Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Tìm “gốc” cho nhân cách | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Tìm “gốc” cho nhân cách

Lần đầu tiên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội đã thống nhất chuẩn bị cho việc triển khai thí điểm chương trình giáo dục giá trị sống trong các trường tiểu học, mầm non ở Hà Nội.

TT – Lần đầu tiên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội đã thống nhất chuẩn bị cho việc triển khai thí điểm chương trình giáo dục giá trị sống trong các trường tiểu học, mầm non ở Hà Nội.

Với quan điểm giá trị sống là gốc để tạo nên nhân cách cho học sinh từ các bậc học thấp, TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: “Giáo dục giá trị sống là giải pháp bền vững để giải quyết những tình trạng nhức nhối như bạo lực, vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học đường“.

TS Nguyễn Tùng Lâm giải thích: “Nếu giá trị sống là gốc thì kỹ năng sống là phần ngọn. Kỹ năng sống giúp người ta biết cách giải quyết vấn đề A hay B một cách tốt nhất. Trong khi đó, hiểu biết, trải nghiệm giá trị sống giúp người ta lựa chọn hành động vì động cơ, mục đích đúng đắn. Vì thế đối với học sinh từ bậc học thấp, trước tiên phải giúp các em có suy nghĩ đúng về những giá trị sống, từ đó có hành vi phù hợp với giá trị đó”.

Dự kiến chương trình sẽ được thí điểm trong các trường mầm non, tiểu học sắp tới là chương trình giáo dục các giá trị sống của Tổ chức Living Values do một số nhà giáo dục tiên tiến trên thế giới nghiên cứu thành công từ năm 1995, được ban giáo dục của UNESCO và UNICEF bảo trợ.

Có 12 giá trị cốt lõi cần giáo dục cho học sinh: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc, hợp tác, trung thực, khiêm tốn, khoan dung, giản dị, đoàn kết, tự do. Có thể lồng ghép hoặc tổ chức theo tiết học riêng, kết hợp nhiều phương pháp giáo dục.

Với học sinh tiểu học, mầm non, cách giáo dục tốt nhất là tổ chức các hoạt động tùy theo lứa tuổi, sở thích của học sinh (vẽ tranh, đóng kịch, kể chuyện có minh họa bằng tranh ảnh, đồ vật), tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, ở đó trẻ có cơ hội được thể hiện mình, so sánh, nhận xét để lựa chọn những giá trị cần thiết.

 TRỊNH VĨNH HÀ

Theo Tuoitre Online

 

Bài trước

Bài tiếp