SV OISP rinh giải sáng kiến nhờ biến vỏ sầu riêng thành vật liệu xanh

Mới đây, nhóm ba SV Bách khoa Quốc tế cùng đồng đội đã vinh dự nhận giải Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng đảm bảo công bằng xã hội (1)

Bài viết liên quan
▶ 15 SV Bách khoa Quốc tế nhận học bổng phát triển nhân tài Never Give Up 2023-2024
▶ SV Bách khoa Quốc tế đạt giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ 2023
▶ SV Bách khoa Quốc tế giành 5/8 giải thưởng Eréka toàn đoàn Bách khoa

Đó là Bùi Đặng Đăng Khoa, Chế Quang Công và Lê Hoàng Long, cùng là SV K2020 chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Hóa học

Nghiên cứu chuyển hóa vỏ sầu riêng thành graphitic carbon, ứng dụng làm vật liệu lưu trữ năng lượng lọt vô top 10 sáng kiến xuất sắc nhất (trong tổng số 87 đề xuất) và giúp nhóm bạn nhận được giải thưởng trị giá 50 triệu đồng (bao gồm chi phí hỗ trợ chuyên môn và tài chính) để triển khai dự án trong vòng sáu tháng.

Vòng Chung kết cuộc thi Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng đảm bảo công bằng xã hội diễn ra vào ngày 22/1 tại Đà Nẵng.
Bùi Đặng Đăng Khoa (trái) và Chế Quang Công – cùng là SV K2020 chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Hóa học, đại diện cả nhóm nhận giải Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng đảm bảo công bằng xã hội.
Bùi Đặng Đăng Khoa (bìa phải) và Chế Quang Công – cùng là SV K2020 chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Hóa học, đại diện cả nhóm thuyết trình về dự án.
Bùi Đặng Đăng Khoa (thứ ba từ trái qua) và Chế Quang Công (thứ hai từ trái qua) – cùng là SV K2020 chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Hóa học, đang thảo luận với đồng đội ở Vòng Chung kết.
Poster dự án nghiên cứu chuyển hóa vỏ sầu riêng thành graphitic carbon, ứng dụng làm vật liệu lưu trữ năng lượng

Trưởng nhóm Bùi Đặng Đăng Khoa – SV K2020 chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Hóa học, cho biết: “Dự án AeroCon cung cấp giải pháp môi trường khả thi, đưa hệ thống lưu trữ từ vật liệu carbon aerogel vào quá trình hỗ trợ điều trị – phục hồi chức năng xương khớp bằng máy truyền xung điện y tế lưu động.

Trong quá trình thực hiện, nhóm mình nhận được sự cố vấn chuyên môn tận tình của PGS. TS. Lê Thị Kim Phụng, PGS. TS. Nguyễn Đình Quân (cùng là giảng viên Trường ĐH Bách khoa) và ThS. BS. Nguyễn Hữu Đức Minh (giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM)”.

PGS. TS. Nguyễn Đình Quân (Trưởng Phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass, cố vấn dự án) cho biết: “Từ ý tưởng tận dụng nguyên liệu phế – phụ phẩm nông nghiệp để tạo thành sản phẩm có giá trị, dự án đã ứng dụng vật liệu carbon với cấu trúc xốp đặc biệt từ vỏ sầu riêng vào việc tái tạo, lưu trữ năng lượng – lĩnh vực mang tính thời sự hiện nay”.

* Tin cập nhật: Đầu tháng 2, dự án vinh dự trở thành một trong 20 đề tài được trình bày tại Hội nghị Liên ngành 2024 (2) và xuất sắc giành giải Poster Xuất sắc ở hạng mục Nhà nghiên cứu trẻ.

_______

(1) Cuộc thi do Viện Friedrich-Ebert-Stiftung, Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Năng lực Thích ứng (CAB) và Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường & cộng đồng (Live&Learn) phối hợp tổ chức từ ngày 19 đến 21/1/2024 tại Đà Nẵng.

(2) Hội nghị Liên ngành do Leave a Nest (Nhật Bản) tổ chức. Đây là sự kiện kết nối các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực (sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin…) và khu vực khác nhau nhằm chia sẻ kiến thức, đồng thời tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu.

Tin: OISP – Hình: BÙI ĐẶNG ĐĂNG KHOA

Bài trước

Bài tiếp