Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Con gái học Xây dựng: Tại sao không?

Với nhiều bạn, việc nữ trở thành một kỹ sư không chỉ để chinh phục ước mơ, thể hiện bản lĩnh mà còn để minh chứng cho tuyên ngôn: Không có gì con gái không làm được.

Các bạn nữ đã bao giờ nghĩ đến việc kiến tạo những tòa nhà, những công trình dân dụng – công việc những tưởng chỉ dành cho các chàng trai sức dài vai rộng?

Với nhiều bạn, việc nữ trở thành một kỹ sư không chỉ để chinh phục ước mơ, thể hiện bản lĩnh mà còn để minh chứng cho tuyên ngôn: Không có gì con gái không làm được.

► Trịnh Trần Mai Kim Hoàng – nữ “siêu nhân” lớp Xây dựng K12

 

NGHỀ XÂY DỰNG VỐN ĐƯỢC KHUÔN ĐÚC CHO NAM GIỚI

Tính chất công việc nặng nhọc, nhiều nguy hiểm, áp lực nên đòi hỏi sức khỏe cao và sự kiên định. Hơn nữa, giám sát công trình và giao tiếp hiệu quả không phải là việc dễ dàng với phụ nữ vì hầu hết công nhân, kỹ sư khác trong ngành đều là đàn ông.

Vì thế, không phải bạn nữ nào cũng mạnh dạn theo đuổi ước mơ Kỹ sư Xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có những Kỹ sư Xây dựng thành công là nữ. Vậy, đâu là những lợi thế của họ khi theo học ngành này?

Con gái học Xây dựng: Tại sao không?

CON GÁI HỌC XÂY DỰNG: TẠI SAO KHÔNG?

1- Lớp học có nhiều nam

Bạn nữ học xây dựng khi bước vào lớp sẽ như “hoa lạc giữa rừng gươm”. Vừa đón nhận được sự ưu ái, giúp đỡ từ các bạn nam lại vừa được sự chú ý, quan tâm đặc biệt từ thầy cô. Không vì thế mà lơ là hay ỷ lại, thay vào đó, các bạn nữ năng nổ học hỏi, tìm tòi và cũng lăn xả hoạt động, bản lĩnh không kém cạnh các bạn nam. Sự hiện diện của bạn nữ như chút ít mưa rào cho cánh đồng khô đét mùa hạ, là luồng gió mới mát mẻ vào nơi đầy khô khan.

2- Nhiều hướng đi, nhiều ngành nghề

Nếu bạn là tuýp người thích tự do,  phiêu lưu, mạo hiểm và không sợ xa gia đình thì công việc giám sát công trình là phù hợp với bạn. Còn nếu bạn ngại nắng gió, không thích “nay đây mai đó”, thích làm việc với bàn giấy thì công việc thiên về tư vấn thiết kế, thẩm tra và đấu thầu sẽ là lựa chọn đúng đắn.

3- Phong cách lãnh đạo nữ tính (feminine leadership)

Các kỹ sư không chỉ làm không việc chuyên môn về kỹ thuật mà cũng phát triển kỹ năng lãnh đạo. Trong môi trường làm việc hiện đại, các nhà lãnh đạo cả nam và nữ đều hướng tới phong cách lãnh đạo nữ tính. Phong cách này đề cao vai trò, ý kiến của từng cá nhân trong tập thể để đạt được sự đa dạng nhóm, sự đồng thuận cùng hướng tới mục tiêu chung và hiệu quả công việc tối ưu.

HỌC CHẤT LƯỢNG CAO, MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ TẠI ĐH BÁCH KHOA TP.HCM

Hiện nay, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đang triển khai các chương trình đào tạo Chất lượng caoTiên tiến (4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM) và  Liên kết Quốc tế ( 2 năm đầu tại ĐH Bách Khoa TP.HCM, 2 năm cuối tại nước ngoài) các ngành học từ kỹ thuật, công nghệ đến quản lý. 

Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác Mỹ, Úc, Nhật công nhận chất lượng.

Chương trình không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn kèm thực hành, mà còn tích hợp giảng dạy tiếng Anh học thuật và kỹ năng mềm trong học kỳ Pre-University

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng chính quy của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM hoặc do trường ĐH đối tác chuyển tiếp tại Mỹ, Úc, Nhật cấp bằng.

★ Để được cập nhật liên tục về Thông tin Tuyển sinh ĐH 2016, vui lòngđăng ký tại đây.

 – Thực hiện: NGỌC MAI
(Ảnh: DECON)

Liên hệ tư vấn và nộp hồ sơ tại

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM – Văn phòng Đào tạo Quốc tế

Địa chỉ: 306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: (08) 7300.4183 | 016.9798.9798

Website: www.oisp.hcmut.edu.vn

E-mail: tuvan@oisp.edu.vn

Bài trước

Bài tiếp