5 lý do không trật vào đâu được để theo đuổi Dầu khí Bách khoa

Theo học chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí tại Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), bạn có thể đạt mức thu nhập cao, làm việc trong môi trường quốc tế và giành được nhiều học bổng danh giá từ các trường đại học hàng đầu thế giới.

Bài viết liên quan
Thủ khoa Địa chất Dầu khí K2006: Luôn đặt tính chính xác lên hàng đầu
Bùi Nguyễn Bảo Trâm: Đậu Y, học Bách, thích thử thách tới cùng
Nguyễn Hoài Tân – Sinh viên ưu tú ngành Kỹ thuật Dầu khí, chương trình Chất lượng cao K2016

1. THU NHẬP CAO VÀ ỔN ĐỊNH

Website chính thức của ZipRecruiter (một công ty chuyên kết nối nguồn nhân lực toàn cầu với các nhà tuyển dụng) cho biết, mức lương trung bình của những người làm việc trong lĩnh vực Dầu khí tính đến ngày 21/06/2021 ở Hoa Kỳ là 76.883 USD/năm. Điều này đồng nghĩa, họ kiếm được 36,69 USD/giờ, 1.479 USD/tuần, 6.407 USD/tháng.

Thu nhập của những nhân viên ngành này rất đa dạng, cao nhất là 160.000 USD/năm và thấp nhất là 22.500 USD/năm. Điều này chứng minh rằng có rất nhiều cơ hội tăng lương và thăng tiến dựa trên chức danh, kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng dành cho mọi người lao động. Một số cựu sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) có thu nhập cao và thành công như:

  • Vũ Tấn Điệp K95 – Trưởng phòng nhân sự Tổng công ty PVD
  • Bùi Thanh Vân K95 – Giám đốc công ty PVD Training
  • Thạc sĩ, tiến sĩ Vũ Việt Hưng – Tổng giám đốc công ty đầu khí Lam sơn JOC
  • Tiến sĩ Trần Như Huy K86 – Nguyên Phó tổng giám đốc công ty PVEP – POC
  • Vũ Minh Đức – Phó tổng giám đốc Tổng công ty khai thác và thăm dò dầu khí PVEP
  • Tăng Văn Đồng K93 – Giàn trưởng giàn Đại Hùng – PVEP POC
  • Nguyễn Ngọc Trung K93 – Giám đốc phát triển mỏ Cửu Long JOC
  • Đinh Quang Nhật K93 – Giám đốc PVD drilling DD
  • Hà Việt Thắng K93 – Giám đốc PVD service
  • Lê Trần Minh Trí K97 – Phó tổng giám đốc công ty dầu khí Phú Quốc POC – K96
  • Senior Geologist Cao Lê Duy – Phú Quốc POC
  • Petroleum Engineers Huỳnh Thanh Nhã, Lê Minh Thái, Nguyễn Quốc Hưng K92
  • Project Engineer Nguyễn Thành Dũng K91 (hiện là Deputy General Manager in-charge of Development Department, PQ POC)
  • Phạm Công Thanh Vinh K2002 – Phó chủ tịch Tổng công ty Fecon, Chủ tịch công ty Fecon South
  • Lê Bá Thông K79 – Chủ tịch công ty 3T
  • Nguyễn Tài Năng – Tổng giám đốc công ty Đất Xanh
  • Hoàng Trọng Việt Hùng K95 – Cựu Phó tổng Tập đoàn Cao Su Đồng Nai

2. CƠ HỘI LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ CHUYÊN NGHIỆP

Trong quá trình học tập, sinh viên Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Dầu khí và sinh viên Chuyển tiếp Quốc tế ngành Kỹ thuật Dầu khí của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) luôn được khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi quốc tế, tham dự hội thảo toàn cầu, thực tập nước ngoài, rèn giũa kỹ năng mềm…

Thêm vào đó, ngay khi vừa tốt nghiệp, các bạn sẽ có cơ hội làm việc/ cộng tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm sau khi được tuyển dụng bởi các đơn vị đối tác của nhà trường. Danh sách này bao gồm:

  • Các công ty trực thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam: PVEP, PVGAS, PTSC, PVD, Phú Quốc POC, Biển Đông POC…
  • Các công ty liên doanh và điều hành chung: Hoàn Vũ JOC, Hoàng Long JOC, Cửu Long JOC, Petronas, JVPC, Vietsovpetro…
  • Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp các tỉnh, Sở Khoa học công nghệ & môi trường các tỉnh
  • Viện Dầu khí, trường đại học, xí nghiệp khoan & khai thác nước ngầm

