Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Thử sức với ngành dầu khí | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Thử sức với ngành dầu khí

Một trong những ngành nghề đang rất hút thí sinh hiện nay là dầu khí

Các kỹ sư đang làm việc tại giàn khoan Bạch Hổ (Vũng Tàu) – Ảnh: Đ.N.T
Một trong những ngành nghề đang rất hút thí sinh hiện nay là dầu khí. Tuy nhiên, bên cạnh mức thu nhập cao, các kỹ sư dầu khí phải trải qua không ít thử thách.

Điểm chuẩn cao

Các ngành đào tạo kỹ sư dầu khí của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) luôn có số lượng dự thi đông, với tỷ lệ “chọi” nằm trong “top” đầu của trường. Năm 2009, ngành Công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học, chuyên ngành Công nghệ chế biến dầu khí có điểm chuẩn là 21 điểm (tỷ lệ “chọi” là 3,91). Tiếp đến, điểm đầu vào 2 chuyên ngành Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí của ngành Kỹ thuật địa chất – dầu khí là 18,5 điểm (tỷ lệ “chọi” là 5,83).

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, chuyên ngành Địa chất dầu khí (ngành Địa chất) có điểm chuẩn khối A là 14, trong khi khối B là 18 điểm với tỷ lệ “chọi” rất cao: 21,77. Chuyên ngành Công nghệ chế biến dầu và khí (ngành Công nghệ hóa học) trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm 2009 cũng thu hút tới 463 thí sinh đăng ký dự thi, trong khi chỉ có 60 chỉ tiêu. Do vậy, tỷ lệ “chọi” là 7,72 và điểm chuẩn lên tới 22 điểm.

Một trong những trường đào tạo kỹ sư dầu khí chuyên nghiệp là trường ĐH Mỏ địa chất (Hà Nội). Năm 2009, dầu khí là một trong 2 ngành có chỉ tiêu cao nhất của trường (380 chỉ tiêu), với mức điểm chuẩn cao nhất là 18,5 điểm, và là ngành duy nhất không xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2). Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành Công nghệ hóa dầu cũng có điểm chuẩn khá cao với 21 điểm (năm 2009).

Nói về cơ hội việc làm, thạc sĩ Phan Trung Viên cho biết thêm: “Với việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, chủ trương thành lập thêm tổ hợp lọc hóa dầu tại Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu… có thể nói ngành hóa dầu đang rất cần nhân lực được đào tạo có chất lượng. Tuy nhiên, các kỹ sư hóa dầu không chỉ làm việc trong lĩnh vực dầu khí, mà phạm vi công việc còn rất rộng với các lĩnh vực liên quan”.

Thạc sĩ Phan Trung Viên – Phó hiệu trưởng trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Hai năm nay, từ khi chuyên ngành Hóa dầu (ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học) được mở ra đã thu hút rất đông thí sinh. Bậc ĐH chỉ tuyển mỗi năm 200 sinh viên, nhưng số lượng hồ sơ nộp vào lên tới 500 – 600. Cũng riêng ngành này, điểm chuẩn luôn cao hơn mức điểm sàn 2 điểm, trong khi các ngành còn lại chỉ tuyển bằng mức điểm sàn.

Ngoài ra, một số nơi đào tạo ngành Công nghệ hóa với mức điểm xét tuyển bằng với điểm sàn như trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), chương trình Kỹ sư dầu khí liên kết giữa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) và trường ĐH Adelaide (Úc)…

Thu nhập hấp dẫn

Ngành Công nghệ hóa dầu đào tạo các kỹ năng điều hành ca sản xuất, tính toán công nghệ, với những kiến thức chuyên sâu về hóa cơ sở, hóa lý, quá trình và thiết bị, cơ sở chế biến dầu, khí… Sinh viên sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất liên quan tới lĩnh vực lọc hóa dầu, chế biến dầu khí, vận hành quá trình và thiết bị công nghệ hóa dầu, tham gia điều hành và quản lý một ca sản xuất…

Với các kỹ sư Địa chất dầu khí, có khả năng ứng dụng công nghệ địa chính định lượng, công nghệ chuyên sâu và mô hình hóa – mô phỏng để phân tích bể trầm tích, mỏ phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Bên cạnh đó là nghiên cứu chế độ hình thành, lưu trữ, bảo tồn, phá hủy các loại bẫy dầu khí…

Điều đáng nói của lĩnh vực này chính là mức thu nhập hấp dẫn. Từ thực tế những kỹ sư làm việc trên giàn khoan trong nước, mức lương trung bình không dưới 1.000 USD/tháng. Nếu có cơ hội làm việc tại các giàn khoan trên thế giới, mức thu nhập có thể từ 7.000 – 10.000 USD/tháng.

Tuy nhiên, để có được mức lương như vậy, các kỹ sư phải trải qua không ít những khắc nghiệt. Võ Lâm Nghi Thủy – Công ty Schlumberger, người từng có nhiều năm làm việc tại các giàn khoan trong nước và trên thế giới chia sẻ: “Với các kỹ sư làm việc trên giàn khoan thì nhiều ngày không tắm gội, không chợp mắt là chuyện bình thường. Ăn ngủ thất thường, thậm chí không dám ăn uống vì bị giới hạn đi vệ sinh. Bên cạnh phần việc trí óc, người kỹ sư còn phải làm rất nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến chân tay”.

Hà Ánh
Theo Thanh Niên Online

Bài trước

Bài tiếp