Để đạt được thành công trong học tập, công việc và cuộc sống, trước nhất các bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình, biết được điểm mạnh của mình là gì.
Việc tìm ra ưu điểm của bản thân là rất quan trọng. Khi tiềm năng đã được khai phá thì chính là lúc bạn phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Phát huy tối đa tiềm năng là quá trình tự hoàn thiện bản thân không ngừng, không phải là một nhiệm vụ đơn thuần.
BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Trong thời đại công nghệ hiện nay, bạn dễ dàng tìm kiếm các bài trắc nghiệm, các ứng dụng giúp bạn xác định điểm mạnh của mình. Các bạn hãy thử bắt đầu với những câu hỏi ngắn sau đây, nhớ là trả lời một cách trung thực, rõ ràng và khách quan nhất nhé.
1. Ba phẩm chất hoặc thế mạnh hàng đầu của bạn là gì?
Bạn hãy thử làm một câu hỏi khảo sát ý kiến từ 20 người, có thể là người thân trong gia đình hoặc là bạn bè chung lớp, hoạt động chung câu lạc bộ chẳng hạn. Bạn cần sự giúp đỡ của họ trong việc xác định ba phẩm chất hoặc thế mạnh của bạn là gì? Sau khi có được nhận xét từ họ, bạn sẽ phần nào liệt kê được các điểm mạnh được lặp lại nhiều lần, hãy lấy ba câu trả lời phổ biến nhất, đấy chính là ba phẩm chất hoặc thế mạnh của bạn đấy.
2. Thói quen hằng ngày là gì?
Hầu hết mọi người có xu hướng dành thời gian cho những thứ họ thích làm hơn là những thứ họ không thích. Ví dụ như bạn thấy bản thân dễ dàng dành nhiều thời gian cho việc đọc sách để tránh việc nấu bữa tối, hành vi này có thể cho thấy bạn thích công việc gì hơn và từ đó hiệu suất công việc đạt được sẽ tốt hơn.
3. Người khác nghĩ gì về bạn?
Trong các hoạt động học tập, làm việc, hay giao tiếp ứng xử với người khác, đôi khi bạn không nhìn nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Ngược lại, những người thân bên cạnh bạn thường sẽ có những nhìn nhận chính xác về một số đặc điểm của bạn. Hãy lắng nghe họ nói gì về bạn, đó là những thông tin hữu ích để bạn có thể tự khám phá bản thân mình xem mình mạnh, yếu ở những điểm nào từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
4. Xác định được động lực trong hiện tại
Bạn đã bao giờ thử trả lời những câu hỏi như “Hoạt động nào làm mình thấy hứng thú?” hay “Công việc nào cuốn hút bản thân?”. Bạn thích chủ đề gì nhất? Câu trả lời cho những vấn đề này sẽ ngay lập tức chỉ ra thế mạnh của bạn. Một khi đã xác định được chúng, bạn có thể bắt tay vào phát triển và tận dụng chúng để phục vụ cho cuộc sống của mình. Ví dụ: Bạn xem được một chủ đề về khoa học trên TV và bạn cảm thấy thích thú về chủ đề này, bạn bắt đầu tìm kiếm về những điều liên quan đến khoa học và ghi chép lại những kiến thức cần thiết. Vì vậy, năng lực của bạn cũng sẽ được phát triển và khai phá từ những sở thích hằng ngày của bạn.
5. Sử dụng đúng thế mạnh cho từng vấn đề
Không phải ai cũng sử dụng đúng kỹ năng mềm của mình cho từng trường hợp cụ thể. Thông thường, khi có vấn đề nảy sinh người ta thường cố giải quyết nó một cách gượng ép mà không suy nghĩ xem liệu mình đã dùng đúng thế mạnh hay chưa? Do đó hãy căn cứ vào tình huống để quyết định phương án xử lý và khi không phát huy được ưu điểm của bản thân thì đừng ngần ngại nhờ đến sự trợ giúp từ người khác.
6. Khắc phục điểm yếu bản thân
Không một ai là người hoàn hảo cả, việc bạn có vài yếu điểm và tìm cách khắc phục những điểm yếu là điều cần thiết cho việc tự phát triển bản thân.
Hãy nhớ cho dù bạn có cố gắng thế nào, “một cái chốt vuông cũng không vừa vặn trong một cái lỗ tròn”. Nếu bạn đang cố gắng làm điều gì đó và nó không phù hợp, hãy dừng lại. Dừng lại không đồng nghĩa với việc từ bỏ. Nó có nghĩa là bạn cần phải thử một cái gì đó khác. Không mang lại lợi ích gì cho việc đánh bại bản thân vì bạn không phù hợp với khuôn mẫu. Thay vào đó, hãy nắm lấy tài năng độc đáo riêng của bạn.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT HUY THẾ MẠNH?
Biết rõ điểm mạnh của mình sẽ giúp bạn tập trung đúng chỗ cho sự phát triển cá nhân, cũng như phát huy các tố chất cần thiết ấy. Vậy làm sao để phát huy hay kết hợp các thế mạnh với nhau?
1. Biết nói không
Nếu có thể, hãy bắt đầu nói không với các nhiệm vụ mà bạn không thích và tận dụng điểm mạnh của bạn vào những công việc bạn yêu thích, có thể làm tốt nhất.
2. Kỹ năng chéo
Khi bạn là sinh viên và đang đi làm thêm, việc bạn có được kỹ năng chéo chính là bạn biết tổ chức, sắp xếp các công việc cũng như trong học tập. Điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn.
3. Học hỏi không ngừng
Nếu một điểm yếu ảnh hưởng đến một trong những điểm mạnh của bạn, hãy từng bước cải thiện. Đừng căng thẳng về điều đó, nhưng hãy thực hiện một bước mỗi ngày để học những điều bạn cần biết. Ví dụ, nếu bạn cần tìm hiểu về một chủ đề công nghệ mới, hãy tìm sách, tài liệu liên quan và đọc ít nhất 30 phút mỗi ngày. Kết quả cuối cùng, bạn sẽ cải thiện và nâng cao kiến thức bản thân.
4. Tránh những người tiêu cực, độc hại
Nếu bất cứ ai trong cuộc sống của bạn có ảnh hưởng tiêu cực, độc hại đến sự tự tin của bạn, bạn cần xem xét lùi một bước khỏi mối quan hệ đó. Dành thời gian với những người bạn tích cực, lạc quan, người làm cho bạn cảm thấy tốt hơn mỗi ngày, cho bạn biết bạn có những tố chất nào cần phát huy và cùng nhau tiến bộ.
Đừng ngần ngại hay cảm thấy áp lực khi khám phá khả năng của chính mình. Giờ đây, hãy hít thở sâu và bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn sẽ làm tiếp theo nhé!
Bài: LINH LÊ