Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

BizTech Talk #3: Khởi nghiệp vì cộng đồng, tại sao không?

Khởi nghiệp ngày nay đã không còn xa lạ với xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà các kênh truyền thông ngập tràn tin tức về khởi nghiệp, thì liệu giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, có hiểu đúng về khái niệm này, và liệu các bạn có tìm ra đâu là hướng đi khởi nghiệp cho riêng mình?

Khởi nghiệp ngày nay đã không còn xa lạ với xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà các kênh truyền thông ngập tràn tin tức về khởi nghiệp, thì liệu giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, có hiểu đúng về khái niệm này, và liệu các bạn có tìm ra đâu là hướng đi khởi nghiệp cho riêng mình?

Với mong muốn mang đến những không gian mới và những câu chuyện hoàn toàn khác về khởi nghiệp, BizTech Talk lần thứ 3 đã mời đến hai “speaker” đặc biệt để gặp gỡ sinh viên Bách Khoa với chủ đề: “Community development: The stories of the pioneer Technology trendsetting conmunities”.

LÀM ĐI NÀO

Nhan

Tốt nghiệp chương trình Tiên Tiến Điện – Điện tử K10 của Đại học Bách Khoa, tuy còn khá trẻ nhưng anh Nguyễn Trọng Nhân đã nắm trong tay những thành công nhất định: Giám đốc kỹ thuật của Công nghệ Cơ điện tử PAP, Thành viên quan trọng của FABLAB SAIGON.

Cũng mang trong mình khát khao khởi nghiệp, nhưng anh Nhân lại có cách tiếp cận với lĩnh vực này theo cách riêng của mình. Bằng những dự án mang mục đích phát triển giáo dục, anh Nhân đã sử dụng những thế mạnh của kỹ sư để sản xuất những công cụ phục vụ cho thực hành khoa học, những sản phẩm hết sức thú vị giúp người học tiếp cận với công nghệ theo những cách đơn giản và thiết thực nhất.

Cũng giống như tên dự án mà anh đang thực hiện, “làm đi nào” thông điệp đơn giản mà anh Nhân gửi đến thế hệ đàn em ở Đại học Bách Khoa. Theo anh, chỉ có bắt tay vào làm mới giúp hiện thực hoá được những ý tưởng. Có thể, bạn sẽ mắc nhiều sai lầm, nhưng những bài học đến sau đó mới là tài nguyên quý giá để thành công trên con đường khởi nghiệp.

 

“NHÀ SÁNG CHẾ” CẦN CĂN NHÀ CHUNG

HA

Định cư tại Pháp đã lâu, sau khi Tốt nghiệp trường Telecom Bretagne (Pháp), chị Phan Hoàng Anh đã mang Fablab về với Sài Gòn. Chị cho biết, mô hình khởi nghiệp này không lạ trên thế giới, nhưng chưa hề có ở Việt Nam. Đây không chỉ là một ý tưởng khởi nghiệp, mà nó còn là khát khao mang đến một môi trường, một cộng đồng dành riêng cho dân kỹ thuật ở nước ta. Việc hình thành và phát triển những mô hình như Fablab, sẽ mang ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và phát triển các ý tưởng và sáng chế công nghệ từ các bạn trẻ.

Chia sẻ trong buổi nói chuyện ngày hôm đó, chị Hoàng Anh đã đưa ra một câu chuyện khiến mọi người suy ngẫm: “1 người Việt Nam hơn hẳn bất kì ai nhưng 3 người Việt Nam lại không bằng ai”. Chính câu chuyện đó đã thôi thúc chị lập nên một cộng đồng cho các “nhà sáng chế”, đó là nơi thôi thúc mọi người cùng chia sẻ, sáng tạo. Chị nhấn mạnh vai trò và những lợi ích mà một cộng đồng, nơi những người có cùng chuyên môn và đam mê, mang lại cho sự phát triển công nghệ kỹ thuật. Từ đây, đã có không ít những start-up bắt đầu hình thành và mở rộng, khi những “ý tưởng lớn tình cờ gặp nhau”.

IMG 9983

Chương trình kết thúc với nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên. Thắc mắc được nhắc đến nhiều nhất là những cách để tìm và tham gia, hoặc xây dựng cộng đồng cho riêng mình. Ngoài ra, các bạn sinh viên Bách Khoa tham gia chương trình còn rất quan tâm tới việc bắt đầu những ý tưởng khởi nghiệp và xây dựng phát triển nó như thế nào. Đây cũng chính là tinh thần quan trọng mà chương trình muốn mang đến cho sinh viên khối kỹ thuật. Hy vọng, sau những chuỗi sự kiện của BizTech Talk, tư duy kinh doanh và kiến thức kinh tế sẽ góp phần vào sự nghiệp thành công của những kỹ sư tương lai từ Bách Khoa. 

 

Xem thêm thông tin các kỳ trước của BizTech Talk:

► Giám đốc tiếp thị Google Việt Nam: hỏi để thành công

► Để thành công giữa 100.000 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm

 

Chương trình BUSINESS & TECHNOLOGY TALK sẽ được tổ chức định kỳ mỗi tháng tại trường Đại học Bách Khoa. Hội thảo mang tính chuyên nghiệp với những chia sẻ về những kĩ năng, kiến thức, và định hướng cần thiết mà sinh viên nên chuẩn bị ngay từ năm nhất để thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, với việc ngôn ngữ chính được sử dụng trong hội thảo là tiếng Anh, đây cũng là cơ hội đặc biệt để  sinh viên có thể nâng cao khả năng nghe và giao tiếp Anh ngữ của mình.

 

Bài trước

Bài tiếp