GMAT – CHÌA KHÓA VÀO HỌC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MBA DANH TIẾNG!

GMAT là gì?
Nếu ở Việt Nam, để được chấp nhận vào học chương trình cao học thì một thí sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào,

GMAT là gì?
    Nếu ở Việt Nam, để được chấp nhận vào học chương trình cao học thì một thí sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào, thông thường là gồm Toán, Anh văn và một số môn cơ sở chuyên ngành. Ở các nước khác trên thế giới, tùy vào từng chương trình cao học cụ thể, thi sinh ứng tuyển sẽ phải chứng minh khả năng tham dự các khóa học sau đại học bằng các chỉ số: MCAT đối với ngành y, PCAT của ngành duợc, LSAT của ngành luật hay GRE general/ GRE subject của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Cũng là một chứng chỉ để chứng tỏ khả năng học cao học, GMAT (Graduate Management Admission Test) là một kỳ thi kiểm tra khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích cho những ai muốn theo học chương trình MBA tại Mỹ và một số quốc gia khác. GMAT cũng có thể là tiêu chí xét tuyển vao ngành thạc sĩ tài chính (Master of Finance) hoặc thạc sĩ kế toán (Master of Accounting), nhưng về cơ bản GMAT được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường kinh doanh (Business schools /B-schools).

Cấu trúc một bài thi GMAT như thế nào?
   GMAT bao gồm 3 phần thi chính: Viết luận phân tích (Analytical writing), Toán học (Quantitative) và Ngôn ngữ (Verbal).
Viết luận: là phần thi đầu tiên trong một bài thi GMAT. Mặc dù đa phần các trường không yêu cầu hoặc không cần một số điểm cao ở phần viết luận, nhưng bạn vẫn phải làm, vì nếu bỏ qua phần viết luận, toàn bộ bài thi sẽ không được tính kết quả. Trong phần này, thí sinh được yêu cầu viết liên tục 2 bài luận với 2 dạng khác nhau: phân tích một lập luận (Analysis of an argument) và phân tích một vấn đề (Analysis of an issue). Thời gian quy định cho mỗi bài luận là 30 phút. Số điểm tuyệt đối cho mỗi bài luận là 7 điểm.

   Với hai phần còn lại, Toán học và Ngôn ngữ, tổng số điểm tuyệt đối là 780.

   Toán học: phần thi toán có 2 dạng: tính toán tính đầy đủ của dữ kiện để trả lời (Data sufficiency) và giải quyết vấn đề (Problem solving). Phần này bao gồm 37 câu hỏi và thời gian quy định là 75 phút.

    Ngôn ngữ: đây được xem là phần thi hóc búa nhất của GMAT, bao gồm 3 dạng: đọc hiểu (Reading comprehension), suy luận (Critical reasoning) và sửa lỗi câu (Sentence correction). Trong 41 câu hỏi của phần thi ngôn ngữ, 3 dạng câu hỏi này sẽ xuất hiện mà không được biết trước thứ tự. Phần thi này thí sinh có 75 phút để hoàn thành.

Tại sao GMAT khó?
 
    Nếu bạn nghĩ đây là 1 kỳ thi trắc nghiệm (Multiple Choice question) nên không đến nỗi đáng sợ lắm (vì không biết có thể chọn đại hay “click lụi”) thì bạn đã sai lầm. Hầu hết những kỳ thi vào cao học (Graduate schools) ở Mỹ đều là hình thức chọn lựa câu trả lời đúng, như MCAT, PCAT, LSAT, GRE general/ GRE subject. Đối với GMAT, xác suất chọn lựa câu trả lời đúng một cách may mắn cực kỳ thấp vì ngoài việc có đến 5 lựa chọn trả lời cho mỗi câu hỏi thì việc bạn may mắn 78 lần trong tổng cộng 78 câu hỏi là khó có thể xảy ra, và nên nhớ là còn phần thi viết luận. Mà nếu bạn có đạt GMAT đủ điểm trường yêu cầu nhờ may mắn, thì khả năng bạn theo kịp chương trình học là khá mong manh!
 
    GMAT khó vì phải chạy đua với thời gian, tính trung bình bạn có khoảng 2 phút cho mỗi câu trả lời của phần thi Toán học và 1 phút 30 giây cho mỗi câu trả lời phần thi Ngôn ngữ, ngoài ra bạn phải viết 2 bài luận liên tục với 2 thể loại viết khác nhau trong vòng 60 phút. Giữa mỗi phần thi bạn chỉ được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.
 
    GMAT khó là vì trong khi làm bài, độ khó của câu hỏi sẽ thay đổi tuỳ theo trình độ của người thi (Computer addaptive test). Nói đơn giản là nếu bạn trả lời 1 câu hỏi đúng thì câu thứ 2 sẽ khó hơn 1 chút, bạn trả lời sai thì câu hỏi sau sẽ dễ hơn một chút. Có khoảng 5 mức độ khó như vậy cho một vấn đề để hỏi. Nếu bạn càng có nhiều đáp án đúng cho các câu hỏi khó thì điểm của bạn càng cao. Vì vậy mà GMAT luôn luôn khó với tất cả các thí sinh.
 
    GMAT khó là vì sự phức tạp của câu hỏi cũng như trong các sự lựa chọn câu trả lời. Đòi hỏi người thi có tư duy sắc bén và nhanh nhay, kỹ năng đọc hiểu cực tốt, kỹ năng giải toán vững và chính xác. Phần thi hóc búa nhất của GMAT không phải là phần thi toán hay viết luận mà là phần thi ngôn ngữ. Đa số các thi sinh rất sợ phần thi này, ngay cả các thi sinh người bản xứ với tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Trung tâm nghiên cứu & đào tạo Quản trị doanh nghiệp (BR&T)– ĐH Bách Khoa TPHCM
Trân trọng thống báo mở lớp luyện thi GMAT
Giáo viên đứng lớp đạt 770 điểm GMAT -> dư sức vào ĐH Havard (yêu cầu 730 điểm GMAT) 



 

Bài trước

Bài tiếp