Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Làm thêm khi đi du học: lợi hay hại?

Làm thêm khi đi du học: lợi hay hại?

Làm thêm khi đi du học vừa có lợi và có hại tùy thuộc vào từng cá nhân và trường hợp khác nhau. Bài viết sẽ điểm qua các lợi ích và tác hại của việc làm thêm khi du học và đưa ra phương pháp cân bằng giữa học và làm cho du học sinh.

Làm thêm khi đi du học vừa có lợi và có hại tùy thuộc vào từng cá nhân và trường hợp khác nhau. Bài viết sẽ điểm qua các lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm khi du học để đưa ra phương pháp cân bằng giữa học và làm cho du học sinh.

NHƯ THẾ NÀO LÀ LÀM THÊM HỢP PHÁP KHI DU HỌC

Một số quy định về việc làm thêm cho sv quốc tế ở Úc, Mỹ:

Úc: SV (trên 18t) được phép làm thêm với thời lượng 40 giờ trong vòng 2 tuần

Mỹ: SV quốc tế KHÔNG được phép làm thêm, nhưng sẽ xem xét ngoại lệ nếu sinh viên có thành tích học tập tốt và được trường bảo lãnh

Việc làm thêm được nhắc đến trong bài viết là việc làm thêm hợp pháp. Việc làm thêm hợp pháp phải tuân thủ đúng các quy định của chính quyền quốc gia, bang sở tại về thời lượng công việc, có giấy phép làm việc xin tại cơ quan di trú, có mã số thuế, v.v…

Rất nhiều sinh viên quốc tế đã và đang đi làm thêm “chui”, tức làm thêm không hợp pháp, do không muốn bị giới hạn về thời lượng làm việc. Các việc làm thêm không hợp pháp thường có mức lương thấp hơn quy định của chính quyền, điều kiện làm việc không tốt và rất dễ bị bóc lột sức lao động.

CÁC LỢI ÍCH NHẬN ĐƯỢC TỪ VIỆC LÀM THÊM

lamthem duhoc loiich

Làm ra tiền: Tiền và sự tự chủ về tài chính luôn là lý do hàng đầu của mọi sinh viên khi quyết định đi làm thêm. Việc có thêm một khoản thu nhập, dù nhỏ, để phụ giúp gia đình và để dành riêng cho bản thân tạo ra cảm giác tự lập và sự tự tin cho các du học sinh. Đây là bước thay đổi rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của đa số du học sinh chưa từng phải lo lắng về tài chính, được gia đình bảo bọc.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ: Hầu hết các việc làm thêm tại nước ngoài đều bao gồm sự tương tác liên tục với khách hàng, đồng nghiệp,… Qua quá trình giao tiếp và làm việc này, du học sinh sẽ có cơ hội cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của minh. Chưa kể đến, các bạn còn có cơ hội được học thêm rất nhiều thứ tiếng khác nhau từ khách hàng, đồng nghiệp quốc tế.

Biết quản lý thời gian: Việc dành ra thêm 15-20 giờ/tuần cho việc làm thêm sẽ khiến du học sinh trở nên rất bận rộn và rối rắm nếu không thể sắp xếp thời gian một cách hiệu quả. Phát triển kỹ năng quản lý thời gian từ sớm không chỉ giúp du học sinh giải quyết vấn đề này mà còn đem lại vô số lợi ích cho sự nghiệp sau này.

Tác phong chuyên nghiệp: Tác phong làm việc chuyên nghiệp của du học sinh được rèn luyện ngay từ những việc làm thêm đầu tiên. Sự chỉnh chu, đúng giờ, tinh thần trách nhiệm, cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp,… đều là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sự nghiệp về sau.

Định hướng nghề nghiệp: Các điểm mạnh, yếu, sở thích nghề nghiệp, khả năng tiềm ẩn của bản thân,… sẽ được các du học sinh nhận ra qua quá trình làm thêm. Việc này giúp cho định hường nghề nghiệp trở nên dễ dàng và phù hợp hơn. Các bạn sẽ không thể chắc chắn rằng mình muốn gì và làm tốt việc gì trước khi được trải nghiệm thực tế.

