Vài suy nghĩ về vai trò mới của giảng viên đại học

Vài suy nghĩ về vai trò mới của giảng viên đại học

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC – ANH LÀ AI?
TS. Vũ Thế Dũng – Khoa Quản Lý Công Nghiệp

Giáo dục nước nhà đang trong cơn chuyển mình để tìm ra con đường phát triển cho chính mình và cho cả tương lai dân tộc. Trong cuộc chuyển mình đó, thầy cô giáo đóng vai trị là những tiên phong vì chất lượng giáo dục nói cho cùng gắn liền với chất lượng đội ngũ.
Định nghĩa thế nào là một giảng viên đại học? Một giảng viên cần thực hiện những vai trò và chức năng gì? Họ cần những phẩm chất gì để thực hiện tốt những chức năng của mình? – đây là những câu hỏi khá căn bản nhưng quan trọng cần được trả lời thấu đáo bởi chính các giảng viên cũng như các nhà quản lý giáo dục. Các câu hỏi không mới và cũng đã được tiếp cận từ lâu, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc tế có những thay đổi sâu sắc thì việc định nghĩa lại vai trị của đội ngũ giảng viên trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) Nhà khoa học, và (3) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng.
Giảng viên =  Nhà giáo + Nhà khoa học + Nhà cung ứng dịch vụ
Giảng viên – Nhà giáo
Đây là vai trị truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người Thầy giỏi. Thế nào là một người thầy giỏi? Đó là một người uyên bác về kiến thức chuyên ngành mà mình giảng dạy? – Đúng nhưng chưa đủ, uyên bác về kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải điều kiện đủ cho một thầy giáo giỏi.
Theo các nhà giáo dục thế giới thì một giảng viên tòan diện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau:
    Kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chuyên môn học mà mình giảng dạy. Tuy nói rằng đây là điều kiện cần và tiên quyết, nhưng hiện nay do lực lượng giảng viên mỏng, ở khá nhiều trường, các giảng viên phải giảng dạy cùng một lúc nhiều môn học (dù có thể cùng một chuyên ngành hẹp) dẫn đến việc ngay cả kiến thức chuyên môn sâu cũng chưa đảm bảo.
    Kiến thức về chương trình đào tạo: tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên về một chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về cả chương trình giảng dạy. Những kiến thức này quan trọng vì nó cho biết vị trí của chúng ta trong bức tranh tổng thể, nó cung cấp thông tin về vai trị và sự tương tác giữa một chuyên ngành với các chuyên ngành khác trong cùng một lĩnh vực và kể cả giữa các chuyên ngành trong cc lĩnh vực khc nhau. Khối kiến thức này quan trọng vì nếu không biết được vị trí và các tương tác trong bức tranh tổng thể, kiến thức chuyên ngành hẹp cung cấp cho sinh viên trở nên khô cứng và có độ ứng dụng thấp.
Xu hướng đào tạo đại học hiện nay là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tư duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực (và đa văn hóa) vì chính những kiến thức này sẽ giúp người lao động thích nghi tốt trong các bối cảnh làm việc nhóm, dự án – mà ở đó họ sẽ phải cộng tác với cá nhân từ các chuyên ngành rất khác biệt để cùng nhau giải các bài toán đa lĩnh vực.
    Kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy/ học trong từng chuyên ngành cụ thể. Bên cạnh phương pháp chung thì mỗi chuyên ngành (thậm chí từng môn học hoặc cùng môn học nhưng khác đối tượng học) đều có những đặc thù riêng biệt đòi hỏi phải có những phương pháp tiếp cận khác nhau.
Hiện nay chúng ta đang coi thường khối kiến thức này. Mặc dù để trở thành giảng viên chính thức, các giảng viên đại học đều phải học và thi các môn học về lý luận về phương pháp giảng dạy đại học. Tuy nhiên, quan sát cho thấy nội dung và phương pháp giảng dạy của bản thân nhóm môn học này cũng đề khá cổ điển, không được thường xuyên cập nhật và xa rời với thực tiễn giảng dạy đại học nói chung và giảng dạy trong từng chuyên ngành nhỏ nói riêng. Để thay đổi diện mạo và chất lượng dạy và học hiện nay ở các trường đại học, cần đầu tư nhiều hơn để nâng cấp phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giảng viên.
    Kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học. Chỉ khi mỗi giảng viên hiểu rõ được các sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và các mục tiêu chính của hệ thống giáo dục và môi trường giáo dục thì việc giảng dạy mới đi đúng định hướng và có ý nghĩa xã hội.
Sự quay lưng, hay không nắm chắc những giá trị gốc của một nền giáo dục dẫn đến những lệch lạc trong văn hóa giáo dục. Từ chuyện quay cóp trong thi cử, vi phạm bản quyền trong học tập và nghiên cứu, tính phi dân chủ trong khoa học đến thái độ học tập và thái độ ứng xử công dân trong cuộc sống đều không được truyền thông đầy đủ và khắc họa đúng mực. Thực tế, giảng viên đại học không trực tiếp dạy đạo đức nhưng phải xác lập được cho sinh viên nhận thức đúng đắn về các giá trị gốc của giáo dục và đạo đức, mà cụ thể là đạo đức trong từng nghề nghiệp cụ thể.
Mặt khác kiến thức về hệ thống giáo dục, sứ mệnh và các mục tiêu gio dục còn là kim chỉ nam cho giảng viên trong soạn bài giảng, giáo trình, lựa chọn phương pháp giảng dạy cho những đối tượng người học khác nhau. Tình trạng khá phổ biến của các giảng viên là không phân biệt đối tượng trong giảng dạy, một bộ giáo trình một bài giảng cho cả cao đẳng, đại học, thậm chí cả sau đại học. Điều này một phần do quán tính, phần khác do không nắm được sự khác biệt trong mục tiêu đào tạo của từng loại hình.
Giảng viên – nhà khoa học
Ở vai trị thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng (cộng đồng khoa học, x hội nói chung, trong nước và quốc tế) là ba chức năng chính của một nhà khoa học. Từ đây có hai xu hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu cơ bản (basic research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Khác với nghiên cứu cơ bản mang tính giải thích và dự báo các vấn đề chưa khai phá của tự nhiên và xã hội, nghiên cứu ứng dụng là loại nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản vào giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội. Thông thường nghiên cứu cơ bản được coi là vai trị chính của các giảng viên đại học. Còn nghiên cứu ứng dụng mang tính công nghệ thường là kết quả của mối liên kết giữa các nhà khoa học và nhà ứng dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội). Do vậy nghiên cứu ứng dụng thường có màu sắc của các dự án tư vấn được đặt hàng bởi cộng đồng doanh nghiệp (và do doanh nghiệp tài trợ).
Trong bối cảnh hiện nay, khi chưa có nhiều điều kiện đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, chúng ta cần có chiến lược tận dụng kết quả nghiên cứu cơ bản của các quốc gia tiên tiến. Do vậy, có thể trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên khuyến khích các giảng viên đại học thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết lý thuyết ngành (literature review) và tìm ra những hướng ứng dụng của các lý thuyết này. Thực tế tổng kết lý thuyết là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng của mỗi nhà nghiên cứu, nó mang lại những kiến thức hết sức quan trọng về thành tựu khoa học trong từng chuyên ngành và các định hướng nghiên cứu của từng ngành.
Nghiên cứu khoa học phải đi kèm với công bố kết quả nghiên cứu. Điều này có hai ý nghĩa. Thứ nhất, công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành uy tín chính là thước đo chất lượng có ý nghĩa nhất đối với một công trình nghiên cứu. Thứ hai, chỉ khi được công bố rộng rãi và đi vào ứng dụng nghiên cứu khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội của mình. Và như vậy trong vai trị nhà khoa học, giảng viên đại học không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu mà còn phải có kỹ năng viết báo khoa học.
Giảng viên – nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội
