Đó là câu hỏi chung của các bạn tân sinh viên k2014 trong buổi hội thảo QTKD do OISP tổ chức vào 11/9/2014 dành cho ba vị khách mời đặc biệt: Giám đốc sản xuất Unilever – ông Lê Văn Nhiễm, Giám đốc nhân sự VNG – bà Nguyễn Liên Khả và Đại diện khoa QLCN của ĐH Bách Khoa – TS. Phạm Quốc Trung.
Đó là câu hỏi chung của các bạn tân sinh viên ngành QTKD dành cho 3 vị khách mời đặc biệt trong buổi hội thảo ngành QTKD do OISP tổ chức vào 11/9/2014. Sự kiện có sự tham gia của Giám đốc sản xuất Unilever – ông Lê Văn Nhiễm, Giám đốc nhân sự VNG – bà Nguyễn Liên Khả và Đại diện khoa QLCN của ĐH Bách Khoa – TS. Phạm Quốc Trung.
UNILEVER TÌM NHÀ LÃNH ĐẠO TƯƠNG LAI THẾ NÀO?
Chắc các bạn cũng đã quen với những sản phẩm hiện diện ở khắp nơi, mọi ngõ ngách, từng phiên chợ, siêu thị ở Việt Nam như bột giặt Omo, kem đánh răng P/S, xà phòng Lifebuoy, dầu gội Clear, Sunsilk, lăn khử mùi Rexona, hạt nêm Knorr, kem đánh răng Close up, … được sản xuất bởi Unilever – một trong những tập đoàn đa quốc gia dẫn đầu về mặt hàng tiêu dùng nhanh trên thế giới. Năm 2014, Unilever còn đứng vị trí đầu tiên trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (theo thống kê của Anphabe.com). Vậy những con người làm việc tại Unilever như thế nào? Unilever tìm kiếm nhà lãnh đạo tương lai ra sao?
Ông Lê Văn Nhiễm – Giám đốc sản xuất Unilever Vietnam
Theo chia sẻ từ Giám đốc sản xuất Unilever – ông Lê Văn Nhiễm thì “Mỗi con người trong Unilver luôn đi tiên phong, chính trực, nhiệt huyết, tư duy logic, có niềm đam mê học hỏi những điều mới, học nhanh, và tiềm ẩn khả năng lãnh đạo, cụ thể là khả năng lên kế hoạch, tổ chức và những kỹ năng mềm thiết yếu như hùng biện, giải quyết vấn đề, phát triển ý tưởng, v.v..”. Đó cũng chính là những nhân vật mà Unilever đang kiếm tìm. Theo ông Nhiễm, hàng năm Unilever đều có chương trình Thực tập Lãnh đạo, sinh viên sẽ có 3 tháng thực tập, được huấn luyện trong môi trường làm việc đa quốc gia và có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của Unilever sau kỳ thực tập. Bên cạnh đó, ông cũng dành những lời khuyên chân thành cho các bạn Tân sinh viên k2014 ngành Quản trị kinh doanh.
>> Quản trị kinh doanh – nghề cho những người dũng cảm
ĐỪNG “TỰ SƯỚNG” KHI ĐÃ VÀO ĐẠI HỌC!
Vị giám đốc chia sẻ rằng có nhiều sinh viên sau khi đậu vào một trường đại học sẽ tự cho mình là nhất, “tự sướng” bằng cách chơi game ngày đêm, đàn đúm bạn bè và không tập trung vào việc học. Kết quả là học tập sa sút, phải học lại, tốn tiền cha mẹ và tệ hơn nữa là phải bỏ học vì bị mất kiến thức cơ bản. Lời khuyên của ông cho các bạn tân sinh viên k2014 là đừng chủ quan, đừng lơi là và hãy giữ vững phong độ như ngày bước vào trường.
Tân sinh viên OISP ngành QTKD đặt câu hỏi cho diễn giả
VNG và CƠ HỘI CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT, NĂM HAI, NĂM BA VÀ NĂM CUỐI
Đến dự buổi hội thảo ngành còn có sự chia sẻ của bà Nguyễn Liên Khả – Giám đốc nhân sự của công ty VNG. Cái tên VNG có thể chưa quen thuộc lắm với các bạn tân sinh viên, nhưng hẳn các bạn cũng đã quen với các sản phẩm như Game Võ Lâm Truyền Kỳ, Khu vườn trên mây, trang nghe nhạc trực tuyến Zing MP3, trang tin tức Zing Me, ứng dụng Zalo..v..v.. Năm 2014, VNG nằm trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (theo thống kê của Anphabe.com).
Bà Khả chia sẻ, độ tuổi trung bình của toàn thể nhân viên VNG là 28, trong đó, có không ít nhân viên thuộc nhóm 9x. Công ty cũng có nhiều chương trình dành cho những bạn sinh viên năm nhất, năm hai như VNG tour. Theo đó, sinh viên sẽ được tham gia những chuyến đi thực tế tại VNG, nghe những chia sẻ về phương pháp triển khai dự án trong tổ chức, trao đổi cùng các nhân viên và lãnh đạo của công ty, v.v.
Riêng những sinh viên năm 3 hoặc năm cuối, sinh viên có thể tham gia VNG internship – chương trình thực tập hưởng lương. Theo chương trình, sinh viên sẽ được huấn luyện và tham gia sâu vào quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp, đồng thời, có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Bà Nguyễn Liên Khả – Giám đốc nhân sự VNG
TÂN SINH VIÊN ƠI, HÃY CHỦ ĐỘNG!
Hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường tìm kinh nghiệm từ đâu?
Từ những hoạt động trong quá trình học, từ những dự án của sinh viên, những cuộc thi đòi hỏi phải có tinh thần đồng đội, tham dự vào ban tổ chức của trường, v.v. Bà Khả chia sẻ. Tham dự những hoạt động như thế tôi luyện cho sinh viên sự nhanh nhạy, tháo quát, óc tổ chức, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, biết cách làm việc hợp tác với đồng đội và tính chủ động trong công việc.
TS. Phạm Quốc Trung (giữa); Ths. Cao Tiến Minh (ngoài cùng bên trái)
Nhắc về tính chủ động, TS. Phạm Quốc Trung – đại diện khoa Quản lý Công nghiệp của ĐHBK cũng chia sẻ: “việc học đại học khác nhiều so với học ở THPT, sinh viên phải chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng, các bài viết, nghiên cứu và phải biết tự quản lý thời gian học của mình”. Thầy Trung kết thúc bài phát biểu bằng một lời chia sẻ chân thành:
HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI LÀ CẢM GIÁC TỚI ĐÍCH MÀ LÀ TRÊN TỪNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐI!
Hãy xem việc học là niềm vui, là sự khám phá khoa học, là cơ hội để nâng cấp chính mình.
>> Cử nhân QTKD chất lượng cao
Sinh viên QTKD và các diễn giả
– Nhựt Huỳnh –