CHỮ “SELF” VÀ DU HỌC SINH

1519228 225127601003366 1487594225 oSelf – Adaptation, Self – Assertion, Self – Educated, Self – Escape và Self – Respect là 5 chữ Self tưởng chừng quen thuộc với tất cả mọi người nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các du học sinh. Đó là những điều mà chúng tôi rút ra được sau cuộc trò chuyện với bạn Phạm Hải Sơn, sinh viên Dầu khí khóa K10 trong chuyến về nước thực tập vừa qua.

Self – Adaptation, Self – Assertion, Self – Educated, Self – Escape và Self – Respect là 5 chữ Self tưởng chừng quen thuộc với tất cả mọi người nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các du học sinh. Đó là những điều mà chúng tôi rút ra được sau cuộc trò chuyện với bạn Phạm Hải Sơn, sinh viên Dầu khí khóa K10 trong chuyến về nước thực tập vừa qua.

1519228 225127601003366 1487594225 o

Bạn Hải Sơn (bìa phải) tham dự OISP Prom 2014

SELF – ADAPTATION (Tự thích nghi)

PV: Anh nghĩ điều gì làm cho mình cảm thấy khó khăn trong những ngày đầu tiên?

Hải Sơn: Phải nói quãng thời gian mới “chân ướt chân ráo” sang du học ở nước ngoài, mình đã gặp rất nhiều những khó khăn dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Bởi vì du học có nghĩa là phải tự thân vận động, phải tự quán xuyến hết tất cả mọi việc từ học tập đến sinh hoạt. Nhưng điều làm cho mình hụt hẫng nhất đó là nỗi nhớ nhà và cảm giác trống vắng khi không có gia đình và người thân bên cạnh.

PV: Vậy anh làm sao để vượt qua những khó khăn đó?

Hải Sơn: Những lúc nhớ nhà quá thì mình… gọi về nhà. (cười). Những ngày đầu tiên mình gọi về nhà rất nhiều vì trò chuyện với người thân đó là cách hiệu quả nhất để xả stress và làm vơi nỗi nhớ nhà. Cũng may là khi qua Úc mình đã chủ động mua ngay một cái sim điện thoại để dễ liên lạc với mọi người và với gia đình. Mình cũng rất vui vì khi sang Đại học Adelaide, các anh Khóa K08 và K09 đã giúp đỡ tận tình.

SELF – ADJUST (Tự điều chỉnh)

PV: Anh nhận thấy việc học ở Adelaide có gì đặc biệt hơn ở Đại học Bách Khoa?

Hải Sơn: Cũng có khác, nhất là khi làm việc theo nhóm. Bởi vì trong nhóm không phải lúc nào cũng toàn những người cùng trình độ với nhau. Có một môn học mà mình và một bạn Việt nam chung nhóm với 2 người bạn ngoại quốc, lớn tuổi hơn mình, mà lại có trình độ Master (Thạc sĩ) thì làm việc chung nhóm quả là một thử thách. Ngoài ra, đi du học không có nghĩa là bạn chỉ biết học, học và học. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ sẽ giúp ích rấ nhiều trong việc thích nghi với một môi trường mới. Riêng mình, mình chọn Gym như là một cách để xả sress sau những buổi học tập mệt mỏi. Mỗi người sẽ có một cách khác nhau nhưng mĩnh nghĩ nếu có đam mê với nó thì sẽ hiệu quá gấp đôi đấy. Điều mình muốn các em sắp là du học sinh, sinh viên OISP đã đang và sẽ chuyển tiếp sẽ biết cách tự thóa ra khỏi vỏ bọc của mình để có thể thích nghi với môi trường thay đổi đột ngột như thế

10003162 709464005743374 1946046666 n

Hải Sơn (bìa trái) tham gia hoạt động thể thao ở Adelaide

SELF – ASSERTION (Tự khẳng định mình)

PV: Như ở trên anh có nhắc đến việc chung nhóm với các bạn có trình độ Master, vậy anh làm thế nào để nhóm 4 người các anh làm việc hiệu quả nhất?