Đây là một vai trò mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện – nó cũng là một vai trị mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trị này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức x hội – đoàn thể, cho cộng đồng và cho x hội nĩi chung. Cụ thể đối với nhà trường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản lý, cc cơng việc hnh chính, tham gia cc tổ chức x hội, cố vấn cho sinh vin, lin hệ thực tập, tìm chỗ lm cho sinh vin… Với ngnh của mình, giảng vin lm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự v tổ chức cc hội thảo khoa học.
Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trị của một chuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo. Trong chức năng này, giảng viên đóng vai trị là cầu nối giữa khoa học và xã hội, để đưa nhanh các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng. Viết báo thời sự (khác với báo khoa học) là một chức năng khá quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao dân trí.
Cấu trúc các chức năng
Cân đối các nguồn lực như thế nào cho các chức năng? Có chăng một tỷ trọng tối ưu giữa các chức năng trong một giảng viên? Thực tế không có câu trả lời chính xác. Lựa chọn phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố: (1) nhóm yếu tố tự thân, và (2) yếu tố môi trường. Ở nhóm yếu tố cá nhân, mỗi người có khuynh hướng yêu thích một số công việc khác nhau trong cùng một nghề nghiệp. Chẳng hạn có giảng viên yêu thích giảng dạy và dịch vụ hơn nghiên cứu khoa học, có người lại chỉ thích chuyên tâm nghiên cứu mà ít chú ý đến giảng dạy. Tuy nhiên yếu tố cá nhân bị tác động mạnh bởi yếu tố môi trường mà cụ thể là mục tiêu, cấu trúc công việc, và cơ chế đánh giá của trường đại học. Chẳng hạn ở Mỹ, các trường danh tiếng chuyên về nghiên cứu thì tỷ trọng là 30/60/10 (30% tài nguyên cho giảng dạy/ 60% cho nghiên cứu/ 10% cho dịch vụ), các trường cân đối thì 40/40/20, còn các trường nhỏ – đại học cộng đồng thì 60/20/20.  Song song với việc cụ thể hóa cấu trúc chức năng là việc cụ thể hóa công việc, ngân sách, chính sách đánh giá phù hợp với cấu trúc chức năng này. Chẳng hạn, trường áp dụng tỷ lệ 30/60/10 thì hợp đồng ký với giảng viên thường là 1:1 hoặc 1:2 (1:1 mỗi học kỳ giảng 1 lớp, 1:2 học kỳ 1 giảng 1 lớp học kỳ 2 giảng 2 lớp); trường cân bằng là 2:2 hoặc 2:3; trường cộng đồng là: 4:4 hoặc 4:5; và các qui định cụ thể về ngân sách nghiên cứu, số bài báo (trên loại tạp chí nào), các loại dịch vụ phải thực hiện. Rõ ràng các chỉ số trên khá đơn giản và hiệu quả. Khi được cụ thể hóa vào chương trình hành động của từng trường nó có tác động lớn đến cấu trúc chức năng của từng giảng viên. Mặt khác, nếu các nhà quản lý giáo dục đánh giá được mặt mạnh và yếu của từng giảng viên (yếu tố cá nhân) thì sẽ có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng hay bố trí cơng việc phù hợp.
Như vậy cấu trúc chức năng thay đổi theo các nhu cầu xã hội và yêu cầu cụ thể của từng trường. Tuy vậy, dù trong cấu trúc nào, cả ba chức năng Giảng Dạy – Nghiên Cứu Khoa Học – Dịch Vụ đều thể hiện rõ nét vì giữa chúng có mối liên hệ tương hỗ hết sức chặt chẽ, cái này bổ sung và làm phong phú cái kia. Thực hiện đầy đủ và toàn diện cả ba nhóm chức năng nêu trên quả là một thách thức lớn không chỉ cho từng giảng viên mà cho cả hệ thống giáo dục.
Mô hình ba chức năng là cái đích để phấn đấu và đầu tư. Hiện nay và trong tương lai gần một yếu tố quan trọng nữa cũng cần phải được đưa vào mô hình l yếu tố Quốc tế hóa. Nghĩa là vai trò của các giảng viên đại học hay các trường đại học sẽ không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà tầm hoạt động phải hướng đến một không gian toàn cầu, phi biên giới. Điều này là hiện thực gần khi hợp tác, chuyên môn hóa và giao lưu kinh tế – xã hội đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu và ngày càng mãnh liệt. Nhu cầu phát triển đòi hỏi lực đẩy lớn từ hệ thống giáo dục. Xã hội hội nhập tồn cầu thì giáo dục không thể không hội nhập nếu không muốn nói là giáo dục phải đi trước trong hội nhập. 

Bài trước

Bài tiếp