Sinh viên ngành Kỹ thuật Dầu khí thuộc chương trình Chất lượng cao và Chuyển tiếp Quốc tế luôn được các nhà tuyển dụng nước ngoài (ExxonMobil, Unocal, BP, Rosneft, Weatherford, Baker Hughes, Schlumberger, Geoservices, Halliburton, BJ) đánh giá rất cao về trình độ chuyên môn cùng thái độ làm việc. Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên xuất sắc của khoa hiện đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các công ty/ tập đoàn dầu khí hàng đầu.

Không chỉ dừng lại ở đó, hòa trong xu hướng chuyển dần từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang tiêu thụ năng lượng tái tạo trên toàn cầu, các kỹ sư dầu khí tương lai xuất thân từ Trường Đại học Bách khoa có thể tham gia tích cực vào quá trình này, từ đó đảm bảo khai thác đúng cách những nguồn năng lượng truyền thống, đồng thời phát triển nguồn năng lượng sạch một cách bền vững trong tương lai.

3. NGUỒN HỌC BỔNG DỒI DÀO

Hiện nay, nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ quan tâm cung cấp học bổng khuyến khích học tập cho các sinh viên thuộc nhóm ngành này.
Khi theo học ngành Kỹ thuật Dầu khí chương trình Chất lượng cao và Chuyển tiếp Quốc tế tại Trường Đại học Bách khoa, sinh viên được trang bị đầy đủ hành trang để trở thành công dân toàn cầu, từ đó dễ dàng đạt nhiều học bổng uy tín.

Trên thực tế, nhiều cựu sinh viên đã nhận được những học bổng thạc sỹ, tiến sỹ ở Mỹ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc với tổng giá trị học bổng lên đến 2-5 tỷ đồng/suất. Đồng thời, mạng lưới cựu sinh viên ngành dầu khí của Bách khoa có mặt rộng khắp. Nhiều người nắm giữ vị trí lãnh đạo các tập đoàn dầu khí lớn hoặc giảng dạy tại những đại học uy tín trong, ngoài nước luôn nhiệt tình hỗ trợ và giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên vừa tốt nghiệp.

4. MẠNG LƯỚI CỰU SINH VIÊN RỘNG KHẮP

Khoa Kỹ thuật Dầu khí của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) tự hào là một trong những đơn vị đào tạo ngành dầu khí tiên phong của cả nước. Các cựu sinh viên xuất thân từ khoa hầu như có mặt ở mọi công ty/ tập đoàn dầu khí lớn trong và ngoài nước.

Suốt nhiều năm qua, cộng đồng cựu sinh viên Kỹ thuật Dầu khí luôn phát triển mạnh mẽ và trở thành chỗ dựa vững chắc cho những thế hệ đàn em. Đặc biệt, các cựu sinh viên còn thường xuyên giao lưu, hướng dẫn, hỗ trợ và kết nối từng lứa tân kỹ sư của khoa với nhiều doanh nghiệp đầu ngành.

5. TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

Như chúng ta đều biết, những người làm việc trong ngành Dầu khí có thể nhận được mức lương rất tốt so với mặt bằng chung. Hơn nữa, chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ, công nhân viên và người thân của họ cũng đặc biệt toàn diện và hào phóng. Vì vậy, nhiều gia đình đã khuyến khích con em duy trì truyền thống gia đình bằng cách tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trên con đường này tại khoa Kỹ thuật Dầu khí của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).

Nếu đang quyết định dấn thân vào lĩnh vực Dầu khí, bạn hãy tham khảo ngay hai chương trình đào tạo tiên tiến hoàn toàn bằng tiếng Anh của Trường Đại học Bách khoa trong đường link bên dưới nhé!
Chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Dầu khí
Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế ngành Kỹ thuật Dầu khí

Bài viết liên quan
Dầu khí – khát nguồn nhân lực chất lượng cao
Cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho kỹ sư dầu khí
Dầu khí Bách khoa: Đẩy mạnh hoạt động phân khúc hạ nguồn và năng lượng bền vững

Bài: XUÂN MAI

Bài trước

Bài tiếp