TTO – 8g sáng nay, chương trình tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ và Sở GD-ĐT Đắc Lắc tổ chức đã diễn ra tại Trường THPT Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ, Đắc Lắc).
TTO – 8g sáng nay, chương trình tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ và Sở GD-ĐT Đắc Lắc tổ chức đã diễn ra tại Trường THPT Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ, Đắc Lắc).
Ngay từ sáng sớm rất nhiều học sinh đã đến Trường THPT Buôn Hồ để tham dự.
Ngoài học sinh các trường THPT tại thị xã Buôn Hồ, còn có các bạn đến từ những huyện lân cận như Krông Buk, Krông Năng, Ea H Leo. Nhiều bạn cho biết do ở các huyện vùng sâu nên thông tin về tuyển sinh đến với các bạn rất ít.
Mặc dù đã hơn 8g nhưng trời vẫn còn khá lạnh. Tuy vậy không khí sôi động, tưng bừng khắp sân trường đã xua đi cái lạnh Buôn Hồ. Sự nô nức, chờ đợi hiện rõ trên từng gương mặt học trò vùng sâu trong lần đầu tiên được các thầy cô về tư vấn hướng nghiệp. Ngày hội thu hút hơn 2.000 HS đến từ 14 trường THPT của Buôn Hồ và các huyện lân cận.
Học sinh các huyện lân cận về tham gia buổi tư vấn tuyển sinh của Tuổi Trẻ – Ảnh: Minh Đức |
Học sinh tham dự được tặng các tài liệu mới nhất về kỳ thi tuyển sinh năm nay cũng như bảng trắc nghiệm chọn ngành nghề.
Ban tư vấn trả lời trực tiếp cho thí sinh gồm: Chương trình tư vấn gồm hai phần:
– Phần 1: TS Nguyễn Đức Nghĩa phác thảo những nét chính trong kỳ tuyển sinh năm 2010 và những điểm thí sinh cần lưu ý. TS Lê Thị Thanh Mai, phó ban đại học và sau đại học ĐHQG TP.HCM, trình bày một số vấn đề thí sinh cần lưu ý trong quá trình chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị các kỳ thi. – Phần 2: ban tư vấn sẽ về các phòng tư vấn nhỏ để tư vấn chuyên sâu theo sáu nhóm ngành. Thí sinh quan tâm đến nhóm ngành nào thì trực tiếp tham dự ở nhóm ngành đó tại mỗi phòng khác nhau. + Nhóm ngành khoa học công nghệ và trắc nghiệm chọn ngành nghề với ban tư vấn gồm: TS Nguyễn Đức Nghĩa, TS Lê Thị Thanh Mai, TS Nguyễn Kim Quang. |
Sau đây là nội dung buổi tư vấn:
Mở đầu chương trình tư vấn, thầy Vũ Văn Huynh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắc Lắc, nói: Số lượng HS của Đắc Lắc dự thi tốt nghiệp THPT khá đông (trên 25.000), số lượng hồ sơ dự thi ĐH, CĐ hằng năm khá lớn (năm 2009 hơn 59.000 hồ sơ).
Qua thống kê, bình quân mỗi năm có khoảng 12.000 HS Đắc Lắc trúng tuyển vào ĐH, CĐ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận các nguồn thông tin về tuyển sinh hướng nghiệp của HS còn nhiều hạn chế. Vì thế, hôm nay báo Tuổi Trẻ và thầy cô tổ chức tư vấn tại thịa xã Buôn Hồ là một việc làm hết sức có ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu thiết thực của phụ huynh, học sinh.
* Làm sao chọn được một nghề phù hợp?
– TS Lê Thị Thanh Mai: Bước một, xác định mình thích nghề gì, sau này mình sẽ làm nghề gì?
Bước hai: tìm kiếm những trường nào có đào tạo ngành nghề mình thích, trường đó thi hay xét tuyển, khối gì?
Bước ba: tìm hiểu xem mình có thích hợp với ngành nghề đó hay không. Báo Tuổi Trẻ tặng thí sinh bảng trắc nghiệm nghề nghiệp, các em có thể tự trắc nghiệm mình có phù hợp với ngành mình yêu thích hay không.
