Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Chất lượng ĐH: Kém vì dễ dãi | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Chất lượng ĐH: Kém vì dễ dãi

Đây là nhận định của Giáo sư-Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Theo ông, số trường ĐH phải giải thể nhiều hơn con số 15

Đây là nhận định của Giáo sư-Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Theo ông, số trường ĐH phải giải thể nhiều hơn con số 15

– Phóng viên: Khi thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã chỉ ra nhiều yếu kém của giáo dục ĐH Việt Nam. Từng là người đứng đầu ngành giáo dục, ông có nhận xét gì?

– Giáo sư-Viện sĩ Phạm Minh Hạc: Nếu nói một cách hình ảnh, giáo dục ĐH hiện nay đang xếp hàng dọc, có chỗ được, chỗ không nhưng vắn tắt lại là không đáp ứng được nhu cầu. Hiệu trưởng một trường ĐH kỹ thuật khá nổi tiếng cho tôi biết  trường đó chỉ có 30% số kỹ sư đào tạo ra đúng chuẩn nghề nghiệp. Trước đây, nước ta chỉ có 111 trường ĐH, CĐ, con số này hiện nay là 440. Chỉ từ năm 1998-2009 đã có 304 trường ĐH, CĐ được thành lập hoặc nâng cấp. Tôi nói thẳng là chất lượng đào tạo ở những trường này có vấn đề lớn, ngoại trừ những sinh viên có tố chất thực sự xuất sắc.

 

– Theo giáo sư, vậy nguyên nhân chính của tình trạng này nằm ở đâu?

– Chất lượng đào tạo ĐH phải dựa vào các yếu tố: cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình đào tạo, tuyển sinh đầu vào. Riêng về cơ sở vật chất, tôi có thể nói ở nước ta trường nổi tiếng nhất, tốt nhất cũng không đạt chuẩn cơ sở vật chất bằng một trường bình thường trên thế giới. Nhưng quan trọng nhất chính là đội ngũ giảng viên. Có trường ĐH mở ở miền Trung khi thành lập chỉ có một  tiến sĩ, giờ thêm một người nữa là hai. Đó là chưa nói đến chất lượng đầu vào quá kém, có nơi dưới 10 điểm/3 môn vẫn đỗ ĐH. Thầy như thế, trò như thế thì giảng dạy làm sao đạt chất lượng cao.
 
Trường ĐH Bách khoa TPHCM, một trong số không nhiều trường ĐH có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Bách khoa trong giờ học thiết kế vi mạch. Ảnh: HỒNG THÚY
 

– Giáo sư cho rằng trách nhiệm nằm ở đâu?

– Trách nhiệm chính, khởi nguồn từ chỗ Chính phủ ký quyết định thành lập trường. Dễ dãi và ồ ạt là những từ mà báo chí hiện nay hay nhắc đến. Còn Bộ GD-ĐT, cơ quan giúp việc cho Chính phủ khi kiểm tra thẩm định thì làm việc ẩu. Sau mở trường, việc mở ngành đào tạo mới từ phía Bộ GD-ĐT cũng dễ dãi dẫn đến việc phải tạm dừng mở hàng loạt mã ngành của nhiều trường.

 

Phải có địa chỉ trách nhiệm.

Tôi thấy khi thảo luận ở hội trường, các đại biểu Quốc hội chỉ nói đến thực trạng mà ít nói đến nguyên nhân. Ai chịu trách nhiệm, ai tạo ra thực tế này, ai chữa cái đó cần phải làm rõ. Cần có người đứng ra nhận trách nhiệm để giải quyết, xử lý tình trạng này.
 
Làm giáo dục không thể vội vã. Cứ hứa ba năm thay đổi nhưng chẳng hiểu thế nào, căn cứ vào đâu, ai làm gì, hướng làm như thế nào, cần điều kiện gì, lịch trình như thế nào… tôi thấy chẳng ai nói đến.
 

Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc

– Báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội kiến nghị hạ cấp, giải thể một số trường không đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất. Ông nghĩ sao?

– Không phải đến giờ, mà nhiều năm trước tôi đã phát biểu nếu trường nào không đủ điều kiện, chất lượng đào tạo quá yếu kém thì phải bị giải thể. Báo cáo của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đưa ra danh sách 15 trường không đủ cơ sở vật chất, có đất chưa xây dựng hoặc xây chưa xong nhưng tôi cho rằng con số cần bị giải thể nhiều hơn thế rất nhiều.

 
– Vậy ông có đưa ra giải pháp nào khả thi?

– Thực sự muốn bắt tay chấn chỉnh tình hình giáo dục, tôi nghĩ phải có sự can thiệp trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Người thực hiện tích cực là Bộ GD-ĐT, từ bộ trưởng đến các chuyên viên. Cần phải sắp xếp lại đội ngũ thì mới vào “trận đánh” được.

 
– Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi đăng đàn Quốc hội đã cho rằng chất lượng giáo dục thấp như hiện nay, các bộ trưởng từ năm 1975 đến nay đều có trách nhiệm. Từng làm bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông nghĩ sao về trách nhiệm của mình?
– Tại hội thảo của đoàn giám sát của Quốc hội về chất lượng giáo dục ngày 2-4-2010, tôi đã nhận trách nhiệm của mình. Nhưng nói gì thì nói, từ năm 1975 đến giờ, các nguyên bộ trưởng người còn người mất, nói vậy thì tội cho vong hồn các cố bộ trưởng.
 

Điều quan trọng hơn ở đây, theo tôi, vấn đề không nằm ở công – tội, mà phải tìm ra nguyên nhân của tình hình và làm thế nào để phát triển được giáo dục ĐH để phục vụ đất nước một cách bền vững. Cần tập trung tìm ra những giải pháp thì tốt hơn.

Yến Anh thực hiện
Theo nld.com.vn

 

Bài trước

Bài tiếp