Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Sao chỉ đổ lỗi cho nhà trường về vụ nữ sinh đánh nhau? | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Sao chỉ đổ lỗi cho nhà trường về vụ nữ sinh đánh nhau?

TT – Tiếp chúng tôi tại một quán cà phê ngay sau khi vừa khám bệnh xong, ông Ngô Đức Bình – hiệu trưởng Trường THCS Lê Lai, Q.8, TP.HCM (ngôi trường vừa xảy ra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng – Tuổi Trẻ ngày 1-4) – giải thích về quyết định xin về hưu sớm của mình:

TT – Tiếp chúng tôi tại một quán cà phê ngay sau khi vừa khám bệnh xong, ông Ngô Đức Bình – hiệu trưởng Trường THCS Lê Lai, Q.8, TP.HCM (ngôi trường vừa xảy ra vụ nữ sinh bị đánh hội đồng – Tuổi Trẻ ngày 1-4) – giải thích về quyết định xin về hưu sớm của mình:

Giờ ra chơi của học sinh Trường THCS Lê Lai – Ảnh: Lưu Trang

"Trường THCS Lê Lai nằm trên địa bàn có nhiều khó khăn nhưng lực học trung bình của học sinh vẫn thuộc loại khá so với các trường khác trong quận."

Ông Võ Ngọc Thành (phó trưởng Phòng GD – ĐT Q.8, TP.HCM)

– Tôi năm nay đã 57 tuổi, lại mang trong người đến ba loại bệnh. Trong đó có bệnh tôi đã chữa trị dứt điểm cách đây 20 năm bây giờ tái phát. Lý do nữa là tôi không đủ khả năng để thực hiện tất cả những yêu cầu của lãnh đạo. Theo đúng quy định thì ba năm nữa tôi sẽ về hưu. Nhưng hiện tại tôi đã quá mệt mỏi, tôi muốn có thời gian để chữa bệnh…

* Được biết ông nhận chức vụ hiệu trưởng Trường THCS Lê Lai đã 25 năm. Một ngôi trường mà đa số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, ông từng bị phụ huynh học sinh hành hung ngay trước cổng trường, bị học sinh ném rác, nước tiểu vào người… Những lúc ấy ông có muốn bỏ nghề?

– Những lúc ấy thật sự tôi cũng buồn lắm chứ. Nhưng ý nghĩ bỏ nghề chỉ thoáng qua rồi thôi. Vì ở Trường Lê Lai, tôi có nhiều anh em, bạn bè thân thiết, quan trọng hơn ở đó có học sinh thân yêu của tôi. Mặc dù học sinh ở trường tôi nhiều em ngỗ ngược thật nhưng không phải tất cả học sinh ngỗ ngược đều đáng ghét. Tại vì các em không được hướng dẫn, dạy bảo đến nơi đến chốn. Tại vì môi trường sống không tạo điều kiện cho các em thể hiện những cái tốt của mình…

Có lần, sau khi nhắc nhở một học sinh nam trong trường, tôi theo dõi thấy em đi tìm gậy rồi hùng hổ quay lại tìm tôi. Tôi chủ động tiến đến phía em, từ tốn: “Thầy đây, em đánh đi”. Em đứng bất động rồi… thôi. Sau đó, tôi đã cảm hóa được em trở thành người tốt. Bây giờ mặc dù đã ra trường nhưng gặp tôi ở ngoài đường, đôi lúc tôi không thấy em nhưng em cố đạp xe theo, chào thầy cho bằng được.

Ông Ngô Đức Bình – Ảnh: H.HG.

* Có ý kiến cho rằng ban giám hiệu Trường Lê Lai chưa làm hết trách nhiệm trong việc dạy dỗ học sinh?

– Ở trường tôi, 100% học sinh học 1 buổi/ngày, tức tôi chỉ quản lý các em 4 giờ/ngày. Thời gian còn lại là trách nhiệm của gia đình, của xã hội. Tại sao không xem lại: gia đình đã giáo dục các em như thế nào, xã hội đã tạo điều kiện ra sao để các em phát triển nhân cách… mà chỉ đổ lỗi cho nhà trường?

Tôi cứ ước nếu như ở trường tôi không có tình trạng cha mẹ ly dị hoặc buôn bán ma túy, hút chích ma túy rồi chết hoặc bị ở tù, học sinh phải ở với ông bà; nếu như không có tình trạng cha mẹ đi làm suốt từ sáng tới tối đến mức cả ngày không nói chuyện với con câu nào; nếu như không có tình trạng học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Phần lớn học sinh thuộc diện như thế làm sao tôi làm tốt, tôi giáo dục thành công hết được!

* Trường THCS Lê Lai đã có thời được xem là “lò” đào tạo hiệu trưởng và ông là người đứng đầu, chẳng lẽ ông bất lực trước vấn đề này?

– Mọi việc hoàn toàn có thể khắc phục được nếu cho tôi thêm phòng học và giáo viên để giảm sĩ số học sinh xuống còn 20 em/lớp. Đội ngũ giáo viên có thu nhập đủ sống để họ toàn tâm toàn ý với nghề. Chứ như hiện tại, 40-50 em/lớp, một số giáo viên hoàn cảnh khó khăn, lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, không thể làm tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện, không thể gần gũi và đầu tư công sức, thời gian nắm bắt hết tâm tư, nguyện vọng của học sinh và cảm hóa được hết các em.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

25 năm làm hiệu trưởng

Giờ ra chơi ngày 30-3, hai học sinh Thúy Tuyền và Anh Tú (lớp 8A3) đã đánh Thanh Thảo – bạn học cùng lớp – đến ngất xỉu. Chiều 1-4, tại cuộc họp giữa UBND, Phòng GD-ĐT Q.8 với các hiệu trưởng trường phổ thông trên địa bàn Q.8, sau khi nghe lãnh đạo Phòng GD-ĐT và lãnh đạo UBND Q.8 phát biểu chỉ đạo, rút kinh nghiệm về vụ việc trên, ông Ngô Đức Bình đã xin từ chức hiệu trưởng để về hưu sớm.

Theo một cán bộ thâm niên hiện đang làm việc trong ngành giáo dục Q.8, ông Ngô Đức Bình được điều về làm hiệu trưởng Trường THCS Lê Lai vào giữa học kỳ 2 năm học 1984-1985, khi trước đó đã có một người tiền nhiệm bị cách chức, ba người được điều về nhưng không đồng ý hoặc về trong thời gian ngắn rồi xin đi.

Khi về Trường THCS Lê Lai, chính ông Bình đã kêu gọi giáo viên, học sinh đồng thời là người đầu tiên xắn tay áo trực tiếp dọn phân, rác trong trường. Chỉ sau một thời gian ngắn, môi trường học đường đã được cải thiện đáng kể. Và ngay năm học sau, Trường THCS Lê Lai đã trở thành trường tiên tiến cấp quận, năm sau nữa đạt trường tiên tiến cấp thành phố.

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Theo TuoiTre Online

Bài trước

Bài tiếp