Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Lúng túng đổi mới giáo dục đại học | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Lúng túng đổi mới giáo dục đại học

204/272 trường đã cam kết xây dựng chất lượng đào tạo song thực tế triển khai việc đổi mới giáo dục ĐH còn nhiều khó khăn, bất cập

204/272 trường đã cam kết xây dựng chất lượng đào tạo song thực tế triển khai việc đổi mới giáo dục ĐH còn nhiều khó khăn, bất cập

Gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo các trường ĐH  trong cả nước đã tham dự hội nghị sơ kết triển khai Chỉ thị 269/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012 tại 6 đầu cầu truyền hình Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ chiều 17-5.

Chưa tạo ra đột phá

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết hiện đã có 260/272 trường (đạt tỉ lệ 95%) xây dựng và ban hành chương trình hành động đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo; có 204/272 trường (đạt tỉ lệ 75%) xây dựng cam kết chất lượng đào tạo, 100% trường ĐH, CĐ đã gửi báo cáo thực hiện 3 công khai… Các trường đã từng bước chịu trách nhiệm với Nhà nước, người học và xã hội về chất lượng đào tạo của mình.

Mạnh dạn trao quyền tự chủ

PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM,  cho rằng để đổi mới giáo dục ĐH, cần phải tập trung nâng cao công tác quản trị và đổi mới quản lý theo hướng mạnh dạn trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường, tạo ra sức mạnh toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, các trường cần có kế hoạch đổi mới kế hoạch tài chính, trong đó không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà cần chủ động tìm những nguồn lực khác. Quy chế về đào tạo theo tín chỉ cần được hoàn thiện để hoạt động tốt nhất, trong đó cần quan tâm đến tính liên thông trong đào tạo…

“Đổi mới giáo dục ĐH cần có sự chuyển đổi đồng bộ ở nhiều bộ ngành, đây là quá trình cần thêm thời gian” – PGS Bình đề nghị.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc đổi mới quản lý giáo dục ĐH và nâng cao chất lượng đào tạo, các trường ĐH đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

GS-TS Bùi Văn Ga, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho rằng đến nay, cơ chế cũng như hệ thống văn bản pháp quy chưa phân biệt rạch ròi giữa ĐH vùng và các trường ĐH độc lập dẫn đến sự lúng túng trong quản lý.

Bên cạnh đó, theo GS Ga, việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH đã đạt đến mức giới hạn. Nghĩa là các trường đã sử dụng tối đa lợi thế quyền tự chủ để nâng cao chất lượng đào tạo nhưng do bị giới hạn về điều kiện tài chính nên chưa tạo ra được những bước đột phá.

Khó chuyển đổi

Nhiều đại biểu cho rằng việc chuyển sang đào tạo theo tín chỉ còn nhiều khó khăn, bất cập cả về chính sách, đội ngũ lẫn cơ sở vật chất. Nhiều đại biểu cho rằng việc thay đổi thói quen học tập, giảng dạy của sinh viên và giảng viên rất khó thực hiện triệt để trong ngày một, ngày hai.

Bên cạnh đó, công cụ quản lý đào tạo theo tín chỉ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Hầu hết các trường tự làm phần mềm quản lý mà chưa có phần mềm chuẩn nên còn lúng túng; phòng học không đủ nên bị động trong bố trí lịch học; số lượng giảng viên thiếu nên sinh viên ít có sự lựa chọn…
 
Trong cuộc khảo sát đánh giá đối với gần 1.000 sinh viên trong 5 trường ĐH tại Hà Nội thì có đến 90% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu; tại các thư viện, sách chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu tham khảo, học tập của sinh viên…

Một khó khăn trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ĐH hiện nay được các đại biểu chỉ rõ: Công tác nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng mức. “Thầy giáo không nghiên cứu khoa học thì không có kiến thức mới để truyền đạt cho sinh viên và cũng không thể dạy cho sinh viên kinh nghiệm nghiên cứu” – GS Ga nhận xét.
 
Giảng viên hờ hững với nghiên cứu khoa học là do phần lớn đang quá tải trong giảng dạy, không còn thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu khoa học quá hạn chế.

Theo GS Ga, để giải quyết bất cập này, cần phải giảm tải cho giảng viên nhưng nếu giảm tải mà không đi kèm nâng cao đời sống của giảng viên thì họ cũng phải đi làm thêm, dạy thêm để cải thiện cuộc sống. Do vậy, bài toán thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH vẫn không có lời giải.

70.000 sinh viên tiếp sức mùa thi 2010

Tại cuộc họp báo công bố chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2010 do Bộ GD-ĐT, Trung ương Hội Sinh viên VN và một số đơn vị phối hợp tổ chức ngày 17-5, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết chương trình năm nay sẽ được triển khai tại 10 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hải Dương, TPHCM, Cần Thơ, Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Thái Nguyên và Đắk Lắk.

Dự kiến, 70.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện sẽ tham gia. Kinh phí cho chương trình dự kiến khoảng 3 tỉ đồng.
Y.Anh  

THÙY VINH – YẾN ANH
Theo nld.com.vn

Bài trước

Bài tiếp