Hiểu sao về điểm sàn phương thức 5 của Bách khoa?

Ngày 31/7/2022, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) đã công bố ngưỡng điểm sàn thành phần cho phương thức 5 (xét tuyển tổng hợp nhiều tiêu chí).

Bài viết liên quan

4 trường hợp thí sinh xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa
Đăng ký nguyện vọng vào CTCLC: phải đạt chuẩn tiếng Anh sơ tuyển
Ngày hội TVTS Bách khoa Quốc tế 2022: nhiều quan tâm dành cho phương thức 5

Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Bách khoa áp dụng phương thức xét tuyển tổng hợp nhiều tiêu chí cho các chương trình đào tạo chính quy bậc ĐH. Ngay khi điểm sàn được công bố, Văn phòng Đào tạo Quốc tế của nhà trường nhận được rất nhiều thắc mắc của thí sinh và phụ huynh về điểm sàn cũng như các tình huống có thể xảy ra liên quan tới điểm sàn.

Bài viết sau đây hy vọng sẽ giải tỏa mối băn khoăn ấy của thí sinh dự tuyển vào Bách khoa.

Điểm sàn Trường ĐH Bách khoa 2022

1. Định nghĩa điểm sàn

Điểm sàn của một trường ĐH là mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt được để đủ điều kiện dự tuyển vào trường ĐH đó.

2. Điểm sàn của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)

Năm 2022, điểm sàn của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) cho các tiêu chí học lực trong Phương thức 5 (Phương thức tổng hợp nhiều tiêu chí) như sau:

  • Điểm Đánh giá năng lực: 650 (thang cao nhất: 1.200)
  • Điểm Tốt nghiệp THPT: 18 (thang cao nhất: 30)
  • Điểm Học bạ THPT: 18 (thang cao nhất: 30)

Thí sinh phải thỏa cùng lúc ba mức điểm sàn nêu trên thì mới đủ điều kiện dự tuyển (đăng ký nguyện vọng) vào Bách khoa.

3. Thí sinh có điểm thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) thấp hơn điểm sàn nhưng không khai báo thì có thể tham gia xét tuyển Bách khoa?

Thí sinh phải thể hiện tính nghiêm túc và trung thực trong việc khai báo thông tin xét tuyển. Nhà trường sẽ truy hồi toàn bộ điểm thi ĐGNL từ ĐHQG-HCM và thậm chí hậu kiểm dữ liệu cùng ĐHQG-HCM để tránh sai sót.

4. Thí sinh không thi ĐGNL có thể tham gia xét tuyển Bách khoa?

Năm năm trở lại đây, kỳ thi ĐGNL được ĐHQG-HCM nói chung và Trường ĐH Bách khoa nói riêng xây dựng lộ trình trở thành phương thức tuyển sinh quan trọng và chiếm tỷ trọng chỉ tiêu cao nhất. Mặc dù vậy, việc tổ chức thi ĐGNL vẫn chưa phủ hết toàn quốc và còn không ít thí sinh gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận việc thi.
Vì lẽ đó, Bách khoa cân nhắc tạo điều kiện tham gia xét tuyển cho nhóm đối tượng này. Hội đồng tuyển sinh của nhà trường sẽ xem xét dùng điểm thi Tốt nghiệp THPT để thay thế với một tỷ lệ quy đổi nhất định (cũng như ngược lại đối với nhóm được đặc cách thi Tốt nghiệp THPT và thí sinh tự do).

PGS. TS. Bùi Hoài Thắng – Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa
“Việc tuyển sinh bằng Phương thức tổng hợp nhiều tiêu chí là để Trường ĐH Bách khoa có đánh giá toàn diện về người ứng tuyển nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao cấp. Thí sinh cứ mạnh dạn nộp hồ sơ, cung cấp đầy đủ và rõ ràng các dữ kiện và minh chứng mình có để việc tuyển sinh diễn ra công bằng và chân thật. Chúc các GenZ ‘2004 đậu Bách khoa, đúng ngành và chương trình mình yêu thích”.

CHỌN NV HỢP LÝ, ĐẬU BÁCH KHOA NHƯ Ý
• Thời gian: 22/7-20/8/2022
• Mã Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM): QSB
• Mã phương thức xét tuyển: bit.ly/maphuongthucBK
• Mã ngành chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến: 206-268
LIÊN HỆ TƯ VẤN
VP Đào tạo Quốc tế (OISP) – Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)
ⓐ Kiosk OISP, Trường ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10
ⓟ (028) 7300.4183 – 03.9798.9798
ⓔ tuvan@oisp.edu.vn

Bài trước

Bài tiếp