Bước bốn: các em xác định năng lực học tập coi mình có khả năng vượt qua kỳ thi để đến với ngành mình yêu thích; cụ thể ở ba môn khối thi mình chọn mình có thể đạt bao nhiêu điểm…, có thể đủ điểm trúng tuyển ngành và trường mình chọn hay không.
Để chọn trường vừa sức, các em có thể tham khảo thêm thông tin từ các trường, trên báo chí, tham khảo ý kiến người lớn, thầy cô để chọn trường phù hợp.
Các thành viên ban tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Từ Duy |
* Các ngành kinh tế có rất nhiều chỉ tiêu, vậy sau khi ra trường có việc làm không?
– Thầy Trần Thế Hoàng: Thí sinh tỉnh Đắc Lắc trong năm qua có 21,4% trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM, ngang bằng tỉ lệ của thí sinh tại TPHCM.
Về cơ hội việc làm của các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, tại Trường ĐH Kinh tế sinh viên sau khi tốt nghiệp có trên 90% có việc làm ngay. Việc tìm việc làm như nhiều thầy cô đã tư vấn không phụ thuộc việc mình có bằng gì, học trường nào, mà vấn đề chính là ở khả năng thực của mình và một số kỹ năng khác sinh viên tự tích lũy được trong quá trình học ĐH như kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng tiếng Anh…
* Vì sao có nhiều thí sinh không chọn nhóm ngành khoa học mà chọn nhóm ngành kinh tế? Em nghe nói vì nhóm ngành kinh tế ra trường sẽ có lương cao hơn, điều đó có đúng không?
Để đi đến vinh quang với các ngành khoa học, yêu cầu phải có sự dấn thân, đổ mồ hôi thật sự nhưng hy vọng với niềm đam mê, các bạn sẽ thành công. |
– Thầy Nguyễn Kim Quang: Đúng là nhóm ngành khoa học cơ bản sau khi tốt nghiệp ra trường, việc tìm việc có khó khăn do khoảng cách giữa chương trình ĐH và đòi hỏi của việc nghiên cứu. Tuy nhiên đây là khó khăn nhất thời vì những kiến thức của khoa học cơ bản sẽ giúp các bạn tiến xa hơn. Nếu bạn tiếp tục quyết tâm học hỏi thêm những kiến thức về kỹ năng thực hành ngành nghề, bạn sẽ gặp thêm thuận lợi vì có nền tảng tốt.
Để đi đến vinh quang với các ngành khoa học, yêu cầu phải có sự dấn thân, đổ mồ hôi thật sự nhưng hy vọng với niềm đam mê, các bạn sẽ thành công.
Thí sinh nêu câu hỏi tại buổi tư vấn ở Đắc Lắc – Ảnh: Minh Đức |
* Trường CĐ nghề khác CĐ kỹ thuật như thế nào?
Hiện nay ngoài các trường CĐ kỹ thuật còn có CĐ nghề. CĐ nghề học chương trình không giống chương trình CĐ kỹ thuật. CĐ nghề chủ yếu học nghề. Các trường CĐ nghề tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ CĐ. |
– TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: hiện nay ngoài các trường CĐ kỹ thuật còn có CĐ nghề. CĐ nghề học chương trình không giống chương trình CĐ kỹ thuật. CĐ nghề chủ yếu học nghề. Các trường CĐ nghề tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ CĐ.
* Làm thế nào để được xét tuyển nguyện vọng 2,3 sau kỳ thi ĐH?
– TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM: Sau khi có kết quả thi ĐH, có ba tình huống. Nếu đủ điểm trúng tuyển vào ngành dự thi, thí sinh sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển. Thí sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, 3 vào ngành khác, trường khác.
Trường hợp thí sinh không đủ điểm trúng tuyển vào ngành mình dự thi nhưng có tổng điểm thi bằng điểm sàn hệ CĐ trở lên sẽ nhận được hai giấy chứng nhận kết quả thi: phiếu số 1 (dùng để đăng ký NV2) và phiếu số 2 (dùng để đăng ký NV3).
