Notice: Trying to get property 'slug' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 160

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'parent' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153

Notice: Trying to get property 'term_id' of non-object in /home/oisphttps/domains/oisp.hcmut.edu.vn/public_html/wp-includes/category.php on line 153
Tư vấn chọn nghề vào đời | Trường Đại học Bách khoa - Văn phòng Đào tạo Quốc tế
Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Tư vấn chọn nghề vào đời

TTO – Chưa tới 7g, sân trường ĐH Bách khoa TPHCM đã ken kín người. Không chỉ có những học sinh với các màu áo đồng phục khác nhau, rất nhiều phụ huynh đã cùng đi với con em mình để được trực tiếp nghe tư vấn chọn ngành, nghề.

TTO – Chưa tới 7g, sân trường ĐH Bách khoa TPHCM đã ken kín người. Không chỉ có những học sinh với các màu áo đồng phục khác nhau, rất nhiều phụ huynh đã cùng đi với con em mình để được trực tiếp nghe tư vấn chọn ngành, nghề.

Bác Nguyễn Hoài Đức (nguyên phó giám đốc Công ty Vissan) vừa đi thu thập thông tin và các trường ĐH vừa nhận xét: “Mấy năm Tuổi Trẻ làm ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp, năm nào tôi cũng đi. Nhưng năm nay tôi thấy làm bài bản và qui củ đấy. Ngày hội được tổ chức theo xu thế của thời kỳ hội nhập, vừa có cái chung vừa có cái riêng, cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho thí sinh trước ngưỡng cửa vào đời.

Đặc biệt năm nay có đội ngũ sinh viên tình nguyện hướng dẫn khách tham quan rất nhiệt tình và kịp thời, tôi và con trai không phải đi lại nhiều mà đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Các trường tham gia ngày hội năm nay cũng có nhiều đổi mới. Một số trường còn bố trí một đội ngũ nhân viên, sinh viên thể hiện hình ảnh đặc trưng của trường rất ấn tượng và bắt mắt”.

9g sáng, tại các giảng đường đã bắt đầu tư vấn chuyên sâu – một nét mới của ngày hội hôm nay. Tại nhóm tư vấn “Chọn nghề vào đời”, sau vài phút ngại ngùng, các học sinh và phụ huynh tràn hết lên trên xin tư vấn riêng.

* Một nhóm HS nữ rụt rè hỏi TS Nguyễn Toàn (hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức): Em rất thích làm việc trong ngành hàng không. Nhưng em không biết ngoại hình như em có đủ điều kiện?.

– TS Nguyễn Toàn: Tôi đã đi nhiều nước, tôi thấy nhiều người còn xấu hơn em. Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là nghiệp vụ mà thôi. Nhưng nên nhớ là ngành hàng không có nhiều bộ phận công việc khác nhau. Theo tôi được biết thì nhu cầu về tiếp viên là không nhiều mà 60 – 70 % là nhu cầu về lao động làm công việc bán vé và các dịch vụ dưới mặt đất.

* Vậy nhân viên bán vé thì cần nghiệp vụ gì hả thầy, với chiều cao như em có thể làm nhân viên bán vé của các hãng hàng không không ạ?

–  TS Nguyễn Toàn: Tôi nghĩ em cần  trau dồi kỹ năng về công nghệ thông tin, kiến thức quản trị, giao tiếp,…

– HS Hồ Ngọc Bích Phượng, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân băn khoăn: Em nghe nói muốn làm việc trong các khách sạn thì phải làm các công việc từ thấp đến cao, như bồi bàn, phục vụ bếp,…rồi mới đến tiếp tân, quản trị khách sạn,…phải không ạ?

– Cô Hồng Thị Thanh Thủy (Trung tâm tư vấn học nghề – việc làm, Trường CĐ nghề TPHCM): Các trường dạy về du lịch có nhiều ngành khác nhau, em học ngành nào thì ra trường làm công việc đó chứ nếu em học nghiệp vụ về nấu nướng mà làm phục vụ bàn thì sao làm được”. 

* Anh Phan Thái Dương hỏi em tôi đang học lớp 12 ở Bình Định. Em thích kinh tế nhưng gia đình cứ ép em thi vào khối ngành kỹ thuật. Bây giờ tôi phải làm sao?

– Th.S Nguyễn Đình Minh (phó hiệu trưởng Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Nam Sài Gòn): “Nếu mình thương 1 cô mà gia đình ép mình yêu cô khác thì bản thân mình sẽ không vui. Chuyện học cũng thế, nếu ép uổng sẽ tạo tâm lý chán nản cho em của anh. Giả sử nếu có thi đậu thì em của anh cũng khó học tốt”.