Cơ hội kết nối (networking): Các mối quan hệ mà bạn có được trong quá trình làm thêm (khách hàng, quản lý, đồng nghiệp,…) sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho bạn trong tương lai. Tỉ phú người Mỹ Warren Buffet xuất thân từ công việc giao báo hằng ngày cho các công ty. Nhờ các mối quan hệ mà ông có được qua công việc này, Warren Buffet đã mở ra cho mình rất nhiều cơ hội và trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

NHỮNG TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG

lamthem duhoc tachai

Ảnh hưởng sức khỏe: Sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng xấu bởi stress và các mối nguy hiểm nghề nghiệp mà bạn phải chịu trong thời gian dài từ việc làm thêm quá sức. Các du học sinh làm thêm qua giới hạn cho phép thường bị mất ngủ, mệt mỏi, mất tập trung,… chưa kể đến triệu chứng nặng hơn.

Ảnh hưởng học tập: Do quá đam mê kiếm tiền và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, rất nhiều du học sinh đã bị mất tập trung, bỏ giờ học trên lớp dẫn đến sự sa sút rõ ràng trong học tập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính, thời gian và công sức các bạn bỏ ra cho việc hoàn thành chương trình học của mình.

Ít thời gian dành cho người thân: 40 tiếng học full-time và 20 tiếng làm part-time chưa kể đến các hoạt động khác, sẽ ngốn hết thời gian trong tuần của du học sinh. Bạn không còn đủ thời gian cho gia đình, người thân và bạn bè. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của du học sinh.

Thuốc và các chất kích thích: Do mệt mỏi, stress cộng thêm các mối quan hệ xấu, rất nhiều sinh viên đã tìm đến sự giải tỏa qua các loại thuốc và chất gây nghiện. Tác hại của điều này là cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập, tinh thần và cả về sự nghiệp sau này của các du học sinh.

Các lợi ích bị hạn chế: Do hợp đồng làm việc ít bị ràng buộc và bản chất công việc không mang tính nghiêm trọng, một công việc part-time không bao giờ có được đãi ngộ tốt như full-time. Chưa kể có khả năng bạn sẽ bị lợi dụng và “bóc lột”.

Ít khả năng phát triển sự nghiệp: Cơ hội để thăng tiến với một công việc part-time là rất thấp. Đừng quá gắn bó và tốn nhiều thời gian cho những việc làm thêm, hãy tập trung hoàn thành chương trình học của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn!

THẾ NÀO LÀ LÀM THÊM MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Vậy du học sinh có nên đi làm thêm? – câu trả lời đương nhiên là “có”. Các lợi ích của việc làm thêm là rất cần thiết trong việc trưởng thành và phát triển bản thân của mỗi du học sinh, không thể bỏ qua dễ dàng. Tuy nhiên, làm thêm đúng mục đích, hiệu quả, phát huy tối đa ích lợi và giàm thiểu tác hại mới là điều quan trọng. Vì vậy, du học sinh cần cân nhắc các điều sau trước khi quyết định đi làm thêm.

lamthem duhoc pointer

Hãy ưu tiên tối đa việc học: Đừng quên mục tiêu chính của một du học sinh khi đi du học: hoàn thành chương trình học một cách tốt đẹp nhất. Bạn không thể phát triển sự nghiệp dễ dàng từ việc làm thêm, nhất là đối với một du học sinh nên tấm bằng đại học, cao học có giá trị hơn rất nhiều.

Phải biết sắp xếp thời gian: Một du học sinh càng bận rộn, càng cần khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Bạn cần phải biết việc nào quan trọng hơn, việc nào cần giải quyết trước,… như vậy mới tránh được ảnh hưởng xấu của việc làm thêm đến quá trình học tập.

Gặp vấn đề tài chính – hãy xin học bổng: Trong trường hợp gặp phải vấn đề tài chính, đừng dốc sức làm thêm một cách không suy nghĩ để kiếm tiền mà chểnh mảng việc học. Các trường đại học và chính quyền sở tại luôn có các dạng học bổng, các chính sách hỗ trợ, cho vay lãi suất thấp, dành cho sinh viên gặp phải các trường hợp trên.

Bài và ảnh: TUẤN ANH

Bài trước

Bài tiếp