Thí sinh điền đầy đủ thông tin về tên trường, ngành mà mình muốn xét tuyển vào giấy chứng nhận số 1 (để xét tuyển NV2) và gửi về trường muốn xét tuyển trong thời gian từ 25-8 đến 10-9. Nếu không trúng tuyển NV2 thì điền đầy đủ thông tin vào phiếu số 2 và gửi về trường để xét tuyển NV3 (từ 15 đến 30-9).
Những thí sinh có tổng điểm thi dưới điểm sàn CĐ chỉ nhận được một giấy chứng nhận điểm thi, giấy này có thể dùng xét tuyển vào các trường trung cấp.
* Xin cho em biết thông tin về học chế tín chỉ. SV có lợi gì khi học theo học chế tín chỉ?
Học chế tín chỉ cho phép SV chọn các môn học theo khả năng, điều kiện của mình. Tùy theo điều kiện sức khỏe và điều kiện kinh tế, SV có thể tự chọn, điều tiết số tín chỉ mình học trong từng học kỳ… |
– Th.S Trần Thế Hoàng, trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế TP.HCM: Học chế tín chỉ cho phép SV chọn các môn học theo khả năng, điều kiện của mình. Tùy theo điều kiện sức khỏe và điều kiện kinh tế, SV có thể tự chọn, điều tiết số tín chỉ mình học trong từng học kỳ. Ví dụ như: học kỳ này sức khỏe và điều kiện tài chính mình không tốt, SV có thể giảm bớt số tín chỉ sẽ học; sang học kỳ sau có thể học nhiều tín chỉ hơn.
Với học chế tín chỉ, mỗi SV có một thời khóa biểu riêng, các môn học khác nhau. Tùy theo điều kiện, khả năng từng người, thay vì sẽ tốt nghiệp sau 4 năm học, SV có thể chia số tín chỉ để học trong sáu năm hoặc nếu học tốt, các em có thể rút ngắn thời gian học còn 3 hoặc 3,5 năm.
* Em là học sinh khá, muốn học ngành toán-tin trường ĐH Khoa học tự nhiên, xin cho em thêm thông tin về ngành này.
– Thầy Nguyễn Kim Quang: Ngành toán có ở trường ĐH Khoa học tự nhiên từ ngày thành lập, gần đây có thêm ngành tin học ứng dụng nên trở thành ngành toán – tin.
Một số nhóm ngành có tên “công nghệ” dễ hình dung về một nghề nghiệp, các ngành liên quan đến kinh tế có liên hệ đến chế độ lương thưởng sau khi ra trường nên thu hút nhiều thí sinh hơn ngành toán – tin dù ngành này thực sự cần những sinh viên giỏi toán.
Từ năm nay, bên cạnh đào tạo chuyên môn về toán, trường sẽ đào tạo thêm một số kiến thức về kinh tế, sư phạm… để phục vụ tốt hơn cho công việc sau khi ra trường. Có thể nói học toán có thể làm gì cũng được khi sinh viên được trang bị cách tư duy theo toán học. Điểm chuẩn hàng năm ở mức 15 – 16 điểm.
* Từ nhiều năm nay em đã tìm hiểu về công nghệ sinh học và công nghệ môi trường (CNSH và CNMT) nhưng hình như những ngành này chỉ phát triển ở các nước. Em muốn tìm hiểu thêm thông tin về các ngành này.
– Cô Lê Thị Thanh Mai: Đúng là ngành CNSH, CNMT phát triển ở các nước vì các ngành này có rất nhiều chuyên ngành, trong đó những có những chuyên ngành đòi hỏi máy móc hiện đại. Như thầy Quang đã nói, các ngành có chữ “công nghệ” luôn thu hút hút hơn trong khi nếu theo học ngành sinh học, cơ sở của ngành CN sinh học thì nhiều năm qua điểm chuẩn lại không cao và số thí sin chọn học ngành này cũng không nhiều.
* Ngành công nghệ thực phẩm (CNTP) gồm những chuyên ngành nào? Ra trường có thể làm việc ở đâu?
