Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại TP.HCM: Bổ ích – ý nghĩa | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại TP.HCM: Bổ ích – ý nghĩa

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2010 tại TP.HCM đã bế mạc trong không khí thành công tưng bừng. Ngày hội thật sự là một ấn tượng đẹp, bổ ích và nhiều ý nghĩa với các bạn thí sinh và phụ huynh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2010

* Hơn 35.000 lượt người được tư vấn

TTO – 18g chiều nay 27-2, Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2010 tại TP.HCM đã bế mạc trong không khí thành công tưng bừng. Ngày hội thật sự là một ấn tượng đẹp, bổ ích và nhiều ý nghĩa với các bạn thí sinh và phụ huynh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2010.   

Tuổi Trẻ Online tường thuật trực tuyến và Truyền hình Tuổi Trẻ truyền hình trực tiếp các hoạt động của ngày hội. 

TS Nguyễn An Ninh, Cục Trưởng cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT: “Đây là một hoạt động rất tốt để học sinh tìm hiểu ngành nghề” – Ảnh: Hà Bình

Mời bạn đọc xem các video clip tư vấn của ngày hội phát trên http://media.tuoitre.com.vn/ 

Xem video clip tư vấn khối ngành kinh tế

Xem video clip tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, quân đội, công an

Ngày hội do Bộ Giáo dục – đào tạo, Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức.

>> Tư vấn nhóm ngành xã hội nhân văn, luật, quân đội, công an
>> Tư vấn chọn nghề vào đời
>> Bổ ích với tư vấn sức khoẻ
>> Tư vấn tâm lý
>> Đặc sắc các gian hàng tham gia ngày hội tư vấn tại TP.HCM
>> Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Hà Nội và Đà Nẵng

Tại ngày hội, một điểm nhấn nổi bật trong ngày hội là gần 120 gian hàng của các cơ sở giáo dục cả nước tham gia được bố trí trong khuôn viên rộng lớn của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM – 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM). Mỗi gian hàng là những nét phá cách đặc sắc về khâu tổ chức, trang trí, đặc biệt là các trò chơi trí tuệ liên quan tới ngành nghề thu hút một lượng lớn các bạn học sinh và phụ huynh.

Ngày hội ngoài phần tư vấn chung, còn có các phần tư vấn ngành nghề riêng và tư vấn trực tiếp tại các gian hàng của các trường.

Từ sáng sớm, hằng trăm học sinh, phụ huynh từ các quận, huyện tại TP.HCM đã đến để tham quan các gian hàng tư vấn của các trường. Ngoài ra, có nhiều bạn học sinh, phụ huynh đến từ tỉnh xa như: Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… Gần đến giờ khai mạc ngày hội hằng trăm xe ô tô đã kịp đưa các bạn  học sinh của các trường đến dự như: THPT Tây Ninh, THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh), THPT Nguyễn Hữu Huân (Thủ Đức)…

Thật bất ngờ và xúc động khi những phụ huynh và học sinh đã có mặt tại ngày hội sớm nhất đến từ tỉnh Tây Ninh, nơi cách TP.HCM hơn 70km. Hơn 5g sáng, hai phụ huynh đến sớm nhất cho biết vừa xuống xe đò từ Tây Ninh. 7 giờ, học sinh toàn trường THPT Trần Hữu Trang (TP.HCM) đã tập trung ở sân trường ĐH Bách khoa.

7g10 phút, nhóm học sinh trường THPT Tây Ninh cũng đến nơi. 300 học sinh trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) cũng đổ xe đúng 7 giờ 30 phút. Tiếp sau đó là đoàn 700 học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Hữu Huân (THủ Đức, TP.HCM); THPT Lý thường Kiệt (đến từ huyện Hóc Môn) và các trường THPT Quốc Trí, THPT Duy Tân.

Gần đến giờ khai mạc sáng nay, các xe buýt tiếp tục đưa các bạn học sinh đến với ngày hội càng đông – Ảnh: Minh Đức
Từ 7 giờ sáng, các bạn học sinh đã đổ về trường ĐH Bách Khoa TP.HCM để tham gia ngày hội tư vấn – Ảnh: Minh Đức
Đúng 8 giờ, các đại biểu chính thức cắt băng khai mạc ngày hội
TS Huỳnh Công Minh, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, phát biểu khai mạc ngày hội – Ảnh: Minh Đức
Ông Phạm Đức Hải, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội
Ông Lê Khắc Hiệp, chủ tịch HĐQT Công ty Vincom, nhà tài trợ, phát biểu tại lễ khai mạc

Những hoạt động chính
tại ngày hội:

– 7g30: Khai mạc.
– 8g: Bắt đầu hoạt động tư vấn của các trường (diễn ra cả ngày), khai mạc khu trắc nghiệm trên máy tính.
– 8g30 (chiều từ 14g): Tư vấn những vấn đề chung (những thông tin mới nhất về thi và tuyển sinh 2010, cách làm hồ sơ…); tư vấn “Tâm lý – hướng nghiệp”, “Sức khỏe mùa thi”, các chính sách hỗ trợ.
– 9g (chiều từ 14g30): Tư vấn các nhóm ngành khoa học – công nghệ, kỹ thuật, y dược – nông lâm; xã hội nhân văn – quân đội, công an; chọn nghề vào đời.
– 11g30: Kết thúc chương trình tư vấn buổi sáng.
– 18g: Kết thúc chương trình.

8g, trước giờ tư vấn chung về các vấn đề mới nhất về kỳ thi tuyển sinh 2010, đã có hơn 20 đoàn (khoảng 4.000 HS) đến với Ngày hội.

Tại lễ khai mạc, ông Phạm Đức Hải, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu điểm mới của Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2010 là việc tổ chức ngày hội tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, một ngôi trường có bề dày lịch sử truyền thống hơn 50 năm.

Đến nay, nhà trường đã đào tạo hàng vạn kỹ sư, trí thức cho đất nước. Với nét mới này, hi vọng từ ngôi trường này sẽ có thêm nhiều kỹ sư nữa. Mong các bạn trẻ tận dụng cơ hội này, bình tĩnh, đi tham quan. Ngày hội có gần 120 gian tư vấn, khoảng 40 chuyên gia tư vấn, hơn 10 khu vực tư vấn… nhưng đừng tốn quá nhiều sức để đi hết tất cả gian, khu vực tư vấn mà hãy lựa chọn những khu vực phù hợp nhất với mình.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Vincom, phát biểu cho rằng Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ đã trở thành thương hiệu. Trong tám năm qua, chương trình tư vấn tuyển sinh năm nay đã có hàng triệu học sinh khắp các địa phương cả nước đã nhận được sự tư vấn, hỗ trợ hết sức quý báu.

Ông Hiệp nói: "Qua ngày hội này, nhiều bạn trẻ đã định hướng được nghề nghiệp cho tương lai. Chúng tôi rất tự hào được đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ đồng hành cùng thực hiện ngày hội năm nay, chương trình có ý nghĩa xã hội hết sức sâu sắc".

"Chúng tôi rất mong, qua ngày hội này các em học sinh sẽ lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp với khả năng, sở trường của mình, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho con đường lập nghiệp rất dài phía trước. Hi vọng trong tương lai không xa, những bạn học sinh hôm nay còn đang bỡ ngỡ để lựa chọn cho mình bước đi trong tương lai sẽ trở thành những đối tác, hoặc trở thành những cán bộ nhân viên của Vincom cùng góp sức xây dựng đất nước phồn vinh", ông Hiệp phát biểu.

Sau đây là nội dung chương trình tư vấn tại ngày hội:

TƯ VẤN CHUNG CÁC NGÀNH NGHỀ

Tham gia giải đáp phần tư vấn chung có TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM: Ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM; Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ TBXH TP.HCM; PGS TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM; TS Lê Thị Thanh Mai, phó trưởng Ban ĐH và sau ĐH ĐHQG TP.HCM.

