Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Môn Địa: Đề dễ thở nhưng khó có điểm cao | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế

Môn Địa: Đề dễ thở nhưng khó có điểm cao

Đúng như mong muốn của thí sinh, đề thi môn Địa lý THPT là một đề thi không khó, nhiều kiến thức vận dụng trong Atlat Địa lý thí sinh được phép mang vào phòng thi. Đề không đánh đố, không có gài bẫy.  

TTO – Đúng như mong muốn của thí sinh, đề thi môn Địa lý THPT là một đề thi không khó, nhiều kiến thức vận dụng trong Atlat Địa lý thí sinh được phép mang vào phòng thi. Đề không đánh đố, không có gài bẫy.   

>> Xem đề thi môn địa lý – giáo dục THPT

Thí sinh dò lại bài sau khi kết thúc môn Địa tại hội đồng thi THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: Thuận Thắng

Những chỗ thí sinh đễ mất điểm do nhầm lẫn trong tính toán không có trong đề thi lần này. Phần biểu đồ, đề thi cũng ghi rõ ràng biểu đồ dạng cột, đơn giản, chỉ có một yếu tố là sản lượng cao su.

Theo nhận định của nhiều thầy cô, HS trung bình có thể đủ điểm an toàn với đề thi này. Tuy nhiên, khó có thể đạt điểm tối đa vì đề quá nhiều câu, có câu hỏi mở và có cả những câu hỏi kiến thức quá chi tiết. Do vậy, với đề này thí sinh sẽ dễ mất điểm. Dù vậy, đây là môn thi thứ ba trong kỳ thi tốt nghiệp lần này được đánh giá đề dễ làm đối với HS trung bình. Môn Địa, nỗi lo lắng của hầu hết HS từ sau khi bộ công bố môn thi tốt nghiệp 2010 hóa ra cũng nhẹ nhàng, dễ thở. HS trung bình đã thở phào nhẹ nhõm sau môn thi thứ ba.

Tại các hội đồng thi, gần 9g00 phụ huynh đã có mặt trước các cổng trường để nghe ngóng tin tức. Tuy thời tiết nắng nóng nhưng ngay khi ra khỏi cổng trường các thí sinh đều tỏ vẻ phấn khởi vì đề thi tương đối vừa sức. Những lo lắng của phụ huynh từ sáng tới giờ nhanh chóng bị xua tan khi các thí sinh đánh giá đề dành cho các bạn học lực trung bình, những bạn không học bài nhưng nếu vận dụng các thông tin trong Atlat Địa lý thì vẫn đạt điểm trên trung bình.

Giám thị coi thi phát giấy làm bài thi cho thí sinh chuẩn bị thi môn Địa lý tại Hội đồng thi THPT Lê Hồng Phong, quận 5, TP.HCM sáng 3-6 – Ảnh: Minh Đức

Tại hội đồng thi THPT Trương Vương (quận 1), thí sinh Ngô Thị Phương Liên, học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, đánh giá: “Đề không có câu đánh đố, hầu hết kiến thức đều đã được ôn luyện. Nếu nắm chắc kiến thức, sử dụng hiệu quả Atlat Địa Lý thì sẽ đạt được điểm cao, nhưng đa số các bạn phòng em đều không ưng ý về bài thi của mình”.

Thí sinh Nguyễn Minh Tiến, học sinh Trường THPT Ernst Thalmann dự thi tại hội đồng thi Trường THCS Minh Đức (quận 1), cho biết: “Đề bài năm nay dễ hơn năm ngoái, các câu vẽ biểu đồ đơn giản, không đánh đố. Riêng câu số 3, sẽ khó lấy được điểm ở câu này nếu chỉ nêu các ý”. Tại hội đồng thi Hà Huy Tập, thí sinh Phạm Thị Phương, học sinh trường THPT Võ Thị Sáu đánh giá: “Em thi đại học khối A, B nên rất lo lắng môn thi Địa sáng nay, nhưng khi nào bài các câu đều liên quan tới các kiến thức Atlat Địa lý nên em tự tin sẽ đạt điểm khá”.

Một số học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh) cho biết: “Các câu trong đề thi này đã từng được nhà trường cho làm trong học kỳ 2 nên ít nhất em cũng phải làm được 70% số điểm, em dự đoán mình sẽ đạt điểm 7 trở lên”. Thí sinh Nguyễn Thanh Tuấn, học sinh trường THPT Gia Định, chia sẻ: “Đề thi địa năm nay dễ, em vừa nhìn đề là tự tin mình làm sẽ làm được tốt. Nội dung thi gần với chương trình học, các câu lý thuyết đơn giản, nếu có kiến thức xã hội thì điểm sẽ cao hơn”.

Đối với các em trường THPT Hùng Vương, THPT Trần Hữu Trang, THPT Thực hành cho biết đề năm nay tương đối dễ, vừa sức lại vừa thời gian. Em Vương Bảo Ngọc, Trường THPT Năng Khiếu tâm sự: "Câu hỏi năm nay không khó, vừa sức với em và các bạn cùng phòng. Sử dụng Atlat nhiều nên không lo lắng mấy”.

Để chuẩn bị bài cho buổi thi môn sử, nhiều thí sinh lo sợ. Tại hội đồng thi trường THCS Lý Phong, các em trường THPT Trần Hữu Trang tụ lại đoán đề môn sử. Tuy nhiên, nhiều em trường THPT Lê Hồng Phong cho “rằng học sử bài nhiều nhưng không học tủ, thông tin đề tủ chỉ là thông tin ảo mà thôi”.

PHÚC ĐIỀN – TRƯỜNG GIANG – NGỌC TRÂN

“Tận dụng Atlat là có thể làm được bài”

Nhiều thí sinh tại hội đồng thi Trường THCS Phú Mỹ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã bước ra cổng trường thi với gương mặt hớn hở khi cho rằng đề thi khá dễ và chủ yếu nằm trong sách giáo khoa. Một thí sinh đeo phù hiệu Trường THPT Gia Định (TP.HCM) vui vẻ cho biết bạn không ôn bài nhiều nhưng “tận dụng Atlat là có thể làm được bài”. 

Tương tự, thí sinh Lê Hồng Nhân (Trường THPT Võ Thị  Sáu, TP.HCM) tự tin mình đạt được khoảng tám điểm cho rằng đề thi môn địa nhìn chung rất dễ. “Dễ nhất là câu biểu đồ khi đề cho sẵn “vẽ biểu đồ hình cột” nên người làm bài sẽ không bị nhầm lẫn giữa các dạng biểu đồ – Nhân bình luận. Bên cạnh đó, phần so liệu cũng không bắt tính toán gì thêm nên phần này chỉ kiểm tra kỹ năng vẽ biểu đồ của thí sinh là chính”.

Về việc sử dụng Atlat khi làm bài thi, Nhân cho biết ở câu 3 (phần I), “dựa vào Atlat địa lý Việt Nam” thì chỉ cần nhìn Atlat “chép” ra tương đối dễ dàng. Ở những câu hỏi khác, Nhân cũng nhờ sự “hỗ trợ” của Atlat khi làm bài thi.

HÀ BÌNH 

Theo Tuoitre Online  

Bài trước

Bài tiếp