Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Sẽ giải thể trường đại học kém chất lượng | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Sẽ giải thể trường đại học kém chất lượng

TT – Tại hội nghị lấy ý kiến cho báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH” (giai đoạn 1998-2009) được tổ chức tại TP.HCM ngày 30-3, hầu hết đại biểu đánh giá cao nội dung bản báo cáo và vấn đề bức xúc nhất hiện nay tiếp tục được nêu ra là chất lượng giáo dục ĐH còn thấp.

TT – Tại hội nghị lấy ý kiến cho báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH” (giai đoạn 1998-2009) được tổ chức tại TP.HCM ngày 30-3, hầu hết đại biểu đánh giá cao nội dung bản báo cáo và vấn đề bức xúc nhất hiện nay tiếp tục được nêu ra là chất lượng giáo dục ĐH còn thấp.

Theo báo cáo của đoàn giám sát, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH vẫn còn nhiều hạn chế. Thời gian qua quy mô đào tạo ĐH, CĐ tăng quá nhanh, không tương xứng với sự phát triển đội ngũ giảng viên, khả năng đầu tư và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

Mặc dù được nhìn nhận đã có nhiều tiến bộ nhưng hầu hết cơ sở vật chất của các trường ĐH, CĐ vẫn ở trong tình trạng yếu kém. Đa số trường có diện tích hẹp, nhiều trường ngoài công lập chưa có cơ sở riêng, giảng đường, phòng làm việc đều phải thuê, phân tán nhiều địa điểm… Hệ thống thư viện của các trường nhỏ, số lượng đầu sách nghèo nàn. Trang thiết bị thí nghiệm, thực hành ở phần lớn các trường thiếu thốn, lạc hậu… Ký túc xá các trường mới đáp ứng 15% nhu cầu chỗ ở của SV.

Đánh giá nguyên nhân của những vấn đề này, GS Trần Hồng Quân (chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) cho rằng: “Chi phí đầu tư cho giáo dục còn quá thấp. Với chi phí 200 USD/SV/năm thì không thể có chất lượng tốt. SV nước ta còn nghèo, cần phải đẩy mạnh tín dụng đào tạo. Nhà nước phải gánh lãi suất tín dụng này và chấp nhận chịu một phần rủi ro”.

Cũng theo báo cáo này, dù Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng trong nhiều trường hợp việc giao chỉ tiêu tuyển sinh tỏ ra thiếu công bằng: nhiều trường công lập có truyền thống được giao chỉ tiêu bằng một nửa hoặc 2/3 trường ngoài công lập… Hơn nữa tốc độ tăng chỉ tiêu đối với một số trường ngoài công lập cao, có trường tăng chỉ tiêu gấp nhiều lần.

Do chạy theo nhu cầu thu học phí, nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu, có trường tự tuyển thêm hàng trăm SV vào các ngành chưa được cho phép mở nhưng việc chế tài, xử lý vi phạm quá nhẹ, không đủ sức răn đe… Một số trường ĐH mở nhiều cấp học, từ trung cấp đến sau ĐH, trong khi Luật giáo dục chỉ cho phép các trường ĐH đào tạo các cấp từ CĐ trở lên nhưng chưa trường nào bị xử lý.

Bên cạnh đó, việc mở ngành chưa phù hợp với yêu cầu khoa học và thực tế. Trong 10 năm qua đã có 347/355 lượt trường đăng ký được cho phép mở ngành. Một số ngành mới mở ở các trường không phù hợp với trình độ đào tạo ĐH (ngành võ thuật, nấu ăn, thời trang…). Việc tuyển sinh các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết, liên thông còn bị buông lỏng. Ngoài ra chương trình, phương thức đào tạo được nhìn nhận còn lạc hậu; việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình ở hầu hết các trường không chuyên nghiệp và ít được đầu tư.

Sau các đợt khảo sát, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ kiến nghị hạn chế cho mở thêm các trường ĐH công lập, đặc biệt nên dừng mở trường công lập ở những địa phương có mức thu ngân sách thấp, thu không đủ chi.

Đối với các trường tư thục chỉ nên cho phép thành lập những trường có vốn đầu tư lớn và hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận; có biện pháp xử lý nghiêm khắc (có thể giải thể) với các trường vi phạm quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt đối với các trường ngoài công lập đã thành lập được hơn 10 năm vẫn không có đất xây trường…

Sinh viên giỏi không muốn ở lại trường

Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 1987-2009 số SV cả nước tăng 13 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng ba lần, tỉ lệ SV/giảng viên quá cao so với quy định. Ở các trường ngoài công lập số giảng viên cơ hữu rất thấp, nhiều trường số giảng viên thỉnh giảng gấp hai lần số giảng viên cơ hữu. Trong tổng số 61.190 giảng viên ĐH, CĐ có 6.217 tiến sĩ (10,16%), trong khi mục tiêu của Bộ GD-ĐT đặt ra đến năm 2020 phải có ít nhất 35% giảng viên trình độ tiến sĩ.

Theo GS Trần Hồng Quân: “SV giỏi không muốn ở lại trường làm giảng viên vì không có đãi ngộ tương xứng. Hiện chưa có chiến lược để giải quyết cơ bản vấn đề này. Không nên chỉ đề ra chỉ tiêu mà phải có một loạt giải pháp đồng bộ”.

TRẦN HUỲNH

Theo TuoiTre Online

 

Bài trước

Bài tiếp