Tại hội trường A5, chương trình tư vấn chung được mở đầu bằng phần cung cấp thông tin về những thay đổi, những quy định mới liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Với kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ, năm 2010 tiếp tục áp dụng hình thức “3 chung”. Tuy nhiên kỳ thi năm nay có một số thay đổi mà thí sinh cần quan tâm. Một là đối tượng dự thi được mở rộng them đối tượng học sinh đã tốt nghiệp tại các trường trung cấp nghề. Hai là, vệc xét tuyển nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 có thể gửi hồ sơ trực tiếp tại các trường. Ba là, lệ phí tuyển sinh năm 2010 sẽ tăng. Theo đó, thí sinh sẽ nộp 50000 đồng/ hồ sơ và 30000 đồng phí dự thi. Cả hai khoản phó trên đều phải nộp khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Như vậy, với một ngành nghề lựa chọn, thí sinh sẽ phải nộp 80000 đồng.

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 10 – 3 – 2010 đế ngày 10 – 4 – 2010. Sau thời gian này, thí sinh còn một tuần để nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường.

Hơn 200 các bạn học sinh của trường THPT Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đến tham gia  ngày hội từ rất sớm – Ảnh: Minh Đức

Tiếp theo đó, TS Lê Thị Thanh Mai – phó trưởng Ban ĐH và sau ĐH ĐHQG TP.HCM có phần trình bày về cách lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân bên cạnh việc tìm hiểu thông tin tham khảo tự thầy cô, bạn bè gia đình.

Để chọn ngành, chọn trường một cách tốt nhất, thí sinh nên tìm hiểu xem mình phù hợp với ngành nào, tiếp đến tìm hiểu xem trường nào đào tào ngành nào. Tiếp đến, thí sinh nên cân nhắc khả năng của mình qua kết quả học tập hiện tại và điểm chuẩn của các trường ở những năm trước. Cuối cùng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi hay ngày thi (với thí sinh đã nộp nhiều hồ sơ), thí sinh nên cân nhắc xem xét lại một lần nữa sở thích, năng lực của chính mình để có lựa chọn cuối cùng.

Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai trả lời các câu hỏi tại ngày hội – Ảnh: T.T.D.
Phụ huynh một học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến đặt câu hỏi với ban tư vấn – Ảnh: T.T.D.

Về thủ tục đăng ký dự thi tuyển sinh năm 2010, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc sở GD – ĐT thông báo về điểm nhận hồ sơ tại sở (số 18 Ngô Thời Nhiệm, quận 3). Ngoài ra, ông Phạm Ngọc Thanh cũng giới thiệu về hệ thống các trường CĐ, trung cấp thuộc sự quản lý của sở. Đây là hệ thống các trường có thể đem đến cho các bạn học snh, thí sinh những lựa chọn khác để vào đời.

Ngay sau đó, trả lời câu hỏi của một thí sinh về sự khác nhau và giữa hệ TCCN và trung cấp nghề? Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề sở LĐTB&XH cho biết hệ thống các trường TCCN đào tạo thiên về kiến khoa học trong khi hệ trung cấp nghề đào tạo thiên về kỹ năng tay nghề. Tuy nhiên mới đây, theo yêu cầu của của bộ GD – ĐT, phần thực hành cũng được nâng lên. Như vậy cả hai hệ này có điểm khác nhau rõ nhất chỉ còn ở đơn vị quản lý. Các trường TCCN thuộc sự quản lý của ngành giáo dục, trường trung cấp nghề thuộc sự quản lý của ngành LĐTB&XH.

Phụ huynh và học sinh đang nhận phiếu nhận CD trắc nghiệm tại ngày hội – Ảnh: Như Hùng
Học sinh trường THPT Bình Phú Q.6 TP.HCM ghi thông tin tại ngày hội – Ảnh: Như Hùng

Sau phần khai mạc tư vấn về các quy định, quy chế tuyển sinh năm 2010 tại hội trường chính, các thầy cô trong ban tư vấn đã trở về các phòng tư vấn theo nhóm ngành để tư vấn trực tiếp chuyên sâu cho các bạn thí sinh.

2g chiều nay 27-2, chương trình tư vấn chung các ngành nghề được tiếp tục. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng trình bày những điểm quan trọng nhất của các kỳ thi năm 2010. Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT như cũ. Bài thi chấm chéo, thi theo cụm, ba môn bắt buộc toán, văn và ngoại ngữ…

Điểm khác biệt so với các năm là thí sinh có thể chọn một phần riêng để làm, không phân biệt đó là ban nào. Tuy nhiên chỉ được phép chọn làm 1 phần tự chọn, nếu làm cả 2 phần sẽ vi phạm quy chế và không được chấm điểm.

Về thi ĐH, đây là năm thứ 9 thực hiện 3 chung: chung đề, chung đợt và sử dụng chung kết quả. Đợt 1 thi vào ngày 4 và 5 thi khối A, V, đợt 2 ngày 9 và 10 cho các khối còn lại và đợt 3 ngày 16 và17 cho CĐ.

Nếu không trúng tuyển, điểm thi từ điểm sàn trở lên, thí sinh được cấp 2 giấy chứng nhận kết quả để xét tuyển NV2 (từ 15-8 đến ngày 10-9) và NV3(từ ngày 15 đến 30-9). Điểm mới là thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường.

Bắt đầu nộp hồ sơ từ 10-3 đến 10-4 tại các trường THPT. Từ 11 đến 17-4, nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại các điểm do Sở GD-ĐT địa phương quy định.

Thời gian làm bài môn trắc nghiệm 90 phút, môn tự luận 180 phút. Nội dung đề thi nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12.

Tiếp đó, TS Lê Thị Thanh Mai trình bày những vấn đề cần lưu ý khi chọn ngành nghề: Học sinh quan tâm đến nghề nghiệp nào? Vì sao quan tâm? Học phí, đi lại như thế nào? Các em ghi ra và tìm kiếm những trường có nghành mà mình quan tâm. Sau đó chọn những trườnh vừa với sức học của mình. Các em quan tâm nhiều đến điểm chuẩn. Cần xem xét điểm chuẩn của nhiều năm. Bên cạnh đó, TS Mai cũng hướng dẫn làm trắc nghiệm chọn ngành nghề.

* Có được dùng kiến thức nâng cao để làm bài phần cơ bản (một học sinh đặt câu hỏi)?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Thí sinh thấy đề phần nào dễ hơn thì chọn làm và không được làm phần tự chọn còn lại. Thí sinh có thể dùng kiến thức cơ bản để làm đề bài phần cơ bản và ngược lại.

* Ông Nguyễn Phước Nguyên – phó trưởng phòng dạy nghề Sở LĐTBXH, chia sẻ: trên địa bàn TP.HCM có 35 trường dạy nghề, trong đó có 9 trường CĐ nghề. Thời gian học sơ cấp nghề rất nhanh, tập trung vào các kỹ năng cần thiết nhất nên khi hoàn thành có thể làm việc ngay.

TƯ VẤN NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT (tại hội trường B4):

Bước vào phần tư vấn, TS Nguyễn Thanh Nam nhắn nhủ: “Các quí vị phụ huynh, các em học sinh cứ mạnh dạn đặt câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp ngay”.

Thành phần tư vấn nhóm ngành kỹ thuật gồm có:

– PGS. TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM
– TS Nguyễn Văn Thư, phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
– TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng quản lí đào tạo Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)

* Ngành kiến trúc Trường ĐH Bách Khoa đào tạo như thế nào, có bị điểm liệt môn vẽ không (một phụ huynh)?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Trường ĐH Bách khoa đào tạo kiến trúc dân dụng và công nghiệp nên khá gần với xây dựng, xin định hướng ngành ứng dụng công nghệ mới nhiều nên ưu tiên tư duy logic của thí sinh nên hệ số môn toán nhân hai. Vẽ cũng giống như các ngành kiến trúc khác. Phụ huynh có hỏi có điểm liệt môn vẽ không nhưng chúng tôi khồng đật nặng về vấn đề này. Tất nhiên, vẽ chắc khó bị điểm liệt. Chúng tôi đang thử nghiệm, cơ sở ngành kiến trúc ở khoa xây dựng và phôi thai từ năm năm trước nên được chuẩn bị rất chu đáo để đảm bào chất lượng đào tạo.

