Soichiro Honda trở thành biểu tượng người Nhật truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ bằng đam mê kỹ thuật bất tận và tinh thần vượt qua nghịch cảnh. Vây ông là ai?
Nhắc đến xe máy, người Việt nghĩ ngay đến Honda. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau các thương hiệu vượt thời gian như Cub, Dream… là một người đàn ông Nhật bền chí với khát khao tạo ra chiếc xe mang tên mình. Đó là Soichiro Honda, người sáng lập ra tập đoàn sản xuất xe nổi tiếng thế giới. Cuộc đời ông là một câu chuyện đáng kinh ngạc về sự đấu tranh vượt qua khó khăn, là bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam nghiêng mình bái phục trước ý chí vượt qua nghịch cảnh.
NGƯỜI NHẬT PHI THƯỜNG
Soichiro Honda sinh năm 1906, trong một gia đình rất bình thường ở tỉnh nhỏ Shizuoka. Vào đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên có một chiếc ô tô đến thị trấn, khi ấy Soichiro còn rất trẻ. Chiếc xe khiến ông Soichiro mê mẩn và mơ về việc tạo ra chiếc xe hơi của riêng mình. Khi mười lăm tuổi, ông chuyển đến làm việc cho nhà máy linh kiện máy bay ở Tokyo và yêu thích ngay với công việc của mình.
Ước mơ lớn nhất của ông là tạo ra chiếc ô tô vì vậy ngay khi sếp đề xuất ý tưởng tạo ra chiếc xe đua ông đã bắt tay thực hiện ngay. Cuối cùng ông đã tạo ra chiếc xe phi thường và chiếc xe giật giải vô địch Nhật Bản. Khi đó, Soichiro Honda chỉ mới mười tám tuổi.
Sau khi trở về quê hương, ông thành lập công ty riêng chuyên sản xuất các bộ phận xe hơi, đặc biệt là xéc-măng (vòng pít-tông) khi mới hai mươi mốt tuổi. Tuy nhiên, khi ông mang sản phẩm đến công ty Toyota, họ từ chối mua. Ông phải trở lại trường học, chịu đựng sự sỉ nhục của giáo viên và bạn bè. Họ bảo ông là một thằng ngốc vì “thiết kế một thứ lố bịch như thế”. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng ông đã hoàn thiện thiết kế xéc-măng và hãng Toyota đã mua chúng.
Ðể xây dựng nhà máy, ông Honda cần bê tông, nhưng chính phủ Nhật đang chuẩn bị cho Thế chiến 2 nên vật liệu này không có sẵn. Một lần nữa, giấc mơ sắp thành hiện thực lại tan tác. Nhưng không, ông quyết định xây dựng nhà máy. Vì từ bỏ không phải là một lựa chọn. Bằng sự quyết tâm và bền chí, ông xây dựng nhà máy và cuối cùng đã có thể sản xuất xéc-măng ô tô.
Một lần nữa, tai họa lại ập đến. Mỹ đã ném bom nhà máy của Soichiro, phá hủy gần hết. Thay vì cảm thấy thất bại, ông đã tập hợp tất cả nhân viên của mình lại. Ông nói: “Nhanh lên! Chạy ra ngoài và quan sát những chiếc máy bay đó. Chúng sẽ thả những thùng dầu phụ. Chúng ta cần tìm ra nơi các thùng dầu rơi xuống, vì chúng là nguyên liệu thô chúng ta cần cho sản xuất”.
Ông Honda sử dụng bất cứ điều gì cuộc sống ban cho ông. Cuối cùng, một trận động đất san bằng nhà máy của ông và Honda buộc phải bán dây chuyền sản xuất pít-tông của mình cho Toyota.