– Cô Lê Thị Thanh Mai: Ngành CNTP có hai hướng làm việc: nghiên cứu hoặc sản xuất. Đây là ngành có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân nên ngoài việc thích và có khả năng học được, các em cần có thêm đạo đức, tác phong của người làm công việc này. Ở hướng sản xuất, ngành CNTP có thể tham gia vào việc sản xuất nước uống, bánh kẹo, thực phẩm tươi, khô, đông lạnh…
* Em muốn tìm hiểu về của ngành công nghệ hóa học?
– Thầy Nguyễn Đức Nghĩa: Học ĐH ngoài việc học một chuyên ngành nào đó, quan trọng là học được cách tư duy, giải quyết vấn đề. Nói vui về ngành hóa học là ngành học “đổ (ống nghiệm) qua, đổ lại rồi… đổ đi”. Ngành CN hóa học là việc học, nghiên cứu về hóa học có sự hỗ trợ của công nghệ, máy móc.
* Con gái chọn ngành khoa học môi trường có được không?
– Thầy Nguyễn Đức Nghĩa: Hiểu nôm na khoa học môi trường là tìm cách nào để bảo vệ được môi trường còn ngành khoa học công nghệ môi trường là việc khắc phục môi trường khi môi trường bị ô nhiễm. Các ngành này quan trọng là thí sinh có thí sinh có thích hay không chứ không phải là nam hay nữ. Những ngành có yêu cầu tuyển riêng theo giới tính sẽ được quy định rõ trong quyển “những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2010…”.
Hơn 2.000 học sinh tham dự buổi tư vấn tuyển sinh – Ảnh: TỪ DUY |
* Ngành hóa học phục vụ được gì cho nông nghiệp ở địa phương?
– Thầy Nguyễn Đức Nghĩa: Ví dụ về cây cà phê ở Đắc Lắc: phân bón cho cà phê là hóa chất, bảo quản cà phê cho khỏi hư mốc là hóa chất, chế biến cà phê cũng cần một số hóa chất cho phép… Như vậy, ngành hóa học có thể tham gia vào nông nghiệp địa phương từ việc trồng cây, thu hoạch, bảo quản, chế biến…
* Em học THPT ở Đắc Lắc ba năm nhưng mới chuyển hộ khẩu vào đây thì có được cộng điểm?
Quy chế tuyển sinh mới không căn cứ vào hộ khẩu chỉ căn cứ vào nơi các em học cấp ba. Quy chế mới cho biết 2/3 thời gian ở trường nào thì được ưu tiên ở tỉnh đó. |
– Thầy Trương Thức, trường phòng GDCN, sở GD-ĐT Đắc Lắc: các em chú ý là quy chế tuyển sinh mới không căn cứ vào hộ khẩu chỉ căn cứ vào nơi các em học cấp ba. Quy chế mới cho biết 2/3 thời gian ở trường nào thì được ưu tiên ở tỉnh đó.
* ĐH địa phương thì có khác gì với các trường khác không?
– Th.S Lê Bạt Sơn, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Phú Yên: Sau thi tốt nghiệp hơn 80% các em HS không vào được các trường ĐH lớn nên các trường địa phương đáp ứng nhu cầu học tập của các HS. Các trường địa phương với tiêu chí cho các HS học lực trung bình, kinh tế khó khăn… Tuy là ĐH địa phương nhưng lại là ĐH công lập, bằng cấp quốc gia như các trường ĐH khác trong nước.
* Xin cho em biết chính sách dự bị ĐH Tây Nguyên như thế nào?
– Thầy Trương Thức: Trước tiên xin nói là chính sách dự bị ĐH dành cho các HS Dân tộc thiểu số. Trường ĐH dự bị TW Nha Trang chiếm 50% các em học sinh dân tộc thiểu số. Với ĐH Tây Nguyên cũng có chính sách như trên (xét từ cao xuống thấp). ĐH Tây Nnguyên chỉ dành chỉ tiêu dự bị cho học sinh dân tộc thiểu số thi trực tiếp vào trường.
* Nếu như em thi vào ngành sư phạm ĐH Tây Nguyên nhưng nếu không đủ điểm thì trường có chuyển cho không hay em phải làm sao?