* Cho em hỏi ngành hóa dầu của Trường ĐH Bách Khoa?

– Hóa dầu là một chuyên ngành trong ngành công nghệ hóa. Cũng có một số trường đào tạo hóa dầu riểng. Tất nhiên là không chỉ làm việc tại nhà máy lọc dầu. Lọc khí ở giàn khoan đưa về cũng cần nhiều kĩ sư hóa dầu. Về ngành hóa khi đào tạo lên cao học sẽ không đào tạo theo một công nghệ nào đó mà đào tạo chung về hóa. Khoa học của trường có rất nhiều học bổng đi học sau ĐH ở nước ngoài. Có đủ trình độ, ngoại ngữ rất ít người đi. Hàn Quốc cho rất nhiều nhưng không có người đi. Ở ĐH Bách Khoa đào tạo từ CĐ cho tới tiến sĩ.

* Ngành Kỹ thuật in của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật?

– PGS.TS Nguyễn Văn Dũng, Hiện nay nhu cầu về kĩ sư ngành in rất lớn, nhu cầu các tòa soạn báo, các nhà máy in, các công ty sản phẩm. Ngành nào có công đoạn trước in. Khâu thiết kế sản phẩm trên máy tính. Chọn mực, giấy in. Đến giai đoạn đóng thành sách, bao bì. Đây là ngành ít được ai biết đến nên thi vào rất ít. Ba năm nay điểm chuẩn chỉ trong khoảng 13-14 điểm nên cơ hội việc làm rất là  cao.

* Quản lý công nghiệp là gì, sau này ra làm gì?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Trường ĐH Bách Khoa có 11 ngành, và một ngành về kinh doanh. QLCN đào tạo đầy đủ về kinh tế như tài chính kế toán, marketing với đội ngũ giảng viên chất lượng. Ngoài kiến thức về kinh tế cũng phải có kiến thức về khoa học, công nghệ để có thế làm cầu nối giữa hai bên. Có nhiều hướng chuyên môn sâu hơn về mặt kinh tế.

* Ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật đào tạo có gì giống và khác nhau? (nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM)

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành công nghệ thực phẩm ở Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật liên quan đến máy móc, qui trình chế biến thực phẩm là chính. Thi vào khối A. Chẳng hạn dây chuyền sản xuất thực phẩm đi các nước.

– TS Nguyễn Thanh Nam: ĐI về chế biến, đảm bảo để nâng chất lượng thực phảm của chúng ta như tôm cá, ngủ cốc, lúa gạo , rượu vang…Ngành CNTP ở trường kết hợp với ngành hóa. Trong qui trình lien quan nhiều đến hóa nên lien quan đến khoa hóa. Hiện tại, ngành này ở trường là khoa học công nghệ thực phẩm. CNTP rất cần đến kĩ thuật hóa. Ra trường các bạn sẽ có bằng về thực phẩm nhưng nằm trong khoa hóa.

Cựu sinh viên mở điểm tư vấn “nóng”

Chiều 27-2, trong lúc diễn ra phần tư vấn chung trong hội trường, ở sân trường trước hội trường A5, cả trăm học sinh vẫn chăm chú nghe Bùi Đức Trí – cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM – tư vấn ngành nghề. Các câu hỏi về cách học, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm… liên tục được đưa lên. Nhóm của Trí trên 20 người, từ sáng đã đảm nhiệm công tác hướng dẫn học sinh tham gia ngày hội cũng như tư vấn tuyển sinh trực tiếp cho học sinh.

M.G.

Đi dự tư vấn từ 2g sáng

Đi lẫn trong dòng người đến từng gian tư vấn, tìm hiểu chăm chú rồi tiến thẳng đến nhóm tư vấn chuyên sâu “Chọn nghề vào đời”, ông Nguyễn Anh Dũng (nhà ở huyện Tân Phú, Đồng Nai) cho biết: “Tui và con gái với một người bạn của cháu đi từ 2g sáng, bắt xe đò lên Sài Gòn”.

Ông “tiết lộ” thêm: “Hôm nay thứ bảy, đáng lẽ con gái vẫn đi học nhưng tôi phải nói dối nhà trường là đi khám bệnh cho con để cháu được trực tiếp tư vấn”.

H.HG.

Không chỉ tai nghe…

Một hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại ngày hội là tham quan trực tiếp các phòng thực hành, phòng nghiên cứu của một trường ĐH. Các “đàn anh” là sinh viên đã hướng dẫn hàng ngàn học sinh của 20 trường THPT lần lượt tham quan 20 phòng thí nghiệm thuộc 12 khoa của trường.

Qua các khoa, nhiều học sinh vui vẻ chỉ ra “đây là chỗ của Hương, chỗ của Phong…”. Thì ra các bạn đang nói về ngành nghề mình đã chọn.

TỪ DUY

* Ngành Cơ khí trường ĐH Bách Khoa có đào tạo CĐ hay không, nếu không đủ điểm thì vào ngành cơ khí của trường nào trong TP.HCM?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Trong thời gian gần đây, Trường ĐH Bách Khoa có xu thế gom các ngành nhỏ lại để dễ tuyển sinh. Do đó, khi chỉ tiêu tăng lên thì điểm chuẩn sẽ giảm xuống nên hai năm trước điểm chuẩn không cao lắm. Nếu sinh viên muốn có hai bằng trong ngành cơ khí (cơ khí chế tạo và cơ điện tử) nhưng không đậu vào khoa cơ khí của Bách Khoa thì đó là chuyện của NV2,3. Theo tôi, hình như các ngành cơ khí các trường phía Nam cũng khá ít. 

– TS Nguyễn Văn Thư: TP.HCM có hai trường GTVT, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai trường này. Tôi xin nói rõ: Trường ĐH GTVT TP.HCM và cơ sở 2 Trường ĐH GTVT. Liên quan đến cơ khí, trường ĐH GTVT có ba ngành đào tạo ngành cơ khí. Đây là ngành cần rất nhiều nhân lực.

Nhân đây tôi xin nói thêm, tôi thấy ở TP.HCM chưa tìm đâu ra nhân lực như xây dựng đường sắt metro. Từ năm nay, TP.HCM khởi công xây dựng các tuyến đường metro. Trường chúng tôi là trường duy nhất đào tạo nguồn nhân lực này. Đây cũng là hướng cho các bạn thí sinh tương lai có thể lực chọn cho mình.

* Xin thầy cho biết về ngành quản trị logistic?

TS Nguyễn Văn Thư: Các em cứ hình dung thế này. Hàng hóa muốn lưu thông tốt cần phải có người và hệ thống điều hành. Thế thì làm sao tổ chức cả hệ thống vận tải, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Đó là công việc của ngành nói trên. Thuật ngữ này xuất ngữ trên thế giới khoảng 20 năm. Hiện chỉ có trường chúng tôi đào tạo ngành này và chưa có kĩ sư chuyên ngành logistic. Hàng hóa lưu thông toàn thế giới, để quản lí lượng hóa hóa dễ lưu thông là nội dung trên thế giới. Điểm chuẩn hai năm qua cũng không cao lắm nhưng tỷ lệ đảm bảo việc làm rất cao.

* Cho em hỏi thầy Nam về ngành công nghệ sinh học của trường ĐH Bách Khoa? (một học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân)

– TS Nguyễn Thanh Nam: Ở ĐH Quốc gia TP.HCM có ba đơn vị đào tạo ngành công nghệ sinh học: ĐH Bách Khoa, ĐH KHTN và ĐH Quốc tế. Ngành này có ba hướng lớn: Thứ nhất, tế bào gốc, ghen…(ĐH KHTN mạnh về hướng này). Thứ hai là chế phẩm, những sản phẩm lên men. Ở ĐH Bách Khoa ngành này thuộc khoa hóa. Một vấn đề nữa là máy móc để làm những việc này. Nước ta được đánh giá là nền tảng về công nghiệp. Có giống, xử lí các sản phẩm về nông nghiệp. Đây là ngành mũi nhọn nên được đầu tư rất nhiều  và triển vọng công việc rất cao.

