4 cách tự tạo động lực học tập cho sinh viên

Kinh nghiệm cho thấy khi mới bắt đầu việc học, sinh viên thường rất háo hức. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian, mức độ hăm hở liền giảm sút.

Học tập có kế hoạch giúp bạn giữ được tinh thần tốt và động lực đến trường mỗi ngày. — Hình: OISP

Đối với sinh viên, động lực học tập không chỉ cần được duy trì mà còn phải được thúc đẩy, nhằm đem lại niềm vui khám phá tri thức thực sự cho người học. Cùng OISP tham khảo thử bốn cách sau nhé!

1. THIẾT LẬP MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Để thiết lập mục tiêu, sinh viên có thể chia ra thành ba dạng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

  • Các mục tiêu ngắn hạn nên bao gồm thời hạn hoàn thành nhiệm vụ, vượt qua các kỳ thi và có thể bao gồm các hoạt động văn hóa hoặc các môn thể thao
  • Các mục tiêu trung hạn có thể bao gồm các khóa học cụ thể, tham gia một chương trình trao đổi, hoặc các dự định học tập khác
  • Các mục tiêu dài hạn chắc chắn sẽ bao gồm việc hoàn thành tốt chương trình học của bạn, có thể kế hoạch du lịch, học cao hơn và hoặc nâng cao tay nghề
Thiết lập mục tiêu học tập cụ thể giúp bạn tập trung và có thể theo dõi kết quả dễ dàng. — Hình: freepik

Viết ra các mục tiêu của bạn và đặt chúng ở nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy để có thể thường xuyên xem lại danh sách này, đặc biệt nếu bạn cảm thấy động lực của mình bị giảm sút.

2. QUẢN LÝ THỜI GIAN HỢP LÝ

Một lý do phổ biến khiến bạn mất động lực là cảm thấy quá tải bởi khối lượng bài học hoặc công việc mà bạn phải hoàn thành. Thời gian không bao giờ đủ và bạn cần phải lập ngân sách sử dụng hợp lý. Các mẹo sau sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian của mình một cách hiệu quả:

  • Đặt kế hoạch hàng ngày, học kỳ, kế hoạch hàng tuần và kế hoạch hàng ngày
  • Sắp xếp thời gian biểu học tập của bạn để bạn đáp ứng thời hạn của bài tập
  • Tránh trì hoãn: hãy cứ làm và hoàn thành việc nhỏ trong chuỗi kế hoạch lớn vẫn tốt hơn là không làm gì
  • Cân bằng việc học với giải trí, thể thao và nghỉ ngơi
  • Tránh dành quá nhiều thời gian cho Facebook, Instagram… — hãy sử dụng những thứ này như phần thưởng nhỏ sau các buổi học

3. TƯ DUY TÍCH CỰC

Để thúc đẩy bản thân và duy trì động lực, sinh viên hãy tiếp cận việc học một cách tích cực, tránh thụ động. Cách tiếp cận tích cực chính là tham gia vào bài giảng trên lớp và đặt câu hỏi với những điều cần biết. Ví dụ:

  • Hỏi thầy cô hoặc anh chị khóa trên về những thông tin môn học cần thiết
  • Đặt câu hỏi cho bản thân để xác định những gì bạn chưa hiểu rõ và tìm kiếm câu trả lời để lấp đầy khoảng trống
  • Xem lại các mục tiêu học tập cho một học phần hoặc khóa học để tìm ra những ý tưởng quan trọng
  • Học qua nhiều kênh khác nhau như học nhóm cùng bạn bè, tạo bản đồ khái niệm hoặc viết tóm tắt các điểm chính của bài học…

4. SUY NGẪM VỀ VIỆC HỌC CỦA BẢN THÂN

Điều cần thiết để duy trì động lực là khả năng phản tư (tự phản biện, tự phủ định, nghĩ đi nghĩ lại) về những gì bạn đang học bằng cách tự đặt câu hỏi cho bản thân hoặc thảo luận với bạn cùng lớp:

  • Bản thân biết và hiểu gì về những chủ đề môn học?
  • Cần phải làm rõ điều gì để hiểu hơn về những bài giảng?
  • Tại sao nội dung môn học này lại quan trọng?
  • Tôi có thể áp dụng nó cho những ví dụ nào khác?
  • Làm thế nào để nội dung này phù hợp với tổng thể môn học?
Học nhóm cũng là một cách tốt để duy trì động lực học tập cho sinh viên. — Hình: OISP

Sự phản tư giúp sinh viên dễ dàng xác định và phát triển thêm những kỹ năng mà bản thân cảm thấy cần cải thiện. Cách tiếp cận thông qua sự phản tư này sẽ cải thiện động lực học tập của bạn, đồng thời giúp bạn trở nên tự tin hơn khi hiểu rõ mục tiêu học tập.

Bài: LINH LÊ

Bài trước

Bài tiếp