* Anh Dương đặt câu hỏi: “Ở quê tôi, phụ huynh nào cũng muốn con em mình phải thi đại học và thi vào những trường lớn trong khi học lực các em chỉ trung bình. Theo thầy thì giải quyết tình trạng này như thế nào?”.

– Th.s Nguyễn Đình Minh: Khi chọn trường để thi nên quan tâm đến điều kiện đầu tiên là khả năng của người học. Nếu lực học không giỏi thì nên thi trung cấp vì nếu có dự thi đại học cũng không qua được, uổng phí thời gian và tiền bạc. Học trung cấp xong ra trường có thể đi làm ngay hoặc nếu muốn thì học liên thông lên đại học đều được.

* Tại nhóm tư vấn “chọn nghề vào đời”, rất nhiều học sinh than thở rằng “không biết mình thích trường nào, không biết khả năng của mình phù hợp với ngành gì”?

– TS Nguyễn Toàn khẳng định rằng: “Chuyện đó tự bản thân các em phải trả lời chứ không ai có thể trả lời thay được. Các em hãy xem mỗi ngành nghề yêu cầu người lao động phải có khả năng, nghiệp vụ như thế nào để chọn chứ không ai có thể chọn thay cho các em được”.

* Em thích ngành marketing và em thấy mình có nhiều khả năng phù hợp với ngành này. Nhưng càng tìm hiểu em càng cảm thấy không tự tin, thậm chí bố mẹ em cũng nói “Mày mà đi theo maketting? Mơ quá… (HS Đinh Dương Ngọc Trầm Hương – Trường THPT Lý Tự Trọng)

– TS Nguyễn Toàn: Vấn đề quan trọng là em đã có sự đam mê ngành này. Em tự thấy em có khả năng thuyết phục người nghe là một yếu tố thuận lợi. Nếu lực học không thể thi đậu vào ĐH thì em có thể học CĐ hoặc trung cấp ngành maketting. Sau khi ra trường, đi làm em bổ sung thêm kiến thức và thi vào ĐH cũng không muộn”. Cười rất tươi và nói “cám ơn” nhiều lần, Trầm Hương thổ lộ: “Nghe tư vấn xong mình cảm thấy thoải mái ghê. Mình giống như người sắp rơi xuống vực thì có thầy tư vấn cười và bắt tay kéo mình lên.

* Học lực trung bình thì nên thi vô trung cấp hay sao thầy?

– TS Nguyễn Toàn: Học lực trung bình nên đăng ký dự tuyển vào trung cấp vì ĐH khó đậu. Hệ trung cấp không thi tuyển mà chỉ xét tuyển bằng học bạ. Ngày nay hệ trung cấp đã liên thông lên CĐ, ĐH một cách dễ dàng”.

Không ai có thể chọn ngành, nghề cho bạn bằng chính bản thân bạn. Bạn phải biết được khả năng của mình, bạn phải gắn cuộc đời của mình với cộng đồng thì sẽ có ước mơ, có trăn trở. Hãy chọn 1 nghề tầm tầm, học đàng hoàng và khi ra đi làm, trong yêu cầu bức xúc của nghề – khi đó bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa. Nhưng nên nhớ khi đi làm không phải làm cho xong việc mà phải làm cho hết lòng.

* Bằng cấp của trường ĐH công lập và ngoài công lập khác nhau như thế nào?

– TS Nguyễn Toàn: Giá trị của con người không phải ở chuyện học ở trường nào, bằng cấp ra sao. Bằng cấp chỉ là cái giấy thông hành chứng tỏ mình đã hoàn tất một khóa học. Nhiều trường cầm bằng cấp của trường nổi tiếng nhưng bản thân họ giống như ngọn đèn le lói cuối đường hầm. Các bạn đừng lo bằng cấp đó do ai cấp, hãy lo chúng ta có xứng đáng với tấm bằng đó hay không.

* Em thích một ngành từ nhỏ tới lớn nhưng gia đình em không đồng ý. Bây giờ em phải làm sao?

– TS Nguyễn Toàn: Vấn đề là các bạn yêu thích nghề đó có trở thành máu thịt không. Nếu thực sự yêu thích và có sở trường về ngành nghề đó thì hãy thuyết phục bố mẹ mình. Hãy đánh vào sự tự ái, sự hiểu biết và tình yêu thương của bố mẹ mình.

TTO

Theo TuoiTre Online

Bài trước

Bài tiếp