– PGS.TS. Trần Quang Hân: nếu em thì vào ngành sư phạm ĐH Tây Nguyên nhưng không đủ điểm em có thể chuyển xuống học ở các ngành khác cùng khối thi hệ cao đăng hoặc một số ngành bậc ĐH trong trường nhưng em phải đăng ký xét tuyển (nếu đủ điểm sàn) và trường có xét tuyển.
* Thưa thầy, ĐH Tây Nguyên có ngành GD chính trị. Vậy ở đó học gì, ra trường sẽ làm gì?
– PGS.TS Trần Quang Hân: ngành giáo dục chính trị của trường đào tạo những môn đại cương và những môn chuyên sâu về chính trị. Các em có thể theo dõi thêm trên website của trường. Sau khi ra trường sẽ làm báo cáo viên, giáo viên dạy GD công dân…
* Em là đối tượng của chính sách 135, vậy khi thi ĐH có được ưu tiên gì và có chỗ ở không?
– PGS.TS Trần Quang Hân: Hiện nay chính sách đó bộ GD-ĐT đang soạn thảo. Tại ĐH Tây Nguyên, có một số chính sách hỗ trợ và khuyến khách cho các học sinh như có chỗ ở trong ký túc xá, được nhận các học bổng khuyến khích, chi phí hỗ trợ….
* Cử nhân ngoài sư phạm và sư phạm khác nhau như thế nào?
– PGS.TS Trần Quang Hân: Sư phạm và không sư phạm khác nhau ở bản chất, vì sư phạm là thiên về đi dạy nhưng hiện tại cũng đang có sự chuyển tiến về tư duy đào tạo như trước tiên trở thành một thầy giáo phải là một nhà khoa học trước đó. Thời gian đào tạo về mặt khoa học và sư phạm,
– Thầy Phạm Huy Vị: các trường sư phạm để đào tạo nhưng thầy giáo dạy học về chuyên ngành như toán, tin, văn, sử…Tuy vậy, khi em học cử nhân các ngành tóan, tin, sử… em có cơ hội làm nhiều ngành khác. Nếu muốn đi dạy em chỉ cần đi học thêm chứng chỉ sư phạm vì vậy nếu đi dạy có thể sẽ giỏi hơn. Nhưng nếu các em học hệ sư phạm thì không phải nộp học phí. Đó là chính sách của nhà nước để thu hút những học sinh giỏi
* Khi đậu ĐH theo khối thi em có phải học ba môn thi nữa không? Và phải học những gì?
– Thầy Phạm Huy Vị: ĐH chia thành hai nhóm lĩnh vực – GD đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục đại cương tức là phần bắt buộc về thể chất, quốc phòng, các môn chính trị, tư tưởng…
Còn GD chuyên nghiệp là em thi ngành nào sẽ học chuyên sâu vào ngành đó. Hiện nay ĐH học theo hệ tín chỉ, các em có thể đăng ký để học những môn mà em nghĩ có thể học trước. Học tín chỉ giúp các em có thể kết thúc thời gian học sớm. Nói chung học ĐH khác về phương pháp với học phổ thông.
*Em thi sư phạm toán mà không đủ điểm thì có được chuyển sang sư phạm lý không?
– PGS.TS Trần Quang Hân: em chỉ có quyền chuyển qua ngành SP lý khi bên SP lý còn chỉ tiêu nguyên vọng 2.
* Chương trình đào tạo ngành y dược của ĐH Tây Nguyên có chênh lệch về đào tạo so với các trường y khác không?
– PGS.TS Trần Quang Hân: Bằng ĐH ngành Y ĐH Tây Nguyên không thua kém các trường khác. Nhưng cũng phải tùy vào việc học tập của các em. Theo thống kê của chúng tôi thì sinh viên học y đều có việc làm sau khi ra trường và còn có thể học lên cao.
* Học ngoại ngữ ở các trường ĐH như thế nào?