* Tại sao ngành công nghệ hóa của trường ĐH Nông Lâm tuyển cả hai khối A, B nhưng Bách Khoa chỉ tuyển A?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Thông thường tuyển khối A, B thì chương trình học như nhau. Để học kĩ thuật nói chung tư duy về toán là cần thiết vì phải dùng máy móc, phương tiện chứ không chỉ riêng các vật liệu nên tư duy về toán rất là cao. Tôi khuyên các bạn cứ thi nhiều khối dựa vào năng lực của mình để để tìm thêm cơ hội.

* Điểm chuẩn ngành điện tử viễn thông ở trường ĐH Bách Khoa, ĐH GTVT và ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM?

-TS Nguyễn Thanh Nam: Ngành điện tử viễn thông trường Bách Khoa số lượng tuyển sinh rất lớn và tương đối ổn định, điểm chuẩn khoảng 20 điểm.

-TS Nguyễn Văn Thư: Hàng năm nghành này ở trường ĐH GTVT lấy khoảng 16-18 điểm.

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, năm 2008 là 15 và 2009 là 17 điểm.

* Cho em hỏi điểm chuẩn và chỉ tiêu ngành xây dựng của ĐH Bách khoa?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Ngành Xây dựng năm nay “gộp” lại nên có 520 chỉ tiêu và trong đó có nhiều ngành nhỏ như cầu đường, thủy lợi…Chỉ tiêu tăng lên nên điểm chuẩn mấy năm gần lên không cao lắm. Ngành này năm trước 18 điểm. Năm nay tôi đoán không cao lắm.

* Một phụ huynh: Kính chào quí thầy, ngành kĩ thuật tuyển sinh như thế nào? Ra trường việc làm như thế nào?

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM được đánh giá mạnh nhất về ô tô. Chương trình đào tạo, tại trường  Trường ĐH Bách Khoa, ngành này được phân ra thành kĩ thuật hàng không, đường thủy và đường bộ. Tại Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật có các hãng ô tô lớn đặt trong trường nên điều kiện thực hành rất tốt. Chính vì lẽ đó, hiện nay các xí nghiệp rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật.  Một số trường khác cũng có đào tạo các ngành như ĐH Công nghiệp, ĐH Nông lâm TP.HCM…

– TS Nguyễn Thanh Nam: Chị cứ yên tâm, cho con thi vào ngành đó, rất dễ tìm việc làm.

* Chỉ tiêu riêng của ngành hóa Trường ĐH Bách Khoa được phân bổ như thế nào cho từng ngành nhỏ?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Tôi xin trả lời như sau, ngành công nghệ sinh học 80, công nghệ thực phẩm 100-120, công nghệ hóa học 200. Quan sát qua hàng năm tôi nhận thấy sinh viên muốn học ngành hóa dầu rất nhiều. Tùy vào nguyện vọng của thí sinh mà trường điều chỉnh phù hợp qua hang năm

Chỉ tiêu và điểm chuản của ngành vật lí kĩ thuật điểm chuẩn cao không? Em học khá.

Nhìn chung điểm chuẩn khoảng 16 điểm, xu thế này chắc cũng chưa đảo ngược. Cơ hội việc làm rất tốt. Đây là ngành kĩ thuật làm rất nhiều việc như máy scan, máy chiếu, máy chụp…Trường ĐH Quốc tế đã mở ngành này nên cho thấy ngành này rất “hot”.

* Em muốn học ngành công nghệ thông tin, em đăng băn khoăn không biết chọn trường nào?

– Công nghệ thông tin hiện tại có rất rất nhiều trường. Có những ngành CNTT của những trường khác điểm “rất mềm”. Gần như các trường ĐH dân lập đều có đào tạo tuy nhiên học phí hơi cao. Nên tìm hiểu các trường công lập trước nếu có khó khăn về tài chính.

Bạn Vũ Thị Hà – trường THPT Vũ Hữu Huân – đặt câu hỏi – Ảnh: TTD

Hơn 35.000 lượt người được tư vấn

Ước tính trong cả ngày hội, có hơn 35.000 lượt thí sinh, phụ huynh đến dự và được tư vấn thông qua các khu vực cũng như các hình thức khác nhau. Riêng ban tư vấn phải làm việc đến 17g30 thay vì 17g như dự kiến.

Chương trình tư vấn buổi chiều diễn ra từ lúc 14g30, sau phần tư vấn chính ở hội trường. Tuy nhiên, trước đó, lúc 13g nhiều học sinh đã đến “xí” chỗ trong hội trường đợi đến giờ tư vấn. Học sinh ở Củ Chi, Tân Phú, Phú Nhuận… Một bạn học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) nói: “Em tâm đến ngành công nghệ thông tin ĐH Bách Khoa, nghe nói có thầy Nguyễn Thanh Nam trả lời trực tiếp nên em đến hỏi thêm thầy về điểm chuẩn những năm gần đây và chỉ tiêu năm nay của ngành”.

Đúng 14g30, chương trình tư vấn được bắt đầu. Hội trưởng gần 300 chỗ không còn một chỗ trống. TS Nguyễn Thanh Nam nhắn nhủ các bạn: “Hầu hết các bạn đến đây đều quan tâm đến nhóm ngành kĩ thuật, các bạn cứ mạnh dạn đặt câu hỏi”. Một điều đặc biết có rất nhiều bạn nữ quan tâm và đặt câu hỏi tại nhóm ngành kĩ thuật

* Em là học sinh của Trường Võ Thị Sáu, ngành vật lí kĩ thuật của Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), xin thầy Nam hướng dẫn thêm cho em?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Là ngành về mặt khoa học ứng dụng của trường, đạo tào chủ yếu về vật lí y sinh, lade và lĩnh vực kĩ thuật. Những kĩ thuật áp dụng trong ngành ý, máy soi, máy scan nói chung những thiết bị về y học. Ngành này có những chuẩn mực gắt gao hơn rất nhiều. Ngành này cũng không phải là mới lắm. Các bạn có thể vào trang web của khoa để tìm hiểu thêm.

* Cho em hỏi sơ lược về ngành cơ khí kĩ thuật ô tô của ĐH GTVT?

– TS Nguyễn Văn Thư: Nói cơ khí rất rộng, ĐH GTVT là chuyên ngành kĩ thuật giao thông có ngành hẹp là ngành cơ khí ô tô. Cả ba trường ĐH Bách Khoa, Sư phạm kĩ thuật, GTVT đều có đào tạo ngành này.

* Em muốn vào công nghệ thực phẩm Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật nhưng nghe nói phải giỏi hóa, sinh?

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành CNTP của ĐH SPKT chủ yếu đào tạo những máy chế biến công nghệ thực phẩm nên chỉ có một ngành hóa thôi. Ngành này các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn nên vào trang web của trường, mục chuẩn đầu ra sẽ rõ hơn. Riêng ngành này lien quan đến chế biến thực phẩm, lúc gạo… Nói chung những gì có thể ăn uống được. Kể cả những sản phẩm đưa đi xuất khẩu như café, hạt điều, thịt sữa… ĐH Bách Khoa cũng có ngành này nhưng điểm chuẩn của ĐH SPKT thấp hơn, còn ĐH Bách Khoa khoảng 20.

* Cho em hỏi ngành khoan khai thác dầu khí điểm chuẩn bao nhiêu, khi em hoàn chỉnh việc học thì trường có liên kết để giới thiệu việc làm không?

– Các bạn phải tìm hiểu điểm chuẩn của những năm trước. Ngành địa chuẩn địa chất của ĐH Bách Khoa trong giai đoạn thu hút thí sinh. Nhu cầu đang rất lớn nên điểm chuẩn không phải “như ngày xưa”. Điểm chuẩn các bạn cứ theo dõi sau.

