Đây là một câu hỏi lớn. Một số ít người tìm ra được câu trả lời sau vài năm khởi nghiệp. Số khác mất nhiều hơn thế. Cũng có những trường hợp tìm cả đời chưa ra. Buổi seminar về Công nghệ Thông tin (CNTT) do Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) – ĐH Bách Khoa TP.HCM tổ chức vào ngày 10/9 vừa qua không có tham vọng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, mà chỉ phần nào giúp các tân SV chương trình Liên kết Quốc tế và Chất lượng cao ngành CNTT có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình lựa chọn, để từ đó – mỗi người sẽ tự đi tìm câu trả lời riêng.
HỘI THẢO CNTT DÀNH CHO TÂN SINH VIÊN OISP K2014
Đây là một câu hỏi lớn. Một số ít người tìm ra được câu trả lời sau vài năm khởi nghiệp. Một số khác mất nhiều hơn thế. Cũng có những người tìm cả đời chưa ra. Buổi hội thảo về Công nghệ Thông tin (CNTT) do Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) – ĐH Bách Khoa TP.HCM tổ chức vào ngày 10/9 vừa qua không có tham vọng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, mà chỉ phần nào giúp các tân sinh viên (SV) K2014 chương trình Liên kết Quốc tế và Chất lượng cao ngành CNTT có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình lựa chọn, để từ đó – mỗi người sẽ tự đi tìm câu trả lời riêng.
Tham dự có các nhân sự cấp cao của những doanh nghiệp lớn về công nghệ tại TP.HCM, gồm: anh Phạm Kim Ngân – Giám đốc Kỹ thuật Công ty Mắt Bão, chị Trần Thị Phương Linh – Giám đốc điều hành Công ty Mắt Bão BPO, anh Trần Trọng Nghĩa – Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty Lạc Việt.
Tại buổi này, các anh chị đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, lời khuyên bổ ích và giải đáp những thắc mắc về CNTT cho các tân SV K2014 chương trình Liên kết Quốc tế ngành Kỹ sư Phần mềm và Cử nhân CNTT, chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính và Khoa học Máy tính.
Các tân SV K2014 ngành CNTT chương trình Liên kết Quốc tế và Chất lượng cao.
Như trường hợp của anh Phạm Kim Ngân, phải mất 12 năm anh mới tìm ra được con đường nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp ngành CNTT của ĐH Hàng hải. Hiện tại, công việc chính của anh là xây dựng server, nghiên cứu và chăm sóc hơn 100.000 khách hàng.
Còn với chị Trần Thị Phương Linh, học cái gì không bằng học với thái độ ra sao, luôn có kế hoạch cụ thể cho bản thân, chú trọng học thuật, và không quên chuẩn bị hành trang đi làm.
Chị còn cho biết, ba yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ nhân lực ngành CNTT là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Một kỹ sư/ cử nhân CNTT giỏi không những vững về chuyên môn mà còn phải có tinh thần trách nhiệm, hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, an ninh và xã hội.
>> Kỹ thuật máy tính: Thành sự tại… nhân.
>> Lương kỹ sư CNTT Việt Nam đứng đầu ASEAN
Anh Phạm Kim Ngân không giấu giếm việc phải mất 12 năm mới tìm được con đường nghề nghiệp phù hợp.
Theo chị Trần Thị Phương Linh, học cái gì không bằng học với thái độ ra sao.
Đến từ Công ty Lạc Việt, anh Trần Trọng Nghĩa giải đáp những băn khoăn của SV về vấn đề an ninh mạng, an toàn thông tin nội bộ/ khách hàng, các ngành học CNTT. Anh nhấn mạnh, thị trường CNTT Việt Nam là rất lớn với doanh thu 2013 hơn 37 tỉ USD, hơn 200.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
Anh Trần Trọng Nghĩa chia sẻ về thị trường CNTT tại Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về buổi hội thảo cho OISP Media Team ghi nhận.
Đọc giả nào quan tâm có thể tải những tài liệu liên quan dưới đây:
– Giới thiệu tổng quan Công ty Lạc Việt.pdf
Tin, ảnh: CHÍ THÀNH