đi, đừng lo ngại quá. Vì bạn có trong mình điều quan trọng nhất là nhiệt huyết tuổi trẻ, sẽ vượt qua cả thôi, sợ gì.

Sao, bạn vẫn còn ngồi đây à? Bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình đi chứ! 🙂

387178 4801575039789 613078036 n

Bài, ảnh: HUỲNH TẤN MINH TRIẾT

Hiện nay, ở bậc ĐH, Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình liên kết quốc tế với các trường ĐH danh tiếng của Mỹ (ĐH Catholic), Nhật (ĐH Nagaoka) về đào tạo kỹ sư Điện – Điện tử. Mô hình đào tạo chung của OISP là bán du học: 2+2 hoặc 2,5+2. Nghĩa là sinh viên theo học 2 hoặc 2,5 năm tại ĐH Bách khoa TP.HCM, sau đó chuyển tiếp qua trường đối tác học tiếp 2 năm nữa để nhận bằng kỹ sư do trường đối tác cấp.

Nội dung chương trình tại Việt Nam do các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chuyên nghiệp nước ngoài hoặc được đào tạo tại nước ngoài trực tiếp giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình liên kết với ĐH Nagaoka, sinh viên học tại ĐH Bách khoa TP.HCM với sinh viên chính quy đại trà có tăng cường tiếng Nhật, sau đó chuyển tiếp sang ĐH Nagaoka và học bằng tiếng Nhật). Bên cạnh đó, còn có Chương trình Tiên tiến ngành Điện –  Điện tử, học 4 năm tại Việt Nam, với giáo trình của ĐH Illinois (Mỹ) và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thời gian đăng ký xét tuyển khóa 2014: từ ngày 10/2 đến 16/8.

Tham khảo thông tin về ngành học dưới đây:

ĐH Catholichttp://www.oisp.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc/ky-su-dien-dien-tu-catholic-usa

ĐH Nagaoka http://www.oisp.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc/ky-su-dien-dien-tu-nagaoka.html

ĐH Illinois: http://www.oisp.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc/chuong-trinh-tien-tien-illinois.html

 

Bài trước

Bài tiếp