Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Sinh viên Định hướng Nhật Bản học về IIoT với Học viện Công nghệ Kyoto

Khoa Khoa hc & K thut Máy tính, Trường ĐH Bách khoa va phi hp vi Hc vin Công ngh Kyoto (Nht Bn) t chc bui hi tho chuyên sâu v IIoT[1] kéo dài hai ngày 7-8/3/2024. 

Tại sự kiện, thầy Masayuki Fukuzawa và thầy Panote Siriaraya (cùng là giảng viên Học viện Công nghệ Kyoto) đã chia sẻ bài giảng sinh động về xu hướng nghiên cứu cùng cơ hội việc làm trong lĩnh vực IIoT. Ở phần bài tập thực hành, sinh viên Bách khoa chương trình Định hướng Nhật Bản ngành Khoa học Máy tính và sinh viên Học viện Công nghệ Kyoto cùng nhau “xắn tay” thiết kế bảng điều khiển cảm biến thông minh IoT bằng cách áp dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu từ mã nguồn mở Node-RED[2].

Nguyễn Duy – sinh viên K2021 chương trình Định hướng Nhật Bản ngành Khoa học Máy tính, hào hứng: “Lớp học vừa cung cấp kiến thức thực tế, mang tính ứng dụng cao cho chuyên ngành Khoa học Máy tính, vừa tạo điều kiện để mình thuyết trình bằng tiếng Anh cũng như học hỏi, trao đổi với giảng viên – sinh viên người Nhật”.

“Mình cảm thấy hội thảo rất thú vị và ý nghĩa. Phong cách giảng dạy của hai thầy dễ hiểu, cuốn hút và tận tâm. Các bạn Nhật làm việc nhóm siêu nghiêm túc. Nhờ đó tụi mình hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ nhanh gọn”, Lê Hồng Minh – sinh viên K2021 chương trình Định hướng Nhật Bản ngành Khoa học Máy tính, kể lại. 

Phạm Nguyễn Nam – sinh viên K2021 chương trình Định hướng Nhật Bản ngành Khoa học Máy tính, tâm sự: “Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết chuyên ngành, mình còn được nghe giới thiệu về kỳ thực tập mùa hè và chương trình thạc sỹ, tiến sỹ của Học viện Công nghệ Kyoto. Mình sẽ cân nhắc đăng ký sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Trường ĐH Bách khoa”.

Sinh viên Định hướng Nhật Bản học về IIoT với Học viện Công nghệ Kyoto
Thành phần tham dự buổi hội thảo chuyên sâu về IIoT sáng 7/3/2024.

Sinh viên Định hướng Nhật Bản học về IIoT với Học viện Công nghệ Kyoto
Thầy Masayuki Fukuzawa giới thiệu tổng quan về IIoT.
Sinh viên Định hướng Nhật Bản học về IIoT với Học viện Công nghệ Kyoto
Sinh viên chương trình Định hướng Nhật Bản chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy Masayuki Fukuzawa.

PGS. TS. Trần Minh Quang – Trưởng Bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, phụ trách chính của hội thảo, cho biết: “Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, Trường ĐH Bách khoa và Học viện Công nghệ Kyoto đã thống nhất tổ chức chuỗi hội thảo chuyên sâu này hàng năm. Hoạt động góp phần tạo ra môi trường học tập, giao lưu quốc tế thuận lợi cho sinh viên Bách khoa trong các lĩnh vực đang được xã hội đặc biệt quan tâm (chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, internet vạn vật…), đồng thời củng cố nền tảng vững chắc để hai bên đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong tương lai”.

Từ nhiều năm qua, Trường ĐH Bách khoa luôn tiên phong trong công tác quốc tế hóa giáo dục bằng cách đẩy mạnh hợp tác với các ĐH danh tiếng thế giới. Riêng đối với các chương trình khối Nhật ngữ, bên cạnh đối tác đào tạo là ĐH Công nghệ Nagaoka trong chương trình Chuyển tiếp Quốc tếĐịnh hướng Nhật Bản, nhà trường còn hợp tác trao đổi giảng viên, tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng mạng lưới học thuật với Học viện Công nghệ Tokyo, Học viện Công nghệ Kyoto, ĐH Công nghệ Toyohashi, ĐH Waseda, ĐH Kansai, ĐH Hokkaido, ĐH Osaka…

Tin: XUÂN MAI


[1] IIoT (Industrial Internet of Things) là quá trình ứng dụng internet vạn vật vào hoạt động sản xuất công nghiệp. Công nghệ này được kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất nhờ vào việc thu nhận, truy cập, chia sẻ dữ liệu, từ đó hình thành sự liên kết giữa hệ thống thiết bị bên trong nhà máy.

[2] Node-RED là công cụ mạnh mẽ để tạo lập lưu đồ và bảng điều khiển cho các loại cảm biến trong môi trường công nghiệp. Bằng cách sử dụng các nút và luồng logic, Node-RED cho phép người dùng thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất cùng nhiều loại cảm biến khác, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất và nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy.

Bài trước

Bài tiếp