– Thạc sĩ Trần Thế Hoàng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Về ngoại ngữ, các trường đều đã công bố chuẩn đầu ra. Ngoài kiến thức chuyên môn các bạn phải đạt điểm tiếng Anh TOIEC theo một số trường đòi hỏi. Các bạn ở vùng sâu vùng xa học ngoại ngữ khá vất vả. Tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM, tuần lễ đầu tiên khi các bạn trúng tuyển vào trường sẽ thi xếp lớp tiếng Anh để thầy cô dễ giảng dạy và sinh viên dễ học tập. Từ đó phân loại nhóm các bạn học “tà tà”. Nhóm xuất sắc hơn sẽ được miễn học miễn thi học phần ngoại ngữ để có nhiều thời gian để tập trung các môn học khác.
* Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật khác trường sư phạm như thế nào?
– PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ra trường có thể làm các ngành kỹ thuật và có thể đi day về ngành kỹ thuật khi các em có chứng chỉ sư phạm. Khi đăng kỹ vào hệ sư phạm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, khi ra trường các bạn sẽ được cấp hai bằng cùng lúc. Sư phạm học bốn năm, kỹ sư học bốn năm rưỡi. Còn các trường sư phạm thì dạy về các môn THPT như các em học ở nhà trường.
* Ngành xây dựng cầu đường của trường GTVT TPHCM và ĐH Bách Khoa có gì khác nhau?
– TS Nguyễn Văn Thư: Các ngành kĩ thuật của Trường ĐH Bách khoa thiên về hàn lâm. Khó có thể nói trường nào tốt hơn nhưng trường GTVT thuộc Bộ GTVT nên điều kiện thực tập rất tốt, “lăn lộn” nhiều…Điểm chuẩn cũng tương đương nhau giữa hai trường. Khoảng trên dưới 20 điểm. Trường GTVT chỉ tiêu đào tạo nhiều hơn.. Nhiều doanh nghiệp ý kiến sinh viên trường GTVT “lì đòn” ở công trường.
* Thầy có thể nói về ngành công nghệ điện tử viễn thông?
– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này có đào tạo tại các trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, Bách Khoa, Công nghiệp TP.HCM…Ngành này liên quan đến các phương tiện thông tin liên lạc, truyền thanh, các mạng điện thoại di động. Điểm chuẩn của các trường các bạn có thể tham khảo trên báo Tuổi Trẻ. Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật dao động 14-15 điểm.
* Có gì khác nhau giữa ngành trong và ngoài ngân sách. Học phí chênh lệch nhau bao nhiêu, giá trị tấm bằng giữa hai hệ này ra sao? – PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Một trường tuyển 100 SV, điểm chuẩn 23 điểm. Do nhiều bạn 22,5 rớt nên trường xin thêm chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT cho nhận thêm những bạn này. Những bạn “trong ngân sách” hệ công lập đóng 2,4 triệu/năm, ngoài khoản đó Nhà nước hỗ trợ 7,5 triệu/SV để đầu tư cho việc học của các bạn. Học ngoài ngân sách sẽ đóng hai khoản này cộng lại do không được Nhà nước hỗ trợ. Hai hệ này đều được cấp một bằngg chính qui và giá trị như nhau. |
* Ngành CNTT của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật dao động lấy bao nhiêu điểm?
– PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Năm 2004 điểm chuẩn 19,5, năm 2005 18, năm 2006 17,5, năm 2007 20,5, 2008 15, 2009 17,5. Tôi để ý thấy điểm năm nào cao thì năm sau sẽ “tuột” xuống. Tuy nhiên, các em cũng chỉ nên tham khảo thôi.
* Trường GTVT có ngành kinh tế kỹ thuật, thầy giải thích giúp em ngành này?
– TS Nguyễn Văn Thư: Đây là ngành quản trị về kĩ thuât. Chẳng hạn như tính toán giá cả công trình xây dựng , vật tư, quy trình sản xuất cho công trình. Kinh tế vận tải biển tính toán hoạt động thương mại liên quan ngành vận tải biển. Nói chung ngành này tính toán giá cả trong một quá trình vận hành công nghệ. Ngành chuyên sâu nên khó “đụng hàng”. (cười)
* Thưa thầy, có phải tốt nghiệp ĐH ra trường phải có tiền mới xin việc được?