Chúng tôi sẽ không phẩn công công tác cho các bạn. Khi học ở trường các bạn sẽ đi thực tập tại các cơ quan về dầu khí. Các công ty này cũng vô trường để tuyển dụng, chính các bạn tự giới thiệu với những nơi này để có việc làm. Trong dầu khí rất nhiều công ty nước ngoài và điều kiện tuyển sinh rất sòng phẳng

* Trong ngành kĩ thuật có nhóm ngành nào tuyển khối D1 hay không?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Về khối D1, theo tôi biết có một số ngành nhất là những ngành có lien quan giữa kĩ thuật và kinh tế vì có tiếng Anh. Trường ĐH Bách Khoa thì không có, nhưng Trường ĐH Quốc tế thì có. Nhưng không phải vì vậy mà ảnh hưởng đến nghề nghiệp

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Trường tôi có ngành tiếng Ahh kĩ thuật tuyển khối D1. Những người này có thể làm phiên dịch, trợ giảng, giảng dạy kĩ thuật tại các trường…

* Những điều kiện cần có để vào Trường ĐH GTVT TP.HCM?

– TS Nguyễn Văn Thư: Trường chúng tôi là trường chuyên ngành về giao thông vận tải. ĐIểm chuẩn có thể xem trên mạng. 23 ngành ĐH và 5 ngành CĐ (được lien thông). Trường có hai ngành đi biển là ngành khai thác máy tàu thủy là không tuyển nữ. Ngành này cung cấp nhân lực cho nước ngoài những họi đòi hỏi thuyền viên nữ nhưng chúng tôi chưa được đào tạo. Điểm chuẩn tương đối dễ chịu. Lấy điểm chuẩn xét theo từng ngành từ 13-18 điểm.

* Học ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Thủy Lợi có thể làm việc như các trường khác không?

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này thầy Nam, thầy Thư đã nói nhiều rồi nên tôi không nói thêm nhiều. Tuy nhiên, tùy theo trình độ học lực của mình mà chọn ngành. Tên trường rất quan trọng. Tên trường là ĐH Thủy Lợi nên họ chuyên về thủy lợi. Các bạn phải xem lịch sử của trường, chất lượng đào tạo của trường.

– TS Nguyễn Thanh Nam: Ngành này có rất nhiều hướng, các bạn hình dung xem mình đi làm ở đâu. Có nhiều yêu cầu khác nhau. Nếu như chỉ để quản lí phòng máy thì không cần đến kĩ sư công nghệ thông tin.

Ban tư vấn nhóm ngành kĩ thuật đang tư vấn cho thí sinh tại hội trường B4 – Ảnh: Hà Bình

* Thưa thầy, hiện nay bằng cấp và chứng chỉ là hai cái khác nhau. Hai cái này cái nào giá trị hơn?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Các bạn tìm hiểu vấn đề này chưa kĩ. Chứng chỉ là cho những môn ngắn hạn như chứng chỉ Anh văn, tin học A,B,C…Không hạn chế. Những trường ĐH đào tạo những ngành được nhà nước công nhận thì được cấp bằng. Thạc sĩ, tiến sĩ cũng gọi là bằng chứ không gọi là chứng chỉ. Các em nên tìm hiểu thêm để có hình dung rõ ràng.

* Ngành công nghệ sinh học gồm những ngành gì, cơ hội việc làm ra sao?

– TS Nguyễn Thanh Nam: Đây là ngành mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên phát triển. Phát triển giống mới qua công nghệ gien, những cái như enzim, men chế biến, thực phẩm thủy hải sản. Cơ hội làm việc rất rộng rãi, những nhà máy chế biến, viện nghiên cứu trong các trường ĐH…

* Ngành xây dựng đường sắt metro điểm chuẩn bao nhiêu, cơ hội việc làm như thế nào?

-TS Nguyễn Văn Thư: Từ năm 2012 trở đi TP.HCM mỗi năm cần khoảng 200 kĩ sư ngành học nói trên. Ngành này chưa được biết nhiều nên điểm chuẩn khá thấp. Hai năm qua chỉ từ 13-15 điểm.

* Ngành công nghệ kĩ thuật ô tô học gì?

-TS Nguyễn Văn Thư: Có một sự nhầm lẫn ở đây. Có thể nói: Kĩ thuật thiên về kiến thức cơ bản, hàn lâm. Công nghệ thiên về ứng dụng và quản lí. Chỉ có kĩ thuật ô tô và công nghệ ô tô. Về học có lắp ráp, hệ điều khiển đảm bảo an toàn…trên chiếc ô tô. Trong ô tô có hàng ngàn chi tiết, cơ khí ô tô là học về các chi tiết này

* Xin hỏi về ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH FPT khác các trường khác như thế nào?

– Trường này đào tạo cách đây bốn năm và tuyển sinh khác. Thi trắc nghiệm toán, logic. Trường thi riêng. Trường này là một trường tư nên học phí khoảng 8.800 USD/bốn năm học. Họ mời chuyên gia công nghệ thông tin của Nhật Bản qua dạy. Học rất tốt và ra có việc làm ngay. Những em có gia đình khó khăn nên cân nhắc.

* Một bằng kĩ sư ở Trường ĐH SPKT và ĐH Bách Khoa thì bằng nào dễ xin việc làm?

– Thầy Dũng: Bách Khoa có truyền thống từ lâu, ĐH SPKT mới lên trong những năm gần đây. Mục tiêu chúng ta phải xem xét từng ngành. Điện tử, công nghệ thông tin…trường ĐH SPKT không thể bằng ĐH Bách Khoa. Hai trường định hướng rõ sản phẩm. Một trường thiết kế ra sản phẩm và một trường chế tạo sản phẩm. Thiết kế là thế mạnh của ĐH Bách Khoa, Sinh viên ĐH SPKT ba buổi học, ba buổi làm nên khó có thể theo ĐH Bách Khoa được

 * Khu vực phía Nam có những trường nào đào tạo ngành xây dựng? Điều kiện việc làm ra sao?

– TS Nguyễn Thanh Nam: ĐH Bách Khoa, ĐH Kiến trúc… Ở ĐH Bách Khoa “gom” xây dựng thành ngành lớn. Xây dựng cấp thoát nước, xây dựng dân dụng công nghiệp, thủy lợi…Ngành xây dựng ở Việt Nam đang bùng nổ về nhân lực xây dựng nên rất thiếu người. Học ngành này quan trọng là phải thực tập nhiều ở công trường nên chỉ dành cho những bạn chịu khó, khả năng chịu đựng cao.

* Ngành xây dựng của Trường ĐH GTVT có gì giống và khác nhau với Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM?

– TS Nguyễn Văn Thư: Ngành xây dựng, thầy Nam vừa trình bày ở trên nên tôi xin phép không trình bày lại. Theo tìm hiểu của tôi, ở phía Nam trong những năm vừa qua rất nhiều công trình được xây dựng. Ở TP.HCM như chúng ta đã thấy rất nhiều công trường. Bên cạnh đó, chúng ra đi từ TP.HCM xuống Cần Thơ đã có đường cao tốc và một loạt các cây cầu như cầu Mỹ Thuân, Hàm Luông, Cần Thơ…

Ở ĐH GTVT có xây đựng công trình giao thông thủy, xây dựng cầu đường. Một ngành khá lạ là xây dựng đường sắt và metro. Ở trên thế giới, cứ thành phố nào trên 1 triệu dân sẽ có metro. Ở Việt Nam, TP.HCM và Hà Nội là hai thành phố đầu tiên sẽ lắp đặt hệ thống này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhân lực để đáp ứng nhu cầu xây dựng. Do đó, các  em thi vào điều kiện việc làm rất cao.

TƯ VẤN NHÓM NGÀNH KINH TẾ:

Các thầy cô tư vấn nhóm ngành kinh tế:

– Th.S Trần Thế Hoàng, trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế TP.HCM.
– Th.S Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo ĐH Tài chính – Marketing.
– Th.S Trần Đình Lý, trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
– TS Phan Ngọc Minh, trưởng phòng đào tạo ĐH Ngân hàng TP.HCM.
– Th.S Lâm Tường Thoại, trưởng phòng đào tạo Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM.

