Đẩy mạnh hợp tác giáo dục Việt Nam – New Zealand: người học hưởng lợi

Hai quốc gia tăng cường hp tác nghiên cu, trao đổi ging viên, sinh viên và các nhà nghiên cu khoa hc, trong đó có kh năng trin khai các chương trình liên kết đào to bc Sau Đại học.

Trung tuần tháng Ba năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới New Zealand, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Cao đẳng, Đại học & Kỹ năng New Zealand Penny Simmond đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác về Giáo dục giữa hai chính phủ.

Hợp tác giáo dục Việt Nam - New Zealand 2024
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (hàng xa màn hình, trái) và Thủ tướng New Zealand (hàng xa màn hình, phải) chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (hàng gần màn hình, trái) và bà Penny Simmonds, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Cao đẳng, Đại học & Kỹ năng New Zealand ký kết Thỏa thuận Hợp tác Giáo dục giữa hai chính phủ. – Hình: NHẬT BẮC

Bài viết liên quan
Hệ thống giáo dục và các loại bằng cấp tại New Zealand

Những lý lẽ khiến bạn xiêu lòng khi chọn du học tại New Zealand

Theo thỏa thuận này, hai quốc gia coi giáo dục là lĩnh vực hợp tác then chốt và vì lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam và New Zealand. Hằng năm, hai bên cung cấp cho nhau thông tin về các chương trình học bổng và những cơ hội học bổng du học tại hai nước, khuyến khích các cơ sở giáo dục tìm hiểu cơ hội tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có khả năng triển khai các chương trình liên kết quốc tế đào tạo bậc Sau Đại học.

New Zealand có thế mạnh trên các lĩnh vực như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số. Là quốc gia hải đảo, New Zealand cũng có truyền thống và năng lực khoa học công nghệ trong các lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển.

Với dân số ít, New Zealand hiện đang thiếu nhiều lao động, đặc biệt là lao động chuyên môn cao có trình độ từ bậc Đại học trở lên. Hiện có trên 2.000 học sinh, sinh viên và lưu học sinh Việt Nam theo học tại New Zealand. Đặc biệt, trong năm 2023, New Zealand đã tiếp gần 100 cán bộ nguồn của Việt Nam sang đào tạo tại các trung tâm đại học danh tiếng nhất. New Zealand tiếp tục dành cho Việt Nam học bổng đào tạo tiếng Anh, thực tập, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên gia, đẩy mạnh quảng bá giáo dục New Zealand tại Việt Nam để thu hút thêm học sinh và sinh viên sang đào tạo.

Trước đó, từ năm 2020, Việt Nam và New Zealand đã triển khai Kế hoạch Hợp tác Chiến lược về Giáo dục Việt Nam – New Zealand giai đoạn 2020-2023. Trong khuôn khổ kế hoạch này, ngày 15/3/2022, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giáo dục và nghiên cứu với Đại học Auckland (New Zealand). Với thỏa thuận này, hai trường chính thức hợp tác trong công tác giáo dục, đào tạo, trao đổi giảng viên – sinh viên, chia sẻ học liệu giảng dạy – nghiên cứu cũng như xúc tiến nhiều dự án nghiên cứu chung.

Song song đó, Trường Đại học Bách khoa và Đại học Auckland còn phối hợp triển khai chương trình Chuyển tiếp Quốc tế ở bậc Đại học và Sau Đại học cho ngành Khoa học Máy tính. Theo đó, sinh viên – học viên sau khi hoàn tất chương trình đào tạo hai năm đầu (đối với bậc Đại học) hoặc một năm đầu (đối với bậc Sau Đại học) và đáp ứng điều kiện chuyển tiếp sẽ sang Đại học Auckland học tiếp chương trình đào tạo hai năm cuối (đối với bậc Đại học) hoặc một năm cuối (đối với bậc Sau Đại học) để nhận bằng tốt nghiệp do phía New Zealand cấp.

Hợp tác giáo dục Việt Nam - New Zealand 2024
Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Trường Đại học Bách khoa và Đại học Auckland diễn ra vào tháng 3/2022.

Đại học Auckland tự hào là ngôi trường số một New Zealand về chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp (QS 2023-2022), thuộc top 1% các đại học hàng đầu thế giới (THE 2024). Ngành Khoa học Máy tính của trường đứng thứ 112 thế giới (QS 2023).

Đặc biệt, trường dành khoản ngân sách đáng kể, khoảng 75-170 triệu đồng/suất, để cấp xét học bổng cho sinh viên – học viên quốc tế đang theo học tại các trường đối tác (trong đó có Bách khoa), sinh viên – học viên quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng đạt thành tích học tập xuất sắc có nguyện vọng chuyển tiếp học tập giai đoạn hai sang Đại học Auckland.

THI CA tổng hợp

Bài trước

Bài tiếp