– TS Phạm Tấn Hạ: Một SV ra trường tìm kiếm việc làm dễ hay khó tùy thuộc vào chính SV đó. Rất nhiều người không tốn một đồng nào vẫn có việc làm tốt, có lương rất cao… Các em nên chú tâm học thật tốt và tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng để làm việc thì sẽ có nhiều cơ hội tìm cho mình một việc làm ổn định, thậm chí được lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất.
Nhiều HS quan tâm đến ngành báo chí. Khi TS Phạm Tấn Hạ hỏi: “Có bao nhiêu bạn ngồi đây thích ngành báo chí (BC)?” Hàng chục cánh tay đưa lên… Tuy nhiên, hầu hết HS vẫn không hiểu rõ ngành học này.
TS Hạ nói: Nhiều năm gần đây, ngành BC trở nên hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ nhưng hiện nay để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành BC ở Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM có tỷ lệ chọi cao nhất, điểm chuẩn luôn rất cao (năm vừa rồi điểm chuẩn ngành BC là 19). Hiện nay, những thí sinh chọn ngành BC thường là HS khá trở lên và nhiều HS rất giỏi…
Nghề báo rất khắc nghiệt, áp lực công việc rất cao, đòi hỏi sức chịu đựng công việc cao… Bên cạnh đó, nghề này đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng trong nghề này. Đam mê rất dễ thành công. Hướng đầu ra của SV BC không chỉ là làm báo. Nhu cầu của xã hội hiện cũng rất nhiều, SV làm việc ở lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, không phải học BC mới ra làm báo được. Hiện nay nhiều nhà báo giỏi không phải học báo chí…
* Học ngành xã hội học ra trường làm việc ở cơ quan nào? Ai thích hợp để học ngành này?
– TS Phạm Tấn Hạ: Học ngành này ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấn thân, kỹ năng và vốn sống… Nhiều SV học xã hội học đến lúc đi thực tập được phân về các Trung tâm cai nghiện đã bị “dội” ra. Tôi khuyên các cần phải tìm hiểu thật kỹ một ngành học nào đó trước thi quyết định chọn thi vào.
* Em muốn làm việc trong ngành hóa dầu, em phải học ngành gì?
– Thầy Nguyễn Kim Quang: Khái niệm làm việc trong ngành A, ngành B chỉ là khái niệm tương đối vì trong bất cứ ngành gì cũng có nhiều bộ phận, nhiều công việc khác nhau. Chuyên ngành hóa dầu hiện có có đầu ra tương đối hẹp nếu em chỉ nghĩ về chuyên môn.
Nói cách khác, ngành hóa dầu có thể cần lao động trong việc khai thác, nghiên cứu hay trực tiếp điều hành, thậm chí làm công việc hành chính, kế toán… của ngành này. Thế nên, liên quan đến một ngành lao động trong xã hội có rất nhiều lựa chọn cho thí sinh. Về chuyên môn cụ thể hóa dầu, các em có thể tìm thông tin về ngành hóa.
– Thầy Nguyễn Đức Nghĩa: Các em có biết ngành du lịch tuyển kỹ sư cơ khí không? Đó là những kỹ sư cần thiết cho việc vận hành hệ thống của khách sạn, nhà hàng… Như vậy, điều quan trọng là em thích làm công việc cụ thể là công việc gì chứ khái niệm ngành nghề lao động xã hội chỉ mang tính tương đối.
* Em nghe nói học ĐH cũng khó kiếm việc làm, có phải vậy không?
– Thầy Nguyễn Đức Nghĩa: Có việc làm hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố vì số lượng lao động có trình độ ĐH – CĐ của nước ta hiện nay chưa nhiều. Vấn đề là trình độ thực tế của người học và việc có chấp nhận làm việc từ mức khởi đầu hay không. Ví dụ ở nước ta hiện nay còn rất nhiều nơi thiếu bác sĩ nhưng sinh viên học xong cứ nhất quyết ở lại các thành phố lớn thì khả năng thất nghiệp là có vì các nơi này đã ổn định về nhu cầu lao động, để tìm được việc làm cần có sự cạnh tranh lớn.
* Các trường ĐH địa phương có đào tạo các ngành xã hội, tâm lý, xã hội học… không? Đầu vào và cơ hội sau khi ra trường như thế nào?