* Giữa kế toán và kiểm toán có gì khác nhau? Ở VN đã có các công ty kiểm toán tư nhân chưa? Học ngành kiểm toán có thể làm việc tại nhiều nơi chứ không nhất thiết phải ngồi tại một văn phòng cố định?

– Th.S Trần Thế Hoàng: Chúng tôi đã cung cấp thông tin về ngành nên các bạn có thể xem kỹ. Hoạt động kiểm toán đã có từ lâu, giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh tế hoạt động một cách minh bạch. Về việc học kiểm toán có thể đi làm việc khắp nơi, có lẽ bạn phải học giỏi, làm giỏi, chắc chắn việc được cử đi công tác sẽ là thường xuyên.

* Học ngành quản trị thương hiệu sau khi ra trường làm ở đâu? Có phải công ty nào cũng có nhu cầu tuyển lao động trong ngành này?

– Th.S Hứa Minh Tuấn: Chuyên ngành quản trị thươnt hiệu là chuyên ngành thụoc các nàgnh quản trị kinh doanh. Chuyên ngành này cung cấp các kiến thức về việc quản lý, quảng bá, giữ thương hiệu, nhương quyền thương hiệu.

* Ngành tài chính ngân hàng và kinh tế đối ngoại có gì khác nhau? Giữa các trường đào tạo ngành này có gì khác nhau không?

– TS Phan Ngọc Minh: Chắc chắn hai ngành bạn hỏi sẽ khác nhau về chuơng trình học và công việc ra trường. Ngành kinh tế đối ngoại có công việc tốt nhất tại các công ty xuất nhập khẩu trong khi ngành tài chính ngân hang có thể làm các công việc liên quan đến ngân hàng như cho vay tín dụng, tư vấn vay vốn…

– Th.S Lâm Tường Thoại: Hai ngành này có thể hiểu khác nhau cơ bản về công việc: ngành tài chính ngân hang liên quan đến nghiệp vụ, trong khi ngành kinh tế đối ngoại liên quan đến việc tiếp nhận, trao đổi tài chính, vốn và các yếu tố khác. 

* Em thích quản lý kinh doanh cho một công ty thì em học trường nào?

– Muốn trở thành một doanh nhân, bạn phải hội tụ nhiều yếu tố, bạn phải có hoài bão làm giàu, phải hiểu biết nền kinh tế thị trường. Bạn có thể học vào các ngành quản trị kinh doanh của các trường Đại học hiện nay.

* Nếu em thi đậu vào trường, các điểm số đã học ở các trường đại học trước đó có được chuyển vào trường mới thi đậu không ?

– Nếu các bạn đã có một số điểm trùng với các môn học thuộc chương trình đào tạo của trường mới thì bạn được công nhận. Ngoài ra, nếu bạn đã có một bằng đại học thì các bạn có thể nộp hồ sơ theo học văn bằng 2 tại trường.

* Em muốn trở thành người huấn luyện thú biển thì em học ngành gì phù hợp?

– Th.Sỹ Trần Đình Lý: Ở trường Nông lâm có hai ngành là Chăm nuôi và Nuôi trồng thủy sản. 

Các bạn học sinh tham quan và tìm hiểu thông tin về các trường thuộc ĐHQG TP.HCM tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp – Ảnh: Minh Đức
Học sinh đang xem thông tin ngành nghề phổ biến tại ngày hội – Ảnh: Như Hùng

TƯ VẤN NHÓM NGÀNH Y DƯỢC – NÔNG LÂM:

* Học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch ra trường sẽ được phâm nhiệm sở?

– TS Phạm Đăng Diệu – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch: nếu nằm trong diện ngân sách, khi ra trường phải làm việc trong hệ thống y tế công lập 5 năm, sau đó làm việc hoặc học ở đâu thì tùy. Ngoài ngân sách thì không bó buộc phải làm việc ở đâu.

* Học 6 năm bác sĩ đa khoa ra trường khám bệnh như thế nào?

– TS Phạm Đăng Diệu: 6 năm học chỉ giới hạn ở mức khi ra trường có khả năng, kiến thức và kỹ năng trị bệnh thông thường, nếu không đủ khả năng thì chuyển cho bác sĩ chuyên khoa.

* Thi vào ĐH Y dược TPHCM rớt có chuyển xuống trung cấp được không?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Nếu thi vào ĐH Y dược TPHCM, không đậu ĐH, nếu muốn học trung cấp, vào tháng 9, trường thông báo xét tuyển (xét điểm hai môn môn toán và sinh), thí sinh cần nộp phiếu điểm chính thức thi ĐH để xét tuyển. Trường sẽ xét từ trên xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu. Tùy ngành,  có thể 8 điểm đậu hoặc 12 điểm (dược). Sau khi trung cấp, đi làm 3 năm có thể thi liên thông và học 4 năm để có bằng ĐH.

* Ngành dược học 5 năm, có những chuyên khoa nào, học phí bao nhiêu? Chỉ tiêu ngoài ngân sách là như thế nào?

– TS Huỳnh Văn Hóa: Hiện mới chỉ có dược sĩ đa khoa, chưa chia chuyên ngành. Tương lai có thể có chuyên ngành kiểm nghiệm, dược liệu, dược lâm sàng… Chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách không phải có tiền đóng là vào học. Trường tuyển những em có điểm kế cận tiếp theo (phải được UBND tỉnh hoặc sở y tế, nội vụ làm hợp đồng với trường. Kinh phí 20 triệu đồng/năm do tỉnh chi trả. Ra trường, trường chuyển hồ sơ về cho địa phương sử dụng, các em không được chuyển đi nơi khác). Đây là hình thức đào tạo theo địa chỉ, kinh phí do địa phương chi trả.

* Bác sĩ đa khoa 6 năm học những gì? Học phí thế nào?

– TS Phạm Đăng Diệu: Chương trình đào tạo cơ bản trong 2 năm đầu học các môn khoa học cơ bản: hóa, sinh, sinh học, các môn y học cơ sở: giải phẩm học… Sau đó sẽ học sâu hơn về lâm sàng như chẩn đoán bệnh. Tổng cộng chương trình đào tạo khoảng 320 đơn vị học trình. Học khá căng thẳng, hầu như học 10 buổi/tuần.

Học y là chấp nhận gian khổ. Đây là ngành được xã hội đánh giá cao. Khi ra trường sẽ được phân nhiệm sở. Phân nhiệm sở trên cơ sở kết quả học tập. Sinh viên có điểm học tập cao nhất sẽ được ưu tiên chọn nhiệm sở đầu tiên, điểm càng thấp cơ hội chọn nhiệm sở càng ít. Hàng năm trường cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu của thành phố. Học phí: trong ngân sách: 1,8 triệu đồng/năm. Ngoài ngân sách 17 triệu đồng/năm.

* Chương trình đào tạo chung giữa ĐH Y dược TPHCM và Y khoa Phạm Ngọc Thạch có khác nhau?

– TS Phạm Đăng Diệu: Các trường đào tạo theo chương trình khung của bộ, các trường có thể thay đổi một số phần trăm nhất định. Nội dung gần như giống nhau. Số môn học tự chọn mới có sự khác nhau giữa các trường.

* Muốn học dược sĩ ĐH nhưng không đậu ĐH thì làm thế nào?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Nếu không đậu thẳng ĐH thì có thể đi đường vòng bằng cách học trung cấp dược. Sau khi tốt nghiệp,  công tác 36 tháng rồi thi liên thông ĐH, học thêm 4 năm nữa để lấy bằng ĐH. Hoặc học dược tá 12 tháng, học tiếp dược trung cấp, công tác 36 tháng, rồi thi liên thông dược sĩ ĐH học 4 năm.

