Thực tế mức lương ngành Cơ Kỹ thuật tại doanh nghiệp Nhật

Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ Kỹ thuật Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) với trình độ tiếng Nhật JLPT từ N3 sẽ có cơ hội đầu quân vào doanh nghiệp Nhật Bản với mức lương khởi điểm đáng mơ ước.

Bài viết liên quan
Cơ Kỹ thuật: Hướng đi mới lạ cho dân mê lập trình
Cơ Kỹ thuật: Ngành dự báo được những rủi ro trong vận hành kỹ thuật
Tính ưu việt của chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật ngành Cơ Kỹ thuật
Tại sao doanh nghiệp Nhật Bản chuộng kỹ sư Cơ Kỹ thuật Bách khoa?

clc-tctn cơ kỹ thuật
Hình ảnh cựu SV Cơ Kỹ thuật tham gia hoạt động học thuật tại Nhật. – Hình: OISP

VIỆT NAM: MỤC TIÊU MỞ RỘNG KINH DOANH HÀNG ĐẦU CỦA NHẬT

Theo kết quả khảo sát 4.600 doanh nghiệp Nhật hoạt động tại gần 20 thị trường châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có 700 doanh nghiệp ở Việt Nam) năm 2022 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp Nhật dự định mở rộng kinh doanh tăng, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Không những thế, hơn 55% doanh nghiệp Nhật Bản trong số đó mong muốn mở rộng sản xuất – kinh doanh tại Việt Nam trong vòng một, hai năm tới, cao hơn Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ làn sóng COVID-19, những con số kể trên là bảo chứng cho thấy cơ hội việc làm tại doanh nghiệp Nhật là đầy triển vọng đối với người lao động Việt Nam nói chung và nhân sự ngành kỹ thuật nói riêng trong nhiều năm tới nữa.

Riêng đối với ngành Cơ Kỹ thuật, những năm qua, sinh viên tốt nghiệp từ Trường ĐH Bách khoa luôn là mục tiêu tuyển dụng hàng đầu của các doanh nghiệp có nguồn vốn Nhật Bản. Trong số đó, có thể kể đến những tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ, sản xuất linh kiện, vật liệu, kết cấu tàu thủy như TechnoStar, Tachi-S, Asahi Kasei, Mitsuba, Nidec, Hitachi Zosen Vietnam, Mitutoyo… 

Những vị trí công việc mà sinh viên Cơ Kỹ thuật có thể đảm đương cũng khá đa dạng, chẳng hạn như kỹ sư thiết kế (thiết kế máy/ kết cấu), kỹ sư ứng dụng (kỹ sư dịch vụ/ bảo trì), kỹ sư kết cấu (giám sát thi công/ quản lý chất lượng), kỹ sư mô phỏng (CAE/ phân tích va chạm), kỹ sư thiết kế CAD/ CAM, kỹ sư thiết kế kết cấu thép, kỹ sư xây dựng mô hình kết cấu, kỹ sư kết cấu nhôm kính/ bê tông – cốt thép…

Tham khảo thêm nội dung công việc của từng vị trí tại đây.

MỨC LƯƠNG TĂNG THEO TRÌNH ĐỘ TIẾNG NHẬT

Theo thông tin từ các chuyên trang tuyển dụng uy tín trong nước, hiện nay mức lương khởi điểm cho sinh viên Cơ Kỹ thuật mới ra trường và không yêu cầu ngoại ngữ ở các vị trí như giám sát thi công, bảo dưỡng thiết bị… tại doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam dao động trong khoảng 9,3 triệu – 16,2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nếu ứng viên có chứng chỉ năng lực Nhật ngữ, mức lương có thể lên đến 13,9 triệu – 18,6 triệu đồng/tháng.

Sau hai năm làm việc, họ có thể đảm nhận vị trí kỹ sư chính (senior engineer), và từ ba năm trở lên có cơ hội thăng tiến lên chức trưởng nhóm (leader) hoặc trưởng bộ phận (manager). Nhóm này, cộng với trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên, có thể đạt được mức lương từ 27,6 triệu đồng/tháng.

Sinh viên Cơ Kỹ thuật chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật trong giờ học. – Hình: OISP
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TĂNG CƯỜNG TIẾNG NHẬT – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP NHẬT

Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh chương trình Chất lượng cao Tăng cường tiếng Nhật ngành Cơ Kỹ thuật. Mã trường: QSB, mã ngành: 268.

Đây là chương trình đào tạo chính quy với sự tham khảo chương trình đào tạo của các đại học đối tác uy tín như Nagaoka University of Technology, Kanazawa University, Waseda University, Tokyo Metropolitan University (Nhật Bản), The University of Texas at Austin, Illinois University (Mỹ). 

Ngôn ngữ giảng dạy trên lớp là tiếng Việt kết hợp đào tạo tiếng Nhật (1.200 giờ) và văn hóa Nhật. Trong đó sẽ có 20% môn chuyên ngành ở năm thứ Ba và Tư do các giáo sư đại học đối tác Nhật sang giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội sang  sang Nhật thực tập ngắn hạn. 

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây.

Bài: INAKO, Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp