Nhận định trên của GS Peter Woods – giám đốc quốc tế của Trường Kinh doanh Griffith thuộc ĐH Griffith (Úc), có thể được hiểu như một dạng thức khác của binh pháp Tôn Tử, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bởi nội hàm của việc tôn trọng khác biệt văn hóa đã bao gồm sự thấu hiểu và thích ứng đối với các nền văn hóa khác nhau.
Nhận định trên của GS Peter Woods – giám đốc quốc tế của Trường Kinh doanh Griffith thuộc ĐH Griffith (Úc), có thể được hiểu như một dạng thức khác của binh pháp Tôn Tử, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bởi nội hàm của việc tôn trọng khác biệt văn hóa đã bao gồm sự thấu hiểu và thích ứng đối với các nền văn hóa khác nhau.
Hội thảo Nhận dạng nhà lãnh đạo toàn cầu hiệu quả của thế kỷ XXI của GS. Peter Woods nằm trong khuôn khổ chuỗi hội thảo và tham quan thực tế doanh nghiệp do Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OIS) – ĐH Bách Khoa TP.HCM tổ chức.
GS Peter Woods – giám đốc quốc tế của Trường Kinh doanh Griffith thuộc ĐH Griffith (Úc).
Đây cũng là buổi nói chuyện chuyên đề bằng tiếng Anh thu hút đông đảo sinh viên tham dự nhất, với hơn 500 tân sinh viên chương trình Liên kết Quốc tế, Tiên tiến và Chất lượng cao K2014.
GS cho rằng, yếu tố cốt lõi xây dựng nên chân dung của nhà lãnh đạo hiệu quả là tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Để đạt được phẩm chất đó, nhà lãnh đạo phải có khả năng ngôn ngữ đa dạng (càng biết nhiều ngoại ngữ, bạn sẽ càng được người khác kính trọng), nhận thức văn hóa đa chiều, hiểu biết môi trường kinh doanh địa phương, cởi mở/ linh hoạt/ mềm dẻo trong việc tiếp nhận luồng văn hóa/ trải nghiệm mới…
Woods kể, từ thế kỷ XV, người Trung Hoa đã sớm hình thành nhu cầu tìm hiểu, giao thương với các nền văn minh, chủng tộc khác, nhằm mở mang tầm mắt và bành trướng sức ảnh hưởng của mình lên các quốc gia khác.
Từ năm 1405 – 1433, nhà hàng hải và thám hiểm người Trung Quốc Trịnh Hòa đã chỉ huy hạm đội gồm 200 con thuyền, vượt biển Ấn Độ Dương, bờ Đông châu Phi, các đảo Đông Nam Á… để mang về lượng hàng hóa dồi dào, các chủng loại giống cây ngoại lai phong phú, thậm chí là cả tù binh chiến tranh (trong đó có vua Alagonakkara của Tích Lan).
GS cho rằng, yếu tố cốt lõi xây dựng nên chân dung của nhà lãnh đạo hiệu quả là tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Ông còn dẫn ra hàng loạt doanh nhân tên tuổi khác như Masaru Ibuka và Akio Morita – hai nhà đồng sáng lập Sony, hãng sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu thế giới; Mark Zuckerberg – CEO tài năng của hệ thống mạng xã hội Facebook… là những đại diện thành công tiêu biểu nhờ sự nhận thức và tôn trọng khác biệt văn hóa.
“Nhà lãnh đạo sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả quản trị nếu chỉ chú trọng vào việc phát triển công nghệ mà phớt lờ khía cạnh văn hóa, luật pháp, lịch sử địa phương” – Peter Woods nhấn mạnh.
Ông chỉ ra một số kinh nghiệm có được từ những năm công tác ở các quốc gia khác như: không đưa đồ vật/ bắt tay người khác bằng tay trái tại Indonesia; dẫm đạp, xúc xiểm tiền baht của Thái Lan sẽ bị truy tố hình sự (được hiểu là phỉ báng hoàng gia Thái Lan); cụng ly chúc mừng trong bàn tiệc của người Trung Quốc…
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo do OISP ghi nhận:
CÁC BUỔI HỘI THẢO VÀ THAM QUAN THỰC TẾ DOANH NGHIỆP SẮP DIỄN RA |
Bài: THI CA – Ảnh: CHÍ THÀNH