Khi chiến tranh kết thúc, xăng bị hạn chế sử dụng và gần như không thể tìm thấy. Thay vì cảm thấy thất bại hoặc bất lực, ông đưa ra một quyết định mới. Ông có một chiếc mô tơ nhỏ tương đương động cơ một máy cắt cỏ và nảy ra ý tưởng gắn nó vào chiếc xe đạp của mình. Ngay lúc đó, chiếc xe đạp có động cơ đầu tiên đã được tạo ra. Nhanh chóng sau đó, bạn bè cũng yêu cầu Honda làm vài chiếc cho họ. Ông đã sản xuất nhiều “mô tô” đến nỗi hết động cơ. Vì vậy ông quyết định xây dựng một nhà máy mới để tự sản xuất nhưng ông không có tiền.
Ông không bỏ cuộc và đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Ông viết một lá thư cho từng chủ cửa hàng xe đạp ở Nhật Bản, nói với họ rằng ông có giải pháp cho việc đi lại ở Nhật Bản, rằng xe máy của ông rẻ và sẽ giúp mọi người có phương tiện và yêu cầu họ đầu tư. Hơn 3000 cửa hàng xe đã đưa tiền cho Honda và ông đã sản xuất lô hàng đầu tiên. Tuy vậy, chiếc xe máy quá to và cồng kềnh, rất ít người Nhật mua. Khi nhận thấy sản phẩm không hiệu quả, ông quyết định lột bỏ chiếc xe máy của mình để làm cho nó nhẹ và nhỏ hơn nhiều. Ông gọi nó là The Cub và nó “thành công chỉ sau một đêm”, giành được Giải thưởng Nhật Hoàng.
Năm 1946, Soichiro Honda thành lập một doanh nghiệp mới, được gọi là Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Honda. Ông tập trung sản xuất xe máy, loại xe rẻ hơn. Ông đã lựa chọn đúng. Ông tạo ra một động cơ nhẹ ít ồn hơn nhiều so với những động cơ khác, đưa ông đến thành công. Soichiro không chỉ tỏa sáng với tư cách là một người thợ máy nhiệt huyết, kiên trì mà còn là truyền lửa đam mê cho thế hệ sau.
TIẾNG NHẬT TRONG TẦM TAY
Ông Soichiro Honda đã trở thành biểu tường người Nhật phi thường và đáng ngưỡng mộ cho rất nhiều người Nhật và cả Việt Nam. Kể từ đây, nền công nghiệp ô tô và các ngành cơ khí, máy tính, điện tử của Nhật Bản phát triển vượt bật.
Hằng năm, nhiều doanh nghiệp nghiệp Nhật đến Việt Nam đầu tư, mở rộng nhà máy và tuyển dụng kỹ sư. Đặc biệt là kỹ sư chất lượng cao, giỏi tiếng Nhật. Trong chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách khoa, song song học kỳ chính khóa, sinh viên có thể đăng ký chương trình Kỹ sư Việt – Nhật (VJEP). Đây là chương trình đào tạo hướng nghiệp trọn gói dành cho tân sinh viên. Sau khi tham gia vào chương trình, ngoài học chuyên môn, sinh viên còn được học tiếng Nhật, văn hóa, kỹ năng, tư duy quản trị để sang Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp.
Vậy học tiếng Nhật có khó không? Học bao lâu để có thể giao tiếp tiếng Nhật lưu loát?
Chương trình kỹ sư Việt – Nhật cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về tiếng Nhật. Bên cạnh các giờ học ngôn ngữ, chương trình cũng chú trọng đào tạo văn hóa như thư đạo, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa Ikebana… Đặc biệt, đến năm thứ ba, tư, sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 sẽ được sang Nhật thực tập. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được săn đón bởi các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản và được hưởng mức lương, chế độ phúc lợi xã hội tương đương kỹ sư người Nhật.
Không chỉ mang lại cho sinh viên lộ trình đào tạo bài bản, chương trình còn rất chú trọng đến cơ hội việc làm cho sinh viên. Sau ba khóa tuyển sinh, chương trình đã có được lứa sinh viên đầu tiên sang Nhật thực tập và đạt chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N2. Đây là những trái ngọt đầu tiên của từ sự cố gắng của Ban chủ nhiệm chương trình và sinh viên.
GIA NGHI tổng hợp