Kỹ sư môi trường – Lựa chọn nghề nghiệp “đi trước đón đầu” trong thời đại mới

Từ lâu, kỹ sư môi trường là ngành học vướng phải nhiều định kiến xã hội và thường không được quan tâm, xem trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, hòa vào xu hướng phát triển liên tục của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhóm ngành môi trường có thể giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề cấp bách.

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường OISP trong một tiết học thực tế – Hình: OISP

Bài viết liên quan
Thời đại “Cô-Vít”, càng kích thích vai trò của kỹ sư môi trường
Bạn biết gì về ngành môi trường tại Bách khoa?

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Ở NƯỚC TA

Hiện nay, hóa chất, khí thải, khói bụi, tiếng ồn, sinh vật gây bệnh, tác nhân phóng xạ… cùng sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành công nghiệp khiến môi trường sống của chúng ta xuống cấp trầm trọng. 

Đặc biệt, tình trạng quy hoạch đô thị một cách tự phát, bừa bãi, chưa gắn liền công tác xử lý rác thải đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nặng nề tại nhiều địa phương. Ở các đô thị, chỉ khoảng 60 – 70% lượng chất thải rắn, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. 

Ước tính, khoảng 110 trong tổng số 183 (trên 60%) khu công nghiệp của nước ta chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn. Đa số nước thải nhiễm hóa phẩm nhuộm, hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ… đều được xả trực tiếp ra sông, hồ, kênh rạch tự nhiên.

Bên cạnh đó, hơn 13.500 cơ sở y tế, 5.000 doanh nghiệp, 4.500 làng nghề đang thải ra môi trường hàng chục tấn rác thải mỗi năm. Trong thời gian gần đây, mức sunfua dioxit và benzen trong bầu khí quyển của Hà Nội và TP.HCM tăng cao đáng kể. Đặc biệt, lượng rác thải y tế khổng lồ do dịch bệnh COVID-19 cũng tạo nên gánh nặng lớn cho công tác vệ sinh môi trường. Chẳng hạn, vào giai đoạn cách ly – phong tỏa, hơn 1.000 người ở bệnh viện C Đà Nẵng đã thải ra 637kg rác thải/ngày. 

Để phòng tránh lây nhiễm mầm bệnh, toàn bộ rác thải phải được đặt ở đúng nơi quy định, dán kín, hạn chế rơi vãi, xịt thuốc sát khuẩn và vận chuyển theo đường đi riêng biệt, trong khung giờ cố định (7-9h sáng hàng ngày).

KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG – NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ KHIÊM NHƯỜNG, THẦM LẶNG

Rõ ràng, vấn nạn ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ tác động trực tiếp, lâu dài đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thực trạng trên là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về môi trường. Hậu quả, hiện tượng này kéo theo khả năng phân tích, đánh giá, dự báo và ngăn chặn ô nhiễm môi trường vô cùng yếu kém, lỏng lẻo.

Nhìn chung, để đạt được tiêu chuẩn ISO 14001 về xử lý môi trường đạt chuẩn, các doanh nghiệp, công ty, nhà máy luôn cần đến sự đóng góp tích cực của những kỹ sư môi trường. Nhiệm vụ chính của họ là:

  • Thi công, thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải
  • Kiểm tra chất lượng khí thải, nước thải, đảm bảo chúng không gây nguy hại cho môi trường
  • Giải quyết nhanh chóng những sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý
  • Lập kế hoạch chi tiết và tiến hành bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị, máy móc 
  • Phổ biến, hướng dẫn những quy định xử lý chất thải cho các nhân viên liên quan trong công ty, doanh nghiệp
  • Đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả, tức thời khi sự cố xuất hiện đột ngột
  • Báo cáo cụ thể về công tác xử lý chất thải và chất lượng môi trường của nhà máy, xí nghiệp
  • Vệ sinh môi trường bên trong công xưởng, nhà máy
  • Giám sát công tác khử mùi
  • Phân tích, chia sẻ, nâng cao nhận thức về tác động của sản phẩm đối với môi trường trong mọi giai đoạn của vòng đời sản phẩm cho nhân viên trong công ty, đơn vị 

Để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta, các kỹ sư môi trường sẽ thường xuyên tương tác với con người và thiên nhiên, từ đó thực hiện những dự án bảo vệ môi trường cùng hệ sinh thái mang tính hiệu quả và bền vững. Muốn hoàn thành tốt công việc này, bạn cần kết hợp toàn diện nhiều kiến thức kinh tế, xã hội và sinh học, đồng thời hiểu rõ các yếu tố nội tại đặc thù của môi trường địa phương.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra trên toàn thế giới, tầm quan trọng của các kỹ sư môi trường đang được nhìn nhận công bằng và đánh giá khách quan hơn. 

Cục Thống kê Lao Động Hoa Kỳ cho biết, nhu cầu nhân lực ngành môi trường tăng lên khoảng 15% trong giai đoạn 2012 đến năm 2021 (nhanh hơn so với mức trung bình của những công việc khác). Trong khi đó, nhiều chuyên gia Việt Nam kỳ vọng, trong giai đoạn 2020-2025, môi trường sẽ là một trong tám nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất cả nước (riêng TP.HCM cần khoảng 10.800 nhân sự/năm).

Hiện nay, trường Đại học Bách Khoa TPHCM đang triển khai hai chương trình đào tạo uy tín, chất lượng về chuyên ngành môi trường. Hãy tham khảo ngay các đường link bên dưới nếu bạn mong muốn cống hiến hết mình trong lĩnh vực đầy tiềm năng này nhé!
Chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Môi trường
Chương trình Chất lượng cao Chuyển tiếp Quốc tế ngành Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường 

Bài viết liên quan:
Nên chọn quản lý tài nguyên môi trường hay kỹ thuật môi trường?
Nhiệm vụ của “siêu anh hùng” kỹ sư môi trường

Bài: XUÂN MAI

Bài trước

Bài tiếp