Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Cần một định nghĩa mới cho giáo dục | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Cần một định nghĩa mới cho giáo dục

Trong cùng một số báo Tuổi Trẻ ngày 12-4-2010, chúng ta đọc được hai câu chuyện về giáo dục. Một là chuyện xứ ta khi một số trường THPT ở TP.HCM loại học sinh yếu để giữ vững thành tích. Hai là chuyện xứ người, đó là Phần Lan đạt được nhiều thành tựu giáo dục, đặc biệt là cách họ nâng cao cho học sinh yếu kém TT – Trong cùng một số báo Tuổi Trẻ ngày 12-4-2010, chúng ta đọc được hai câu chuyện về giáo dục. Một là chuyện xứ ta khi một số trường THPT ở TP.HCM loại học sinh yếu để giữ vững thành tích. Hai là chuyện xứ người, đó là Phần Lan đạt được nhiều thành tựu giáo dục, đặc biệt là cách họ nâng cao cho học sinh yếu kém.

Hai câu chuyện trái ngược đã phần nào cho thấy được lý do tại sao giáo dục xứ ta kém xa giáo dục xứ người.

HS Trường Bình Khánh – H.Cần Giờ buổi tan học – Ảnh minh họa: M.C

Nếu ai chịu khó đọc báo sẽ thấy khó có ngày nào không có một bài báo liên quan đến tiêu cực trong giáo dục Việt Nam. Thật sự đã đến lúc chúng ta cần định nghĩa lại về giáo dục Việt Nam, nếu không định nghĩa được cụ thể và hợp lý thì chúng ta sẽ tiếp tục quẩn quanh trong lối mòn bao lâu nay, và giáo dục nước nhà ngày càng đi xuống.

Thưở trước, với nền tảng Khổng giáo, giáo dục của chúng ta là: “tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo dục khi ấy chủ yếu tập trung dạy về thái độ hành xử, tiếp theo là các kinh thư sử lược. Nay có lẽ định nghĩa như thế sẽ không còn phù hợp, nhưng nếu thay đổi thì chúng ta phải thay đổi thế nào. Liệu giáo dục có phải chỉ để tạo ra học sinh giỏi? Cái này cũng không phải bởi chúng ta đang phải đối mặt với bệnh thành tích trầm kha và có hàng đàn “gà công nghiệp” trong các trường chuyên.

Nhìn qua các nước có nền giáo dục phổ thông được cả thế giới đánh giá cao. Người ta không hề định nghĩa giáo dục đi kèm với những thành tích học tập này nọ mà giáo dục chính là giúp một con người tự hoàn thiện, tự phát triển lấy bản thân, làm việc họ cảm thấy phù hợp nhất và hiểu được cộng đồng xung quanh cần gì ở họ nhất.

Ví dụ như tại Thụy Sĩ, học sinh tiểu học gần như chỉ học ngôn ngữ để hoàn thiện giao tiếp và biết về những khu vực xung quanh mình, biết về nơi mình sống, biết về đất nước mình để tự chọn cách phát triển. Cứ như thế, học sinh của họ có thể không sớm có những thành tích thi học sinh giỏi sáng chói, nhưng lại là những người đem lại sự chói sáng cho cả một quốc gia phát triển.

Tất nhiên, trong một sớm một chiều chúng ta không thể có được một nền giáo dục phát triển như các quốc gia phát triển ấy. Nhưng nếu muốn có được thành tựu thì trước khi làm đúng phải nghĩ đúng. Bao năm qua, chúng ta vẫn chỉ nghĩ đơn thuần rằng “giáo dục là dạy học”, điều này không sai nhưng không thể xem đó là định nghĩa đúng của một nền giáo dục.

Một quốc gia chỉ có thể phát triển khi nền giáo dục được định nghĩa rõ ràng, bởi kết quả “đầu ra” của giáo dục chính là chất lượng “đầu vào” trên con đường quốc gia ấy phát triển.

NGÔ MINH TRÍ

Theo Tuoitre Online

Bài trước

Bài tiếp