* Đang học khối kinh tế, thi vào y dược có thể chuyển điểm các môn học?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Đang học ĐH, muốn thi ĐH phải có sự đồng ý của hiệu trưởng. Những môn chung, đúng số tín chỉ có thể chuyển nếu được phép thi. Còn tự động đi thi thì coi như tự ý bỏ học, điểm đó không được chuyển.

* TS NGUYỄN KIM QUANG (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, thành viên ban tư vấn):

Bất ngờ và thiết thực

Về mặt tổ chức, ngày hội rất hoành tráng, tạo sự bất ngờ cho cả các thành viên ban tư vấn lẫn phụ huynh, học sinh. Ngày hội rõ ràng đã mang lại hiệu quả lớn, đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, học sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn trường. Học sinh cũng sẽ thấy có trách nhiệm cao hơn trước việc chọn ngành nghề để có lựa chọn chính xác nhất. Về tác động xã hội, ngày hội với quy mô như vậy sẽ tạo được dư luận xã hội để mọi người quan tâm, nâng cao trách nhiệm. Các trường cũng thấy được trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin cho học sinh.

* Ông BÙI MẠNH TUÂN (trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM):

Thông tin trước ngày hội còn khiêm tốn

Từ ngày Tuổi Trẻ tổ chức ngày hội, năm nào trường chúng tôi cũng tham gia. Hiệu quả rõ nhất là số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường ngày càng tăng. Năm nay lượng học sinh và phụ huynh đến tham quan gian tư vấn của trường chúng tôi khá nhiều. Ngày hội lần này cũng thành công hơn năm trước khi tổ chức ở nơi có mặt bằng rộng rãi, quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều người… Tuy nhiên việc thông tin trước ngày hội dường như còn “khiêm tốn” nên trường biết khá chậm.

* Công nghệ sinh học học những gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

– PSG -TS Huỳnh Thanh Hùng: Ngành này rất rộng. CNSH đào tạo sinh học ứng dụng cho lĩnh vực y dược, chế biến, quản lý môi trường… Mỗi trường có thế mạnh riêng. Trường ĐH Nông lâm mạnh hơn các trường khác trong khâu ứng dụng trong nông nghiệp. Khối B hàng năm khoảng 22 điểm. Ngành này có việc làm rất tốt đối với sinh viên học giỏi. Học trung bình thì cơ hội việc làm khó.

* Thiết kế cảnh quan hoa viên học những gì?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: ngành này thuộc nhóm ngành nông nghiệp nhưng chuyển sang phục vụ đô thị – trồng cây tạo cảnh quan công viên, biệt thự, khu vui chơi…, làm đẹp cho cảnh quan. Tốt nghiệp có thể làm việc ở Công ty dịch vụ thiết kế, chăm sóc hoa viên cho các khu vui chơi, giải trí. Điểm chuẩn ngành này chỉ cao hơn điểm sàn từ 2 đến 3 điểm.

* Học bác sĩ đa khoa học thêm chuyên khoa như thế nào?

– TS Phạm Đăng Diệu: Học 6 năm bác sĩ đa khoa khi ra trường có khả năng chữa các bệnh thông thường. Tốt nghiệp loại khá giỏi thi trực tiếp BS nội trú học 3 năm. Hoặc làm việc 1 vài năm thì thi chuyên khoa. Chuyên khoa 1 học 2 năm. Về làm việc rồi thi vào chuyên khoa 2. Đây là hướng thực hành. Hoặc có thể đi theo hướng giảng dạy, thi cao học, lấy thạc sĩ, học tiếp lấy bằng tiến sĩ.

* Ngành thú y có tuyển khối A? Trường nào tuyển?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: ngành thú y khu vực phía Nam có ĐH nông lâm, Cần Thơ, miền trung có Huế, bắc có ĐH Nông nghiệp 1. Năm nay tại Trường ĐH Nông lâm TPHCM ngành này có chương trình tiên tiến theo chương trình ĐH Úc. Thời gian đào tạo 5 năm. Học bằng tiếng Anh, TOEFL trên 400 điểm. Có chương trình học theo tiếng Việt. Điểm chuẩn khối A khoảng 16, B 19. Hoặc có thể học bằng tiếng Pháp và sang Pháp học thạc sĩ.

* Học trường ĐH y khoa Phạm Ngọc Thạch ra trường có được thi chuyên khoa? Thời gian làm việc theo phân công bao năm?

– TS Phạm Đăng Diệu: không có sự phân biệt giữa Trường ĐH Y dược TPHCM và Y Khoa Phạm Ngọc Thạch về học chuyên khoa. Đi học được hay không là do năng lực các em do phải thi tuyển. Trường Phạm Ngọc Thạch có đặc thù là đào tạo và sử dụng nhân lực cho TPHCM. Phần lớn các em ra trường làm việc ở nội thành và các quận huyện lân cận.

* Bác sĩ răng hàm mặt khác kỹ thuật phục hình răng như thế nào?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Ngành phục hình răng là cử nhân phục hình răng học 4 năm.  Còn ngành răng hàm mặt đào tạo bác sĩ trong 6 năm. Ngành kỹ thuật phục hình răng đi vào kỹ thuật nhiều hơn. Bác sĩ RHM rộng hơn bao gồm chẩn đoán, chữa trị. Hệ cử nhân điểm chuẩn khoảng 20.

* Học ngành bác sĩ đa khoa bao lâu thì được phân khoa?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: hiện vẫn đào tạo bác sĩ đa khoa. Đào tọa hết về khoa nội, ngoại sản và  nhi, chưa phâm chuyên khoa. Ra trường đi học chuyên khoa 1 thì sẽ định hướng theo chuyên khoa nào.

* Quản lý môi trường, muốn thiên về nghiên cứu có học ngành này được không?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Nếu muốn nghiên cứu thì nên đi về ngành kỹ thuật môi trường. Ngành này nghiên cứu tìm công nghệ và ứng dụng công nghệ để xử lý môi trường. Ngành 1quản lý dựa trên những kỹ thuật này để đề xuất giải pháp xử lý.

* Học trung cấp dược trường khác có được thi liên thông ĐH?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Về mặt pháp lý thì chương trình đạo tạo trung cấp dược các trường là ngang nhau. Học trường khác vẫn được thi liên thông ĐH dược tại ĐH Y dược TPHCM.

* Phẩm chất cần có của bác sĩ đa khoa?

– TS Phạm Đăng Diệu: Ngành bác sĩ đa khoa có 420 chỉ tiêu trong đó có 220 năm 2010 ngoài ngân sách. Có thêm ngành mới là cử nhân điều dưỡng.

Thi đòi hỏi trình độ cao, điểm chuẩn khá cao. Có mấy yếu tố hết sức quan trọng đối với nghề y:
– Hết sức cần cù, nhẫn nại và chịu khó – học rất vất vả, công việc cũng rất vả.
– Có đầu tỉnh táo, con tim nồng nhiệt, nhạy cảm.
– Có đam mê với ngành y

* Dược tá, dược trung, dược sĩ khác nhau thế nào?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: tốt nghiệp THPT, ghi danh học 12 tháng lấy bằng dược tá. Hành nghề trong nhà thuốc, công ty… 2 năm, được thi lên dược sĩ trung học hệ vừa học vừa làm, học 3 năm. Công tác 3 năm, thi dược sĩ ĐH bậc liên thông 4 năm để lấn bằng dược sĩ ĐH.

Học ĐH Y dược TPHCM có được học vượt?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Ở ĐH Y dược TPHCM khó lòng mà học vượt vì chương trình rất nặng. Phải thực tập hết các môn của năm này nên không thể thực tập các môn của năm tiếp theo.

* Ngành nông học học những gì?

– PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Học về cây trồng, các biện pháp chăm sóc cây, phòng trừ sâu bệnh. Giải quyết sao để cây trồng phát triển tốt. Tốt nghiệp có thể làm việc ở sở NN, trung tâm khuyến nông, công ty giống cây trồng.

