SV Định hướng Nhật Bản đạt giải Khuyến khích Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật

Kết quả trên góp phần nối tiếp chuỗi thành tích của SV Bách khoa khối Nhật ngữ tại sân chơi thường niên này.

Bài viết liên quan
SV Bách khoa khối Nhật ngữ hoàn tất kỳ thi chuyển tiếp
Thi hùng biện tiếng Nhật: SV VJEP đạt giải Khuyến khích
SV VJEP tranh tài trong Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật

Sáng ngày 4/3, Vòng Chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật dành cho các trường ĐH phía Nam lần VI đã diễn ra tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng (Q.1), Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM). Trong 13 thí sinh có bài hùng biện xuất sắc nhất lọt vào Vòng Chung kết, bạn Lâm Đạo Khang – SV K2020 chương trình Định hướng Nhật Bản (tiền thân là chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật) ngành Khoa học Máy tính – là đại diện duy nhất đến từ Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM).

SV K2020 chương trình Định hướng Nhật Bản
Đạo Khang giữ trạng thái tinh thần tốt trước khi bước vào Vòng Chung kết.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Trường ĐH Bách khoa có đại diện tham dự Vòng Chung kết cuộc thi nói trên. Xoay quanh chủ đề chính là “Giao thông vận tải”, Đạo Khang đã mang tới cuộc thi một bài hùng biện khá thú vị mang tên “Nón bảo hiểm và mối nguy khôn lường”. Ý tưởng này xuất hiện một cách tình cờ khi Khang đào sâu nghiên cứu về nón bảo hiểm – một vật tạo ra để bảo vệ con người nhưng lại có tác động dẫn đến tai nạn giao thông. Bằng những lập luận chặt chẽ và sự thể hiện hài hước, Đạo Khang đã thành công khi thuyết phục được Ban Giám khảo về vấn đề mình đặt ra ở đầu bài hùng biện: “Phải chăng đội nón bảo hiểm làm người ta ỷ lại vào sự an toàn và bắt đầu chạy ẩu hơn, hay đó là vấn đề do ý thức của mỗi người?”.

Vốn là một anh chàng nhút nhát và e ngại phát biểu trước đám đông, Khang cho biết: “Để hoàn thành tốt phần dự thi, mình không chỉ học nằm lòng bài hùng biện mỗi ngày mà còn được các thầy cô môn Tiếng Nhật hướng dẫn tác phong khi đứng trên sân khấu. Mặc dù khoảng thời gian đó rất ngắn ngủi nhưng mình nhận thấy bản thân đã tiến bộ rất nhiều qua từng buổi luyện tập”.

SV K2020 chương trình Định hướng Nhật Bản
Việc luyện tập phát biểu và tác phong trên sân khấu cùng các thầy cô môn Tiếng Nhật giúp Khang tự tin hơn với phần thi của mình.
Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật dành cho các trường ĐH phía Nam
Đạo Khang mạnh dạn thể hiện quan điểm và thông điệp của mình về sự cẩn thận khi tham gia giao thông.
SV Bách khoa khối Nhật ngữ
Bài hùng biện của Khang gây ấn tượng với Ban Giám khảo nhờ ý tưởng mới lạ, sự chuẩn bị trang phục và đạo cụ chỉn chu.

Những đối thủ của Khang tại Vòng Chung kết đa phần đều đến từ những trường ĐH chuyên đào tạo ngôn ngữ Nhật như Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học, Trường ĐH FPT, Trường ĐH Mở… Tuy tiếng Nhật không phải là ngành học chính của SV Bách khoa, nhưng thành tích mà Khang mang về cho Trường nói chung và Bách khoa Quốc tế khối Nhật ngữ nói riêng đã từng bước khẳng định chất lượng đào tạo của Trường trong mảng tiếng Nhật. 

“Đây là lần đầu tiên mình hùng biện trước một hội trường lớn như thế và mình tin rằng những trải nghiệm vừa qua sẽ là bước đệm vững chắc cho bản thân sau này”, Khang bộc bạch.

Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật dành cho các trường ĐH phía Nam
Đạo Khang nhận giải cùng các đại diện đến từ nhiều trường ĐH có đào tạo ngôn ngữ Nhật tại miền Nam.

“Bật mí” rằng Đạo Khang cũng là một trong những gương mặt xuất sắc của chương trình Định hướng Nhật Bản đã đậu kỳ thi chuyển tiếp sang ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản). Dự kiến anh chàng sẽ nhập học tại Nhật từ tháng 4/2023 để tiếp tục theo đuổi ngành học yêu thích của mình. Chúc cho chặng đường sắp tới của Khang sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị khác.

Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật là sân chơi do Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Nghiên cứu Nhật Bản, thuộc Khoa Nhật Bản học – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với trường ĐH Hiroshima và Quỹ Komaru tổ chức nhằm tạo điều kiện giao lưu học thuật tiếng Nhật. Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017, đến nay đã trải qua sáu mùa. Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn nâng cao nhận thức của SV về an toàn giao thông, lan tỏa niềm yêu thích đối với ngôn ngữ và văn hóa Nhật.

Bài: INAKOHình: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Bài trước

Bài tiếp