Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Sáu bước tự hướng nghiệp cho bản thân

Trong các buổi tư vấn hướng nghiệp, không ít các bạn thí sinh còn vân phân không biết học ngành này ra sẽ làm nghề gì? Học ngành này có thể làm ở những công ty nào? Mức lương cho nghề này khi đi làm là bao nhiêu? Nhưng rất ít thí sinh biết được chính xác bản thân mình phù hợp với công việc gì để có chọn lựa ngành học phù hợp. Bạn hãy tham khảo các tip sau đây để việc tự định hướng nghề dễ dàng hơn.

6 tip tu huong nghiep

1. Hiểu bản thân để không chọn sai nghề

Mỗi cá nhân đều có thể phát huy hết được các lợi thế của mình nếu được làm môi trường phù hợp với tính cách, sở trường. Để hiểu rõ tính cách, sở thích, kỹ năng và điểm mạnh của mình, bạn tự trả lời các câu hỏi: Bạn khá nhất ở lĩnh vực nghề nghiệp nào kỹ thuật hay kinh tế; Bạn sẽ thành công nhất ở những hoạt động nào hoặc thế mạnh của bạn là gì? Những tố chất nào của bản thân cho thấy bạn phù hợp với ngành nghề đó?
Các bạn nên chọn ngành dựa theo ưu điểm nổi trội và tính cách của bản thân. Như vậy, người học mới thực sự có đủ năng lực và động cơ để vượt qua những khó khăn và tiếp tục theo đuổi đam mê.
Ví dụ: Khi bạn sinh ra có tình yêu với biển cả, thích phiêu lưu khám phá, thích nghiên cứu về địa chất và khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên thì những ngành về Dầu khí, Địa chất sẽ là những ngành nghề phù hợp với bạn.

2. Tìm hiểu rõ về trường/ chương trình học phù hợp

Khi bạn đã xác định được điểm mạnh và ngành học phù hợp với bản thân thì việc tìm hiểu về các trường đại học, chương trình đào tạo của ngành học này là cần thiết. Ngày nay có rất nhiều trường đại học có các chương trình giảng dạy phong phú, thời gian đào tạo linh hoạt, việc tìm kiếm thông tin cũng dễ dàng sẽ giúp bạn chọn được môi trường đúng với khả năng học tập, kinh tế gia đình. Ngoài ra, các bạn cũng nên tham khảo thông tin về cơ sở vật chất, hoạt động sinh viên, chất lượng giảng dạy… của trường để có thể chọn lựa cho mình một nơi trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng tốt nhất.

Nếu bạn có thế mạnh là tiếng Anh hay mong muốn tìm kiếm cơ hội du học thuận lợi thì có thể tìm hiểu về các chương trình Chất lượng cao/ Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế đào tạo hơn 19 ngành kỹ thuật hoàn toàn bằng tiếng Anh của Trường ĐH Bách khoa.

3. Xác định lập trường bản thân

Bạn cần vượt qua rào cản định hướng nghề của người thân như việc phải theo nghề truyền thống của gia đình. Tránh việc chọn ngành nghề theo số đông bạn bè, hay ngành “hot” nhưng bản thân lại không hiểu gì về ngành đó, cũng như tránh vượt quá khả năng học tập của bản thân.
Một khi bạn đã có những tìm hiểu kỹ về ngành nghề, về sự phù hợp của bản thân thì bạn sẽ có đủ sức thuyết phục người thân, bạn bè về lựa chọn của mình.

4. Đánh giá về nguồn nhân lực của ngành học

Việc bạn tìm hiểu sâu về nhu cầu nhân lực, các nhận định nghề phát triển trong tương lai hay các kế hoạch phát triển ngành nghề của chính phủ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nhất trong tương lai khi theo đuổi ngành nghề đã chọn. Bạn có thể tìm các thông tin này trên các trang web về Dự báo nguồn nhân lực, trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động, các kênh tư vấn tuyển sinh của các trường đại học… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ người thân, thầy cô hoặc chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

Đơn cử như, Vietnam Report cho hay tình hình kinh doanh của ngành xây dựng trong năm 2021 sẽ tốt hơn trong sáu tháng đầu năm và có tới 47,4% doanh nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng hơn trong 12 tháng tới. Đây là một trong các đánh giá giúp cho các bạn yêu thích ngành Xây dựng tự tin với chọn lựa của mình.

5. Lập danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp

Bạn có thể lập một danh sách các yêu tố liên quan, ảnh hưởng đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn. Ví dụ như bạn thích một công việc có thể giao tiếp với nhiều người hay thiên về nghiên cứu, bạn thích môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp như thế nào, mức lương bạn mong muốn cho công việc là bao nhiêu…Càng liệt kê được nhiều câu hỏi và tự trả lời, bạn sẽ càng khám phá rõ hơn nghề nghiệp cũng như vạch ra được kế hoạch định hướng của mình trong tương lai.

6. Tham gia các buổi hội thảo, hướng nghiệp của các chuyên gia

Bạn cần tìm hiểu thông tin xét tuyển mới nhất thông qua cẩm nang tuyển sinh, một số kênh tham khảo uy tín, các cuộc hội thảo, buổi tư vấn từ chuyên gia để tìm hiểu ngành nghề và nội dung đào tạo của các trường mà mình chọn. Việc này sẽ giúp bạn có được thông tin chính xác, cũng như sự chủ động trong việc chọn ngành nghề.

CT Chất lượng cao (tiếng Anh, tiếng Nhật), Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế, Tăng cường Tiếng Nhật
• CT chính quy, giảng dạy 100% tiếng Anh/ tăng cường tiếng Nhật
• GV Trường ĐH Bách khoa & ĐH đối tác tham gia giảng dạy
• Chính sách học bổng & khen thưởng đa dạng, giá trị cao
• Học tại campus Q.10, cơ sở vật chất tiện nghi, sĩ số SV ít
• Chuyển tiếp du học Úc, New Zealand, Nhật thuận lợi
• Bằng ĐH chính quy do Trường ĐH khoa cấp

LIÊN HỆ TƯ VẤN
VP Đào tạo Quốc tế (OISP) – Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)
ⓐ Kiosk OISP, Trường ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10
ⓟ (028) 7300.4183 – 03.9798.9798
ⓔ tuvan@oisp.edu.vn

Bài: LINH LÊ – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp