Năm kỹ năng mềm giúp du học sinh được lòng nhà tuyển dụng

Học tập ở nước ngoài là giúp bạn xây dựng các kỹ năng mềm, thoát ra khỏi vùng an toàn của mình cũng như tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

1. Kỹ năng sáng tạo

Đây là kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng yêu cầu nhiều nhất. Sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Với kỹ năng này, người học sẽ vượt qua tư duy đóng khung (fixed mind) để tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

2. Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng thuyết phục giúp bạn được nhà tuyển dụng để mắt đến hơn những ứng viên khác. Đây là kỹ năng tổng hợp bao gồm kỹ năng giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe và  giải quyết vấn đề. Vững vàng kỹ năng thuyết phục bạn sẽ nắm được ưu thế khi thuyết trình, ký kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng trong ngành kinh doanh hay bất cứ ngành nghề nào khác.

3. Kỹ năng hợp tác

Trong hầu hết các ngành nghề từ khoa học, kỹ thuật đến kinh tế, nhân văn đều gắn liền với các hoạt động nhóm, dự án cộng đồng… Hợp tác là khi mọi người cùng nhau làm việc, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Một người biết hợp tác luôn thực hiện tốt công việc của cá nhân để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của tập thể.

4. Khả năng thích ứng

Bắt đầu cuộc sống ở một đất nước mới tức là bạn sắp trở thành “chuyên gia” thích ứng, từ việc tìm nơi cư trú mới, tìm đường đến lớp học, học nấu ăn, quản lý chi tiêu… ti tỉ nhiều điều mới lạ bạn phải học. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng thích ứng vì nơi làm việc liên tục diễn ra nhiều đổi thay và nếu bạn sẵn sàng nhảy vào cuộc và biến hóa linh hoạt theo bối cảnh thì bạn sẽ tiến rất nhanh trên chặng đường sự nghiệp của mình.

Bước vào môi trường mới với nền văn hóa khác biệt cùng mối quan hệ đa dạng – với giảng viên, với người cố vấn học tập, với bạn bè, thậm chí với sếp ở chỗ làm thêm  mới – kỹ năng thích ứng sẽ giúp bạn mau chóng hòa đồng cùng tập thể để sớm phát huy những lợi thế vốn có như tại quê nhà.

5. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Trước khi kiểm soát được cảm xúc, bạn phải nhận diện được cảm xúc hiện hữu của mình để đưa ra lựa chọn hành động phù hợp. Biết bản thân đang nóng giận, bạn sẽ không vội vã đưa ra quyết định. Biết bản thân đang buồn bã, bạn sẽ không trút hầu bao thiếu kiểm soát cho shopping. Kiểm soát tốt cảm xúc của mình sẽ giúp bạn biết đồng cảm với cảm xúc của người khác. Người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao luôn suy nghĩ chín chắn, suy xét kỹ lưỡng trước khi phát ngôn để tránh làm tổn thương người đối diện.

Nguồn: Insiderguide.com – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp