Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Kế hoạch tài chính du học vững chắc

Trước khi quyết định đi du học, bạn cần có một khoản tài chính vững chắc để đảm bảo cho các khoản chi tiêu trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước tất cả các khoản phí phải chi trả để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Trước khi quyết định đi du học, bạn cần có một khoản tài chính vững chắc để đảm bảo cho các khoản chi tiêu trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước tất cả các khoản phí phải chi trả để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Sinh viên Quốc tế 670

Sinh viên Quốc tế đang học tại Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP)

NHÓM CHI PHÍ CƠ BẢN

Học phí là chi phí đầu tiên được liệt kê trong các khoản chi tiêu cơ bản. Mức học phí khác nhau ở từng quốc gia như Mỹ, Úc hay Nhật Bản… Chắc chắn rằng học phí ở các trường đại học Châu Á luôn rẻ hơn các trường ở Châu Âu, Châu Mỹ. Điển hình học phí tại trường đại học ở Nhật khoảng 120-150 triệu đồng/năm. Song song đó, học phí tại các trường đại học ở Mỹ, Úc khoảng 500-700 triệu đồng/năm. Đây là khoản chi phí chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu của du học sinh. Điều này bắt buộc du học sinh phải cân nhắc thật kỹ khi chọn trường.

Sách vở, tài liệu học tập là khoản phí hằng kỳ không thể bỏ qua. Bên cạnh tài liệu giấy, tùy thuộc vào chuyên ngành bạn phải chi trả thêm khoản mua dụng cụ học tập, thẻ thư viện hay các phòng chức năng chưa bao gồm trong học phí. Và tất nhiên, bạn không thể thiếu các loại phí quản lý của trường, tham gia hội sinh viên, các hội nhóm khác…

Sinh hoạt phí là chi phí thứ ba được nhắc đến. Các nhu cầu cơ bản như ăn mặc, đi lại, chỗ ở tốn chi phí nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của du học sinh. Chi phí ăn uống, mua sắm có thể tiêu tốn khá nhiều nếu bạn là một tín đồ ẩm thực và thời trang. Hơn nữa, du học sinh cần đưa vào kế hoạch tài chính các chi phí như phí làm thủ tục giấy tờ, lệ phí thi tiếng Anh.

Sau khi đã chọn được trường học, du học sinh phải lên kế hoạch tài chính rõ ràng, chi tiết và theo dõi để hiện thực hóa ước mơ du học của mình.

CÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ KHI DU HỌC

Du học sinh cần biết cách tiết chế những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết để giảm bớt nỗi lo tài chính. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn “bỏ ống” được kha khá tiền đấy nhé.

1. Tích cực săn học bổng

Đa số các quốc gia đều có chính sách cấp học bổng để thu hút sinh viên quốc tế. Học bổng là yếu tố quyết định khá quan trọng trong việc chọn trường của du học sinh. Tùy vào chính sách ưu đãi mà các trường có những hình thức và giá trị học bổng riêng. Ngoài ra, đối tượng xin học bổng khác nhau cũng có các mức học bổng tương ứng. Các hình thức học bổng như: học bổng toàn phần, bán phần; học bổng miễn giảm học phí, học bổng sinh hoạt phí; học bổng cho sinh viên có điểm thi đầu vào cao,…

Vậy săn học bổng bằng cách thì hiệu quả? Các trường đại học ở Úc có các chính sách ưu đãi cho sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Bách Khoa chuyển tiếp sang Úc sau hai năm đầu học tại Bách Khoa.

► Tìm hiểu chi tiết học bổng Úc tại đây.
► Tìm hiểu chi tiết học bổng Mỹ tại đây.

2. Làm thêm hợp pháp

Tại sao là hợp pháp? Mỗi quốc gia hoặc tiểu bang khác nhau sẽ có quy định cụ thể số giờ du học sinh được phép làm thêm trong tuần. Ngoài ra, du học sinh cũng cần được cấp phép làm thêm do cơ quan quản lý cư trú cấp và có mã số thuế. Nếu sinh viên làm thêm quá thời gian quy định được xem là làm thêm bất hợp pháp.

Làm thêm giúp du học sinh tích lũy được một khoản tiền để chi trả cho nhu cầu cá nhân hoặc mua tài liệu học tập. Với mức lương 10-16 USD/giờ và được phép làm 20 giờ/tuần, tối thiểu sinh viên kiếm được 200 USD/tuần. Việc làm thêm có lợi về mặt tài chính nhưng cũng đi kèm những bất lợi. Sinh viên có thể quá ham kiếm tiền mà bỏ bê việc học. Vì vậy, phải biết cân bằng và chọn thời gian làm thêm phù hợp.

3. Giới hạn những khoản chi tiêu có thể

Chi tiêu trong trường hợp thật sự cần thiết – hãy luôn ghi nhớ điều này khi tiêu tiền.

Đầu tiên, bạn có thể giảm chi phí mua sách vở bằng cách xin sách cũ của những sinh viên khóa trước hoặc sử dụng các tài liệu có sẵn tại thư viện. Thứ hai, du học sinh hoàn toàn có thể chủ động giảm chi phí đi lại bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Thêm vào đó, ở chung nhà với người bản xứ là phương án ưu tiên để giảm gánh nặng chi phí. Mức chi phí ở homestay này rẻ hơn việc tự thuê nhà riêng với hàng tá thứ phải tự chi trả như điện, nước, internet, thuế… Hoặc ký túc xá cũng là lựa chọn hay cho việc cắt giảm ngân sách chỗ ở.

Tóm lại, chi phí du học nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nơi các bạn đến. Hãy hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, du học sinh đồng hương để được tư vấn cách vượt qua nỗi lo chi phí du học.

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh liên kết với các trường đại học ở Úc, Mỹ trong chương trình Liên kết Quốc tế. Sinh viên học hai năm đầu tại Trường Đại học Bách Khoa, hai năm cuối chuyển tiếp sang trường đại học Mỹ, Úc. Chương trình được giảng dạy 100% tiếng Anh, sinh viên nhận bằng tôt nghiệp do đại học đối tác cấp.

Liên hệ tư vấn

  • Bộ phận Tuyển sinh, Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐHBK (ĐHQG-HCM)
  • Địa chỉ: Kiosk Khu B2, ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 7300.4183 | 03.9798.9798
  • E-mail: tuvan@oisp.edu.vn

Săn học bổng ngắn hạn
Du học là phải làm thêm?
Học bổng 15.000 USD cho SV Bách Khoa Quốc tế

Bài: GIA NGHI – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp