Tranh tài tại Olympic Hóa học lần XI, SV Bách khoa Quốc tế nạp combo “kiến thức” và “giải thưởng”

Từ 17-23/4 vừa qua, đoàn thí sinh Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM (trong đó có 10/20 SV Bách khoa Quốc tế) đã giành 20 giải cá nhân và giải Nhì toàn đoàn, đứng đầu khối ĐHQG-HCM về số lượng tham gia và giải thưởng đạt được. 

Bài viết liên quan
Ngày hội Kỹ thuật lần thứ XIII năm 2022: Nhiều dự án hướng về phát triển bền vững

Nguyễn Hoàn Triệu Vy: “Chốt deal” hai vé vàng từ Shark Tank
Chiến thắng Bách Khoa Innovation 2022 bằng bánh bông lan thạch dừa

Toàn cảnh hội thi Olympic hóa học 2023

Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cùng các đoàn thí sinh tham dự hội thi chụp hình lưu niệm.

Tham gia tranh tài, các thí sinh có cơ hội gặp gỡ, giao lưu cùng chủ nhân Giải thưởng Nobel Hóa học năm 2022 – GS. Morten Peter Meldal (ĐH Copenhagen, Đan Mạch) và trao đổi học thuật về chủ đề “Hóa học Click”. Ông là một trong các giáo sư xây dựng nền móng cho hóa học click với tính ứng dụng rất cao trong nhiều lĩnh vực như vật liệu polymer, lập bản đồ ADN, phát triển dược phẩm, vật liệu polymer chức năng v.v. Hóa học click được biết đến là quá trình kết nối những phân tử cấu trúc nhỏ thành phân tử lớn hơn thông qua các nhóm chức một cách nhanh chóng và hiệu quả, mang lại độ chính xác, độ chọn lọc, hiệu suất phản ứng cao và không hình thành sản phẩm phụ.

GS Morten Peter Meldal thuyết giảng về Hóa học Click trong lễ khai mạc

GS Morten Peter Meldal thuyết giảng về Hóa học Click trong lễ khai mạc.

Sau buổi chia sẻ truyền cảm hứng đó, các thí sinh bắt đầu bước vào các màn tranh tài gay gắt qua các vòng thi lý thuyết và thực hành, chia theo bảng A (dành cho các trường đào tạo chuyên sâu về hóa học, kỹ thuật hóa học), bảng B (đào tạo chung về công nghệ và kỹ thuật hóa học), bảng C (đào tạo không chuyên). Đối với phần thi lý thuyết, các thí sinh cần tường tận các mảng kiến thức hóa vô cơ, đại cương, phân tích, hữu cơ và hóa học xanh. Phần thực hành, thí sinh sẽ trả lời trắc nghiệm các câu hỏi lý thuyết thực hành trong 30 phút và 150 phút thực hành các thí nghiệm ngẫu nhiên theo bốc thăm một trong hai bài:

🔺 Bảng A: Hóa hữu cơ (điều chế acetanilide); hoặc Hóa vô cơ (điều chế muối Mohr).

🔺 Bảng B: Nhiệt động của quá trình hòa tan borax, hoặc Khảo sát tốc độ phản ứng hydrogen peroxide với KI.

🔺 Bảng C: Xác định nồng độ acid acetic trong giấm ăn; hoặc Xác định nồng độ hydrogen peroxide trong nước oxy già.

Trải qua các phần thi cam go, kết quả chung cuộc của đoàn thí sinh Trường ĐHBK do PGS. TS. Lê Minh Viễn dẫn đoàn và TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh, TS. Lê Vũ Hà (cùng là giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học) làm phó đoàn đã gặt hái được nhiều quả ngọt:

Danh sách sinh viên Bách khoa Quốc tế đạt các giải cá nhân trong hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần XI

Đoàn dự thi nhận giải thưởng tại Olympic Hóa học lần XI

TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh (áo sơ mi ca rô xanh) chụp hình lưu niệm cùng các sinh viên tham gia hội thi sau khi nhận thưởng.

Tại buổi lễ bế mạc, đại diện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (đơn vị đăng cai hội thi lần XI) cũng đã trao cờ luân lưu cho đơn vị kế nhiệm – Trường ĐHBK. Đại diện Trường ĐHBK có sự tham gia của PGS. TS. Trần Thiên Phúc (Phó Hiệu trưởng) và PGS. TS. Nguyễn Quang Long (Phó Trưởng Khoa phụ trách Khoa Kỹ thuật Hóa học).

Trao cờ luân lưu đăng cai Olympic Hóa học lần XII cho ĐHBK

PGS. TS. Nguyễn Quang Long (bìa phải) và PGS. TS. Trần Thiên Phúc (kế Thầy Long) nhận cờ luân lưu đơn vị đăng cai tổ chức hội thi lần tiếp theo.

Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ 17-23/4 vừa qua đã thu hút 48 đội thi từ 35 trường đại học, cao đẳng, học viện trên khắp cả nước cùng tranh tài và trao đổi học thuật.

Tin, đồ họa: TÚ TÚ – Hình: BTC

Bài trước

Bài tiếp