Theo Hays Japan (công ty tuyển dụng nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản), nhu cầu nhân sự của bốn ngành an ninh mạng, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn sẽ tăng cao trong thời gian tới.
1. AN NINH MẠNG
Năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi Luật Bảo vệ thông tin cá nhân. Vì vậy, dữ liệu và cách thức sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp trở thành một trong những vấn đề quốc gia cấp bách nhất.
Sau khi tiến hành khảo sát và thống kê số liệu từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ước tính, đến năm 2021, đất nước này sẽ thiếu khoảng 200.000 chuyên gia an ninh mạng máy tính.
Hơn nữa, trong khoảng thời gian vừa qua, hàng loạt vụ tấn công mạng quy mô lớn đã dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong công chúng về vấn đề tin giả (fake news), bảo mật, quản lý danh tính, quản trị rủi ro, truy cập đặc quyền… Do đó, đội ngũ kỹ sư về khoa học dữ liệu và an ninh mạng trở nên quan trọng hơn bao hết.
2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Sự ra đời của ngành trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đã góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá dữ liệu. Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này bao gồm: khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu, kỹ sư dữ liệu, kỹ sư xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chuyên gia trí tuệ nhân tạo…
Theo thống kê, vào quý II năm 2019, các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo đã nhận được khoản tài trợ kỷ lục, lên đến 7,4 tỷ USD. Trong Chiến lược về AI năm 2019, chính phủ Nhật Bản đã đề ra mục tiêu bồi dưỡng 2.000 chuyên gia và 100 chuyên viên trình độ cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tạp chí Forbes ước tính, năm 2021, ngành trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra doanh thu 2.900 tỷ USD và tiết kiệm 6,2 tỷ giờ lao động. Thế nên, hiện nay, công tác đào tạo – tuyển dụng nhân sự thuộc nhóm ngành này đang được quan tâm hàng đầu. Dự kiến, trong tương lai, ngành trí tuệ nhân tạo sẽ thu hút đông đảo sinh viên theo học tại nhiều quốc gia.
3. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty Nhật Bản đã chuyển đổi từ mô hình làm việc offline truyền thống tại văn phòng sang mô hình làm việc kết hợp (vừa chấm công vừa làm việc từ xa).
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong việc đảm bảo năng suất lao động và hiệu quả công việc trong khi vẫn duy trì phương thức làm việc kết hợp.
Một trong những giải pháp khả thi nhất cho vấn đề này là sử dụng hệ điều hành và hệ thống điện toán đám mây. Vì vậy, công tác ứng dụng hệ thống đám mây đang được nhiều công ty (bất kể quy mô) ưu tiên tiến hành. Điều này kéo theo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực điện toán đám mây ngày càng tăng nhanh.
Ông Richard Eardley, Giám đốc Điều hành công ty Hays Japan cho biết, nhằm vượt qua thời kỳ khó khăn kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, đa số doanh nghiệp Nhật Bản đã chủ động số hóa kỹ năng, đồng thời chuyển sang hệ thống điện toán đám mây.
Nhiều chuyên gia nhận định, kể từ nay, điện toán đám mây không chỉ là giải pháp làm việc tạm thời để ứng phó với giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh mà sẽ còn được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong thời gian sắp tới.
4. CÔNG NGHỆ BÁN DẪN
Công nghệ bán dẫn (công nghệ vi mạch điện tử) luôn chiếm vị trí chủ chốt trong quy trình sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ 5G và ngành thương mại điện tử, thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn tương đối nghiêm trọng. Thế nhưng, với khả năng cung cấp những sản phẩm bán dẫn đa dạng, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Không chỉ dừng lại ở đó, hàng loạt nhu cầu phát sinh từ tiến trình số hóa và IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực này phát triển không ngừng. Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những quốc gia nghiên cứu chất bán dẫn hàng đầu thế giới, sở hữu khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và đang bám sát vị trí dẫn đầu thị trường quốc tế.
Do đó, nếu lựa chọn học tập tại xứ sở hoa anh đào, sinh viên ngành công nghệ bán dẫn sẽ được đào tạo chuyên sâu, bài bản và có thêm nhiều lợi thế vượt trội giữa thị trường lao động đầy biến động.
Bất chấp tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2, Nhật Bản vẫn chú trọng đầu tư vào các thị trường năng động như Việt Nam và mong muốn tìm kiếm những lao động chuyên môn trình độ cao, tiếng Nhật lưu loát (tối thiểu N2) và hiểu biết văn hóa xứ anh đào. Đáp ứng làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam trong những năm gần đây, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) tuyển sinh chương trình đào tạo chính quy Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật ngành Khoa học Máy tính (mã trường: QSB, mã ngành: 266), Cơ Kỹ thuật (mã ngành: 268), và chương trình Tăng cường Tiếng Nhật ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử (mã ngành 118). Đặc điểm chung của các ngành này là sử dụng công cụ máy tính để tính toán, giả lập các vấn đề trong đời sống, từ đó đưa ra giải pháp thiết kế, xây dựng và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, các phương pháp số để đáp ứng nhu cầu của con người. Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư:
|
THANH QUỲNH (biên dịch từ hays.co.jp)