Hải Sơn: Mặc dù, hai người bạn Master của mình đều có kiến thức rất rộng và vững chắc, nhưng đó cũng là cơ hội để mình tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng bài nhóm thật hay và học hỏi những kinh nghiệm từ họ. Lúc đầu mình cũng khá lo lắng vì kiến thức của mình và 2 bạn ấy chênh lệch nhau, nhưng đó cũng là động lực để mình cố gắng gấp đôi. Đừng để mình tụt lại phía sau và chỉ là cái bóng của những người khác trong nhóm là kinh nghiệm mình rút ra được sau môn học ấy.

SELF – RESPECT (Tự trọng)

PV: Mình còn một thắc mắc nhỏ về nhóm 3 người của bạn. Bạn có từng nghĩ rằng chỉ cần 2 bạn đó là nhóm bạn đã có thể hoàn thành bài thuyết trình tốt rồi không, vì dù sao 2 bạn ấy là trình độ Master cơ mà?

Hải Sơn: Môi trường bên đây không cho phép một ai đó dựa vào năng lực của các bạn còn lại trong nhóm để cho phép mình lười biếng. Đơn giản là mọi người sẽ nhìn bạn bằng một ánh mắt thiếu thiện cảm, và dĩ nhiên cũng khó tồn tại hơn trong môi trường đó. Mỗi người điều có một điểm mạnh riêng, và điều bạn cần làm là thể hiện nó ra bên ngoài. Ngoài ra, trách nhiệm là một vấn đề cần đặt lên hàng đầu ở môi trường học tập tại Úc. Bạn phải có trách nhiệm với việc học của mình, tức là không được đi học trễ – đó cũng là một yêu cầu khắt khe hơn của giảng viên Úc so với giảng viên tại Việt Nam. Tham gia nhóm thì trách nhiệm lại càng quan trọng, nếu bạn không tham gia họp nhóm đầy đủ, không đóng góp ý kiến của mình thì có thể bạn sẽ bị “đá” ra khỏi nhóm mà không được biết trước.

SELF – EDUCATION (Tự học)

 PV: Anh cảm thấy việc học tập ở Úc là như thế nào?

Hải Sơn: Suốt thời gian học tập ở đây, điều làm cho mình cảm thấy tâm đắc nhất là vấn đề tự học. Hồi ở Bách khoa, việc chuẩn bị bài lên lớp luôn là điều quan trọng, nhưng qua đây, cường độ tự học cần phải đẩy mạnh hết mức có thể. Không tự học dù chỉ trong một thời gian ngắn, bạn sẽ bị tụt lại rất xa so với những bạn khác. Vì tất cả những kiến thức chuyên ngành luôn cần thời gian để “thấm”, để hiểu vì tất cả đều bằng tiếng Anh. Không có thời gian chuẩn bị, bạn sẽ không thể lĩnh hội được chúng. Hơn nữa, làm việc nhóm ở đây đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cực cao vì bạn có thể bị gạch tên khỏi nhóm nếu không làm việc tích cực. Và chắc chắn là sẽ không có sự nhượng bộ nào như lúc còn học ở Việt Nam.

PV: Hỏi nhỏ nè, anh có bí quyết gì để đạt được điểm khá không?

Hải Sơn: Mình thì không có bí quyết gì (lại cười). Nhưng mình nghĩ nếu chỉ chú trọng vào các kì thi Midterm hay Final thôi là không đủ mà phải cố gắng trong toàn bộ quá trình học. Giảng viên bên đây họ rất cởi mở trong việc cho điểm khuyến khích, miễn là các bạn tham gia xây dựng bài tích cực mỗi buổi học, chăm làm các assignment và chuẩn bị thuyết trình thật tốt. Điểm thi cao, đôi khi lại là nhờ những điểm cộng đó. Hơn nữa, điểm bài tập, thuyết trình bao giờ cũng chiếm 15 – 20% số điểm.

KHÁNH NHÂN – Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bài trước

Bài tiếp