Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Kỹ sư Cơ Điện tử: khởi nghiệp đi từ ý tưởng

IMG 6539Những công nghệ tiên tiến trong ngành Cơ điện tử, những bài học kinh nghiệm quý báu để đi đến thành công được chia sẻ bởi các chủ doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Cơ Điện tử tại Việt Nam.

Hội thảo sáng ngày 15/9 tại phòng 510 tòa nhà A4 do văn phòng Đào tạo Quốc tế OISP – Đại học Bách Khoa TP. HCM tổ chức đã diễn ra hết sức sôi động với những chia sẻ chân thành từ những vị khách mời, thỏa đáp thắc mắc và bỡ ngỡ ban đầu về nghề nghiệp của các tân sinh viên chương trình liên kết Quốc tế ngành Cơ Điện tử.

6 tháng bán hàng không ai mua

Mở đầu buổi hội thảo, anh Trần Minh Cường, cựu sinh viên Cơ Điện tử Bách Khoa hiện đang là giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Việt kể về những khó khăn của quá trình khởi nghiệp. Khi vừa tốt nghiệp, anh và bạn bè đã nghiên cứu và sản xuất ra thiết bị CC, thiết bị giúp cân bằng máy quay tốc độ cao khi hoạt động. Sản phẩm tốt, hiệu quả nhưng không doanh nghiệp nào dám sử dụng do quá mới lạ. 6 tháng không bán được sản phẩm. Tháng thứ 7, công ty bán được sản phẩm cho một doanh nghiệp lớn. Từ đó, sản phẩm dần được công nhận trên thị trường và công ty phát triển đến ngày nay.

Anh Cường khuyên các sinh viên, thưở ban đầu lúc nào cũng khó khăn, nhưng vượt qua được rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

IMG 6462

Anh Trần Minh Cường chia sẻ những khó khăn của quá trình khởi nghiệp.

>> Cơ Điện tử: Thổi hồn vào máy

Tinh thần khởi nghiệp đi từ ý tưởng

Đến từ Công ty Sotatec, anh Hồ Hoán Nghĩa đem đến sự hứng thú cho các chàng sinh viên Cơ Điện tử với các sản phẩm nghệ thuật làm từ công nghệ in 3D của công ty anh. Công nghệ này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trên thế giới như y tế (90% máy trợ thính hiện được sản xuất bằng công nghệ in 3D), hàng không vũ trụ, kiến trúc và nghệ thuật. Ưu điểm công nghệ này là giúp tạo nhanh các sản phẩm nhiều chi tiết phức tạp, dễ dàng thử nghiệm sản phẩm mới.

IMG 6535

Theo anh Nghĩa, tinh thần khởi nghiệp phải đi với ý tưởng mới.

 Anh cho hay, công nghệ in 3D đang có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Với mức tăng trưởng trung bình 32.3% hàng năm trong 3 năm vừa qua, năm 2017 dự đoán giá trị toàn ngành sẽ đạt 6 tỉ đô.

IMG 6529

IMG 6539

Các sản phẩm được tạo thành từ công nghệ in 3D của công ty anh Nghĩa

Anh Nghĩa cung cấp cho các sinh viên cái nhìn toàn cảnh về quy trình tạo thành một sản phẩm của ngành Cơ điện tử (hình). Anh chia sẻ, để trở thành một kỹ sư Cơ Điện tử thì phải nắm vững kiến thức từ khâu thiết kế kỹ thuật đến lúc sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, nếu có tinh thần khởi nghiệp, kỹ sư Cơ điện tử còn đòi hỏi phải có ý tưởng và khả năng nghệ thuật về thiết kế kiểu dáng để có thể tạo ra sản phẩm nổi trội, có khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ.

Các bước_tạo_ra_sản_phẩm_trong_ngành_Cơ_điện_tử

Quy trình tạo thành một sản phẩm của ngành Cơ điện tử (Ảnh do anh Nghĩa cung cấp)

Hỏi về bí quyết thành công trong ngành này, anh nhấn mạnh: “Chỉ có đam mê mới giúp bạn cày ngày cày đêm, hết lòng hết sức với sản phẩm” Không có đam mê, giữa vòng quay áp lực từ nhiều thứ khi trưởng thành, bạn sẽ rất bị rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

Ngành Cơ Điện tử: giao thoa tinh hoa 3 ngành

Đi sâu vào kiến thức chuyên ngành, tiến sĩ Phạm Công Bằng, Phó Trưởng Khoa Cơ Khí cho biết: học Cơ điện tử là học luôn kiến thức của Cơ Khí, Điện tử vừa phải có khả năng lập trình để tạo ra một thiết bị thông minh.

IMG 6483

Thầy Phạm Công Bằng, Phó trưởng khoa Cơ Khí ĐH Bách Khoa TP. HCM

Trả lời thắc mắc liệu học kiến thức chuyên môn của cả ba ngành học có quá nặng cho sinh viên Cơ Điện tử không, thầy Bằng cho biết: các em sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của cả ba mảng. Những kiến thức này không quá nặng vào chuyên sâu nhưng vẫn đầy đủ những kiến thức cần thiết. Sau đó, người kỹ sư Cơ điện tử giỏi phải biết cách kết hợp các kiến thức này để có thể vận dụng hiệu quả, tạo ra được sản phẩm thông mình vượt trội so với đối thủ.
Cơ hội việc làm trong ngành này hiện đang rất cao khi những năm trước, lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu này tại Việt Nam hiện chỉ trên 30%. Thầy Bằng cho biết thêm.

Một số hình ảnh từ hội thảo:

IMG 6475

Sinh viên OISP ngành Cơ Điện tử chăm chú lắng nghe những chia sẻ của người đi trước.

 Sinh viên_OISP_Cơ_Điện_tử_K2014

Đặt câu hỏi cho các diễn giả

 IMG 6558

CÁC BUỔI HỘI THẢO VÀ THAM QUAN THỰC TẾ DOANH NGHIỆP SẮP DIỄN RA
– 16/9, 8g15: tham quan Công ty Nestlé.
– 16/9, 8g15: tham quan Nhà máy Xử lý nước Thủ Đức.
– 18/9, 8g15: hội thảo ngành Dầu khí.
– 19/9, 8g15: tham quan Công ty Xây dựng Hòa Bình.
Ngoài ra, dự kiến còn có ba buổi tham quan thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) chi nhánh TP.HCM, Công ty Cơ khí Robert Bosch và Công ty Cổ phần VNG.

                                                                                                                                                Tin: Minh Đạo, Ảnh: Chí Thành

Bài trước

Bài tiếp