* Đầu vào y sĩ có khó không? Có liên thông từ y sĩ lên bác sĩ được không?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: ĐH Y dược TPHCM không liên thông từ y sĩ lên bác sĩ đa khoa, chỉ liên thông ở các ngành khác. Những ngành trung cấp khác, muốn liên thông phải có thời gian công tác 36 tháng. Thi ba môn toán, hóa và chuyên môn. Năm nay trường ĐH Y được TPHCM có tuyển sinh liên thông từ y sĩ lên bác sĩ từ trường Quân y 2 (đã xin phép Bộ Y tế)

– TS Phạm Đăng Diệu: Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang có đào tạo liên thông từ y sĩ lên bác sĩ. Thí sinh phải đảm bảo thời gian công tác theo qui định và thi tuyển. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không đào tạo y sĩ, nguồn đào tạo này chủ yếu từ các trường CĐ y tế.

* Ngành cử nhân điều dưỡng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch có xét NV2?

– TS Phạm Đăng Diệu: Hầu như mấy năm gần đây trường PNT không xét tuyển NV2.

* Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch không tuyển ngành dược, điểm ngành này ở ĐH Y dược TPHCM lại cao, vậy có thể thi ĐH Y dược Cần Thơ để liên thông lên ĐH Y dược TPHCM?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Tốt nghiệp những trường này đều là dược sĩ ĐH nên không cần và không thể liên thông. Chỉ có thể học lên sau ĐH. Hơn nữa điểm chuẩn ngành dược của ĐH Y dược Cần Thơ cũng khá cao chứ không hề thấp. Chỉ có thể liên thông từ trung cấp dược lên ĐH dược.

* Y sĩ và y tá có giống nhau?

– TS Phạm Đăng Diệu: Y sĩ thuộc hệ điều trị, phụ tá cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Y tá là chăm sóc bệnh nhân.

* Đầu vào ngành điều dưỡng có khó không?

– PGS-TS Huỳnh Văn Hóa: Điểm chuẩn ngành điều dưỡng hệ ĐH năm 2009 là 19,5. Điều dưỡng đa khoa trung cấp hai môn toán, sinh là 8 điểm. Trường không có hệ CĐ điều dưỡng.

* Không có hộ khẩu có được thi vào Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch? KT3 có được dự thi?

– TS Phạm Đăng Diệu: Theo qui định, phải có hộ khẩu TPHCM mới được dự thi vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. KT3 vẫn không được dự thi.

Hào hứng làm bài trắc nghiệm

Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn học sinh đã đến tham quan và thử tài ở khu vực làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính, hội trường A5 ĐH Bách Khoa. Nhiều bạn trẻ vừa đến xem đã ngồi ngay vào máy và say sưa với các con tính, quên cả lễ khai mạc ngày hội đang diễn ra cạnh đó.

40 chiếc máy tính với màn hình LCD đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ các bạn học sinh. Ngoài nội dung cung cấp thông tin tuyển sinh của các mùa trước, phần mềm cẩm nang tuyển sinh 2010 của báoTuổi Trẻ thu hút mạnh mẽ các em ở phần làm bài thi trắc nghiệm thử. Hầu hết các bạn tham quan đều “thử tài” với những bài thi trong phần mềm này.

Đến khoảng 9 giờ, khu vực máy tính phục vụ làm bài trắc nghiệm chật kín người. Nhiều máy tính, các bạn phải đứng chờ tới phiên hoặc làm bài theo nhóm. Bạn Mỹ Vân hào hứng: “Em đã làm bài trắc nghiệm rất nhiều ở nhà rồi nhưng vẫn thích thử bài thi của báo Tuổi Trẻ”. Hầu hết các bạn học sinh đều tỏ ra rất rành rọt với chương trình trắc nghiệm này. Các bạn chỉ đến xem qua là tập trung làm bài hay tìm hiểu các thông tin thêm trong chương trình cẩm nang tuyển sinh 2010 của báo Tuổi Trẻ, không cần đến sự trợ giúp của các kỹ thuật viên phụ trách khu vực.

Bên cạnh đó, phần mềm trắc nghiệm sở thích để chọn nghề của Đại học quốc gia TPHCM cũng cuốn hút sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh. Bạn Hữu Vũ, trường THPT Long Thành (Đồng Nai), cho biết: “Chương trình này rất thú vị, em chỉ cần điền các sở thích bình thường của mình là có thể xem mình hợp với những ngành nào”.

Khoảng 10 giờ, trời khá nắng nóng nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự tập trung làm bài của nhiều học sinh. Xung quanh các máy tính vẫn chen chúc các em tay cầm, tay chỉ vào màn hình để chọn đáp án.

Đến 12 giờ, tất cả các máy tính vẫn phải hoạt động hết công suất để phục vụ các sĩ tử. Nhiều bạn học sinh say mê làm trắc nghiệm đến quên cả đói. Không khí hào hứng dường như vẫn không có chút suy giảm dù đang ở thời điểm giữa trưa.

Các bạn học sinh tham gia trắc nghiệm trên máy tính – Ảnh: Minh Đức

Nhiều tài liệu dành tặng thí sinh

– Tại gian tư vấn của báo Tuổi Trẻ, các bạn HS sẽ được tặng tài liệu Những thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh 2010, tài liệu trắc nghiệm chọn ngành nghề (do nhóm nghiên cứu thuộc ĐHQG cung cấp) và tờ báo Tuổi Trẻ mới nhất.

Tại đây, bạn cũng sẽ nhận được phiếu nhận CD Cẩm nang tuyển sinh 2010, một món quà độc đáo, đầy ý nghĩa của Tuổi Trẻ dành cho các sĩ tử mùa thi 2010. CD này có đầy đủ thông tin về điểm chuẩn tuyển sinh ĐH các năm trước, chỉ tiêu tuyển sinh 2010 vào các trường ĐH, cách làm hồ sơ dự thi, phần mềm luyện thi trắc nghiệm trên máy tính, thông tin chương trình đào tạo và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp tất cả các ngành nghề ở bậc ĐH cùng nhiều thông tin về các chế độ chính sách cho HSSV. Các bạn sẽ ghi lại thông tin, địa chỉ trường vào phiếu này và gửi lại tại gian tư vấn, Tuổi Trẻ sẽ chuyển cẩm nang quà tặng đến các bạn theo địa chỉ trường THPT.

– Tại gian tư vấn của Trường ĐH Bách khoa: đội SV tình nguyện của trường sẵn sàng hướng dẫn khách mọi thông tin về các khu vực tư vấn, dẫn các đoàn HS tham quan các khoa, ban, phòng thí nghiệm, giao lưu với các thầy cô để tìm hiểu các ngành học tại trường.

– Tại khu vực trắc nghiệm trên máy tính (sảnh tầng trệt hội trường A5): bạn sẽ có cơ hội thử giải đề thi ĐH các môn thi trắc nghiệm và trắc nghiệm xem mình phù hợp với nhóm ngành nghề nào.

– Tại khu vực gian tư vấn của các trường: bạn sẽ được tư vấn kỹ thông tin tuyển sinh từng trường, từng ngành mình quan tâm cùng cơ hội nhận được nhiều thông tin bổ ích, nhiều quà tặng bất ngờ từ các trường.

18g, khu vực tư vấn vẫn còn rất nhiều thí sinh, đặc biệt là khu tư vấn nhóm ngành kỹ thuật và khu tư vấn tâm lý. Tuy nhiên do thời gian đã hết, Ngày hội phải dừng lại trong sự tiếc nuối của các thành viên ban tư vấn và nhiều thí sinh. Theo đánh giá của các thành viên ban tư vấn, của thí sinh, phụ huynh tham dự, Ngày hội thật sự là một ấn tượng đẹp, thật sự bổ ích và nhiều ý nghĩa đối với các bạn thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2010.   

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2010 tại TP.HCM khép lại. Hẹn gặp lại các bạn học sinh và quý vị phụ huynh tại các ngày hội tiếp theo tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

TTO

Theo TuoiTre Online

 

Bài trước

Bài tiếp