GS. Charles Nguyễn Cường – người Việt đầu tiên làm Trưởng Khoa ĐH ở Mỹ

Một trong những thành tựu giáo dục đáng kể nhất của ông là việc thiết lập các chương trình đào tạo 2+2 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giúp sinh viên trong nước có điều kiện chuyển tiếp học tập sang Mỹ thuận lợi.

Một trong những thành tựu giáo dục đáng kể nhất của thầy là việc thiết lập các chương trình đào tạo 2+2 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giúp sinh viên trong nước có điều kiện chuyển tiếp học tập sang Mỹ thuận lợi.

GS Charles Nguyen Cuong 01

Tên tuổi và những đóng góp cho cộng đồng người Việt của GS. TS. Charles Nguyễn Cường (ảnh phải) đã vang danh cả trong và ngoài nước từ nhiều năm nay.

Thầy nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế, mà nổi bật trong số đó là giải thưởng Thành tựu Trọn đời 2009 (The 2009 Lifetime Achievement Award) được vinh danh bởi Liên hội Kỹ sư và Kiến trúc sư Washington (The District of Columbia Council of Engineering and Architectural Societies), giải thưởng Di sản châu Á 2014 (The 2014 Asian Heritage Award) vì những đóng góp không ngừng nghỉ trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, tạo ảnh hưởng to lớn trong và ngoài nước Mỹ.

Theo nhận định từ Hội đồng Xét thưởng, GS. TS. Charles Nguyễn Cường không những nỗ lực vượt qua hậu quả chiến tranh Việt Nam để đạt những thành tựu nghề nghiệp đáng nể mà còn giúp nhiều người khác có cơ hội đạt được thành công như mình.

GS. TS. Charles Nguyễn Cường (Charles C. Nguyen) từng làm việc cho NASA trong 10 năm, sáng chế cánh tay người máy đầu tiên để xây dựng trạm không gian vũ trụ, được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm vào Ban giám đốc Quỹ Giáo dục Việt Nam.

13 năm nay, thầy giữ chức vụ Trưởng Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Catholic (The Catholic University of America) – một trong những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ, tọa lạc thủ đô Washington.

Có thể nói, bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đòi hỏi nhiều thời gian và trí lực, thầy Charles còn dành tâm huyết cho các hoạt động thúc đẩy phát triển giáo dục tại quê hương. Nổi bật trong trong số đó là chương trình Liên kết Quốc tế 2+2 cho phép sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành 2 năm đầu tại một trường đại học uy tín trong nước sẽ sang Đại học Catholic học tiếp 2 năm cuối và nhận bằng kỹ sư của trường này.

Các trường đối tác của Đại học Catholic hiện gồm Đại học Bách Khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) và ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hiện đã có gần 70 sinh viên Việt Nam đã và đang hoàn tất chương trình này. Khoảng nửa số đó sau khi nhận bằng cử nhân của Đại học Catholic đã ở lại trường để học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ. Số còn lại nhận được các học bổng rất tốt tại những đại học hàng đầu ở Mỹ như Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology), Đại học Stanford, Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC), Đại học California Los Angeles (UCLA), Đại học Bang San Diego (SDSU)…

>> Mê Điện – Điện tử từ Iron Man

Charles Cuong Nguyen CUA OISP

GS. TS. Charles Nguyễn Cường tại một buổi ký kết chương trình Liên kết Quốc tế 2+2.

Ngoài ra, GS. Nguyễn Cường còn chủ trì các chương trình học bổng bán phần cho những sinh viên Việt Nam sau khi có bằng kỹ sư/ cử nhân có cơ hội đến học tại Đại học Catholic để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Thầy chia sẻ, rào cản lớn nhất khi học tập và làm việc tại xứ người là ngôn ngữ và khả năng hội nhập xã hội nước bạn. Điều đó dẫn tới khó khăn cho việc thăng chức trong đại học và giữ vai trò lãnh đạo. “Nói chung, người Việt thường nghĩ các vị trí cao đó khó có thể đến với người ngoại quốc như mình. Trên thực tế, tôi phải làm việc gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với các đồng nghiệp bản địa.”

Theo thầy, ba yếu tố chính cho các thành công của mình là sự cần cù, tính thành thật và lòng vị tha.

“Xa quê hương thế là đã 43 năm, lúc nào tôi cũng nghĩ mình đang là người Việt Nam. Tôi tự thấy có bổn phận khi đã thành công thì phải trả ơn cho quê hương; đó là tìm kiếm đủ mọi cách giúp đỡ những người không được may mắn như mình, đặc biệt là giới trẻ ở VN có cơ hội qua Hoa Kỳ du học theo các chương trình hợp tác giáo dục Mỹ – Việt.” – GS. Charles Nguyễn Cường chia sẻ.

GS Charles Nguyen Cuong 02

GS. TS. Charles Nguyễn Cường phát biểu trong buổi lễ trao giải Thành tựu trọn đời 2014 tại California.

TÙNG HUY (tổng hợp)

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đang triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư Điện – Điện tử theo mô hình Liên kết Quốc tế 2+2 với Trường ĐH Catholic (Mỹ). Sinh viên học 2 năm đầu tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm cuối tại Trường ĐH Catholic.

Bên cạnh đó, nhà trường còn triển khai mô hình này với các trường uy tín khác như Trường ĐH Illinois Urbana-Champaign, Trường ĐH Rutgers (Mỹ), Trường ĐH Queensland (Úc); hoặc mô hình Tiên tiến 4+0 (4 năm tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM).

Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng.

Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp sinh viên phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng ĐH chính quy Kỹ sư Điện – Điện tử do Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM hoặc các trường đối tác cấp.

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/3/2015 – 20/8/2015.

Bài trước

Bài tiếp