– Th.S Lê Bạt Sơn: tại ĐH Phú Yên có phối hợp với ĐH Đà Lạt đào tạo ngành công tác xã hội để đáp ứng nhu cầu nhân lực làm về xã hội ở địa phương. Vì bây giờ nhiều địa phương rất thiếu lao động ngành này. Khối ngành khoa học xã hội tại ĐH Phú Yên cũng đào tạo khá bài bản. Nhiều ĐH địa phương cũng đang được khuyến khích để đào tạo nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn.
* Chính sách ưu tiên cho HS Dân tộc thiểu số như thế nào?
– Thầy Trương Thức: các em thuộc đối tượng ưu tiên số 1. Tổng số điểm khi các em được xét là 3,5 điểm. Khi vào học ở các trường ĐH, CĐ các em còn được ưu tiên về chế độ chính sách, trợ cấp…
– ĐH Tây Nguyên có đào tạo các ngành thể thao không thưa thầy?
– PGS. TS Trần Quang Hân: ở ĐH Tây Nguyên chỉ đào tạo khối T, ngành giáo dục thể chất chỉ đào tạo hệ ĐH. Tuy nhiên ngành GD Thể chất yêu cầu các điều kiện như chiều cao, sức khỏe…
* Em học lực trung bình, muốn thi vào ngành CNTT thì chọn những trường nào?
– PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Hiện nay, rất nhiều trường đào tạo ngành này từ các hệ trung cấp, C Đ, ĐH… Đặc biệt có một số trường chuyên đào tạo như ĐH CNTT Gia Định, ĐH FPT, ĐH CNTT (ĐHQG TP.HCM). Ngành này chia ra những chuyên ngành nhỏ vì áp dụng nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay nên rất khó để lời cụ thể được cho các em.
Để tìm hiểu, em vào trang thông tin của từng trường có chuẩn đâu ra để tìm cho mình chuyên ngành học theo nguyện vọng. Đây cũng là tiếp cận CNTT (cười). Ngành CNTT điểm chuẩn giao động nhiều ở tất cả các ngành, các hệ từ điểm sàn đến trên dưới 20.
* Cho em hỏi ngành công nghệ cơ khí tự động hóa?
– PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này nên phân biệt ở Trường ĐH SPKT có hai chuyên ngành: CN tự động (khoa cơ khí chế tạo máy), liên quan đến chất lượng trong cơ khí. Ngành công nghệ điện tự động (khoa điện) liên quan đến ngành điện nhiều hơn. Điểm chuẩn năm 2009 của ngành công nghệ tự động là 15, ngành công nghệ điện tự động là 14 điểm. Tất cả các thiết bị đều tự động nên cơ hội việc làm của các ngành này rất cao.
* Thầy cho em hỏi ngành điện nhiệt lạnh học sinh học lực như thế nào có thể thi vào, ra làm gì?
– PGS. TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này đầu vào dành cho học sinh trung bình khá. Điểm chuẩn của ngành giao động quanh điểm sàn. Cơ hội việc làm tốt vì thống kê nhiều SV mở doanh nghiệp và làm cho nhiều công ty. Gần như 100% có việc làm vì thiết kế hệ thống điện cho các tòa nhà rất nhiều.
—————————–
11g15, chương trình tư vấn kết thúc. Nhiều học sinh vẫn "vây" các thầy để tiếp tục đặt câu hỏi.
Đây là một trong những buổi tư vấn có số lượng câu hỏi nhiều kỷ lục. Các bạn học sinh đã mạnh dạn đặt các câu hỏi mà mình thắc mắc chứ không hề rụt rè. Cũng nhờ sự mạnh dạn đó mà các thầy làm việc hiệu quả, cung cấp được nhiều thông tin cần thiết cho các em học sinh vùng sâu vùng xa.
Tại buổi tư vấn, Ban tổ chức cũng đã tặng học sinh tờ thông tin cung cấp những thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010 cũng như bài trắc nghiệm chọn ngành nghề giúp học sinh tự kiểm tra xem mình thích hợp với nhóm ngành nào.
Nhóm PV TTO
Theo TuoiTreOnline