Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Chọn trường “vừa sức”

TT – Nhiều câu hỏi do chính thí sinh đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển sinh tựu trung là nên chọn nghề, chọn ngành học hay chọn trường thi? Trả lời câu hỏi này, các bạn phải xác định nên đi theo hướng nào, ĐH, CĐ hay CĐ nghề, trung cấp nghề?

TT – Nhiều câu hỏi do chính thí sinh đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển sinh tựu trung là nên chọn nghề, chọn ngành học hay chọn trường thi? Trả lời câu hỏi này, các bạn phải xác định nên đi theo hướng nào, ĐH, CĐ hay CĐ nghề, trung cấp nghề?

Biết lượng sức và quyết tâm thì cơ hội vào ĐH luôn mỉm cười. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Thống Nhất B (Đồng Nai) tham  quan tìm hiểu phòng lập trình mô phỏng của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ngày 17-1 – Ảnh: Như Hùng

Hằng năm có trên 2 triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, có 69% thí sinh đến dự thi, trong đó 22,2% trúng tuyển. Có 79,3% thí sinh dự khối thi và điểm chuẩn khác nhau, có nhiều ngành học được đàothi là học sinh tốt nghiệp năm 2009, 20,7% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 33,9%, trong đó 6,3% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Như vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa biết tự lượng sức mình để chọn hướng đi phù hợp sau tốt nghiệp THPT.

Cả nước có trên 4.000 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH, CĐ với  tạo ở nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp bản thân. Tuy nhiên, do điểm đầu vào của các ngành học ở các trường khác nhau nên thí sinh cần xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau:

Bước 1 – Xác định khối thi nổi trội nhất

Việc chọn ngành nghề theo sở thích nghề nghiệp còn tùy thuộc sức học của bạn. Sức học có thể được đo lường dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT. Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, B, C, D với các môn thi tương ứng: toán, lý, hóa; toán, hóa, sinh; văn, sử, địa; toán, văn, ngoại ngữ. Căn cứ kết quả học tập THPT của các môn nói trên, thí sinh có thể tự xác định hai khối thi nổi trội nhất.

Để xác định, đầu tiên các bạn phải tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng ĐTB năm học của từng môn ở cả ba năm lớp 10, 11 và 12. Trong đó, do đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 nên điểm của lớp 12 cần được xem xét quan trọng hơn bằng cách nhân hệ số. Nếu bạn chọn hệ số 2 cho điểm của lớp 12, khi tính ĐTB năm học của một môn nào, các bạn sẽ lấy tổng điểm của môn đó (sau khi đã nhân hệ số 2 cho điểm năm lớp 12) chia cho 4. Cộng ĐTB ba môn bạn sẽ được điểm học tập của khối. Ví dụ ĐTB môn toán = (ĐTB năm học môn toán lớp 10 + ĐTB năm học môn toán lớp 11 + ĐTB năm học môn toán lớp 12×2)/4. ĐTB môn toán: (9,7+9,0+8,9×2)/4 = 9,1; ĐTB môn hóa: (8,4+8,0+8,3×2)/4 = 8,3; ĐTB môn sinh: (8,0+8,4+8,0×2)/4 = 8,1. Như vậy, điểm học tập khối B sẽ là: 9,1+8,3+8,1 = 25,5 điểm.

Bước 2 – Xác định khả năng tự làm bài thi tuyển sinh

Bạn có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh (của khối thi tương ứng), gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý của người làm bài thi… Do vậy các bạn có thể tự ước đoán hệ số T hoặc có thể tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà thí sinh dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật.

Chẳng hạn, khối A, B là hai khối mà các bạn có ĐTB khối cao nhất, bạn sẽ tính hệ số T của hai khối này bằng cách lấy kết quả làm bài của ba môn thi chia cho 30 (công thức: TA = (kết quả làm bài thi môn toán + môn lý + môn hóa)/30 hoặc TB= (kết quả làm bài thi môn toán + môn sinh + môn hóa)/30). Ví dụ, bạn thử làm đề thi tuyển sinh năm 2009 của ba môn khối B là 21 điểm, nghĩa là hệ số T khối B của bạn sẽ là: 21/30=0,7.

Bước 3 – Ước đoán kết quả thi ĐH

Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, các bạn bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với T. Ví dụ, với điểm học tập khối B của bạn là 25,5 điểm và hệ số T là 0,7, điểm ước đạt của bạn là 25,5 x 0,7 = 17,8 điểm.

Tiếp theo bạn tìm những ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình, lưu ý thêm các thông tin về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển… để quyết định ngành sẽ dự thi. Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ luôn mỉm cười với các bạn.

Kết quả thi tuyển sinh ĐH năm 2009

Học sinh tốt nghiệp THPT 2009

Học sinh tốt nghiệp  THPT các năm trước

Tỉ lệ

Ðiểm trung bình

Tỉ lệ

Ðiểm trung bình

Ðạt sàn

27,6%

16,1

6,3%

15,4

Dưới sàn

51,7%

8,1

14,4%

8,3

Cộng

79,3%

10,8

20,7%

10,5

TS LÊ THỊ THANH MAI
(phó trưởng Ban ĐH và sau ĐH ĐH Quốc gia TP.HCM)

  Theo Tuoitre Online

Bài trước

Bài tiếp